(DOC) vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, và Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC) chưa có nhiều tiến triển.
Những động thái cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, và những phản ứng của các bên có liên quan tranh chấp, nhất là Philippines, khiến cho Bắc Kinh cảm thấy lo ngại cho môi trường an ninh xung quanh. Điều này bắt buộc Trung Quốc phải tăng cường các biện pháp trong việc lôi kéo một số quốc gia láng giềng về phía mình. Bằng phương thức “ngoại giao kinh tế và viện trợ”, Trung Quốc tích cực lôi kéo một số quốc gia Đông Nam Á đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á lục địa như Lào, Campuchia, Myanmar trở thành “đồng minh” của mình, và gia tăng áp lực đối với các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với mình ở khu vực.
1.2. Tình hình Trung Quốc và Lào
1.2.1. Tình hình Trung Quốc
1.2.1.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc chính trị, kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI đang làm thay đổi môi trường địa-chính trị và trật tự châu Á, nhất là ở Đông Á, trong đó lấy Trung Quốc làm trung tâm. Điều này đang thu hẹp tầm ảnh hưởng của nhiều nước lớn khác, trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Những biến đổi này đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với hợp tác và phát triển của khu vực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc được thể hiện cụ thể trên từng lĩnh vực.
a. Lĩnh vực kinh tế:
Trong hơn 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thu được thành tựu phát triển vượt bật. Nếu như năm 1978, GDP của Trung Quốc lục địa mới chỉ chiếm khoảng 1% GDP thế giới với con số hết sức khiêm tốn gần 21 tỷ USD, thì đến 2007 tăng lên 5% với con số là 3280 tỷ USD. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, GDP của nước này tăng nhanh một cách kỷ lục với con số từ 1500 tỷ USD năm 2004 lên 4399 tỷ USD vào năm 2008, chiếm tới 5,8% GDP của thế giới, vượt Đức, trở thành
nước lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản. Đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với mức tăng trưởng 10,3%, GDP đạt 6040 tỷ USD. Năm 2012, mặc dù tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn đạt ngưỡng khả quan là 7,8%, GDP cả năm đạt gần 7900 tỷ USD.
Về ngoại thương, Trung Quốc từ 2004 đã trở thành cường quốc xuất nhập
khẩu đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản, từ vị trí 32 với 20,6 tỷ vào năm 1978 tăng lên vị trí thứ 3 với con số đạt trên 2170 tỷ USD và mức thặng dư mậu dịch là hơn 226 tỷ vào năm 2007. Từ nửa sau 2008, mặc dù có tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính thế giới, ngoại thương của Trung Quốc năm 2008 vẫn duy trì ở mức lớn, đạt tốc độ tăng trưởng là 9,7% với con số là 2561,6 tỷ USD và mức thặng dư mậu dịch là 295,4 tỷ USD10. Trong năm 2007, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản và Hàn Quốc và gần sánh ngang Mỹ trong buôn bán với Đông Nam Á. Đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm của Trung Quốc đạt 3866,6 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 201111. Chính sự bùng nổ và thặng dự mậu dịch lớn góp phần chính yếu làm cho Trung Quốc từ thập niên đầu của thế kỷ XXI trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với con số trên 1500 tỷ USD vào năm 2007 và lên đến 3300 tỷ vào năm 201212. Với nguồn vốn dồi dào này, Trung Quốc có tiềm lực lớn không chỉ phát triển đầu tư trong nước, mà còn là công cụ hộ trợ đắc lực cho “chính sách ngoại giao tiền bạc”, mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Về đầu tư nước ngoài, Trung Quốc từ giữa những năm 90 đã trở thành trung
tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), nước nhiều nhất trong số các nước đang phát triển. Với FDI năm 1983 đạt 916 triệu USD, con số đó tăng lên trên 770 tỷ vào năm 2007 với mức tăng bình quân hàng năm là trên 20%, khoảng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP. Vào năm 2011, con số đầu tư