Xem thêm: http://clv-

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 66 - 68)

triangle.vn/portal/page/portal/clv_vn/823461/823663?p_page_id=823663&pers_id=817665&folder_id=&ite m_id=4958491&p_details=1 truy cập ngày 28/8/2013

Về thương mại biên giới: Là một tỉnh biên giới phía Tây nam, có đường biên giáp với 3 quốc gia Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Lào và Myanmar, Vân Nam luôn được đánh giá là một trong những mũi tiên phong trong chiến lược Đại khai phát miền Tây. Kinh tế Vân Nam phát triển đồng nghĩa với việc đây sẽ là nguồn cung cấp hàng hóa vô cùng lớn cho thị trường các nước giáp biên vốn còn kém phát triển. Mặt khác, trong chiến lược củng cố và gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc tới các quốc gia thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong, thì Vân Nam được coi là “đầu mối” cực kỳ quan trọng trong chiến lược này của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Vân Nam là tỉnh duy nhất của Trung Quốc có đường biên giới giáp Lào, vì vậy tỉnh này đóng vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc với Lào.

Trong những năm trước đây, đặc biệt là năm 2004, Myanmar và Việt Nam lần lượt là đối tác thương mại lớn thứ nhất và thứ hai của Vân Nam trong các nước Đông Nam Á lục địa, Lào được đánh giá là đối tác lớn thứ 4. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2011 Lào đã trở thành thị trường nước ngoài lớn thứ hai của Vân Nam và Vân Nam cũng là địa phương có mối quan hệ kinh tế mạnh nhất với Lào. Tính đến tháng 3 năm 2011, riêng tỉnh Vân Nam đã có tới 126 dự án đầu tư tại Lào với số vốn đầu tư 0,731 tỷ USD, vốn thực tế đã giải ngân là 0,275 tỷ USD, đồng thời hạn ngạch đấu thầu của tỉnh Vân Nam ở Lào lên tới con số 0,5 tỷ USD,50 thương mại song phương đạt 265 triệu USD, tăng 30% so với năm 2010.51 Nhìn lại quá khứ, trong giai đoạn 1991 – 1995, kim ngạch thương mại Vân Nam – Lào chiếm 40% tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc – Lào, giai đoạn 1996 – 2000 chiếm 51%. Điều này cho thấy rằng, quan hệ thương mại Vân Nam – Lào đã có một vị trí quan trọng trong mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – Lào. Đặc biệt, kể từ những năm đầu của thế kỷ XXI, kim ngạch thương mại song phương Vân Nam – Lào đã tăng rõ rệt và nhanh chóng. Có thể theo dõi bảng dưới đây:

50http://yn.wenweipo.com/whshidian/ShowArticle.asp?ArticleID=14165

Bảng 2.5: Kim ngạch thương mại Vân Nam - Lào giai đoạn 2000 – 201252

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng kim ngạch Chiếm tỷ lệ % trong tổng giá trị

thương mại Trung Quốc – Lào

2000 19,26 46,9% 2003 21,12 19,4% 2004 33,76 29,7% 2005 42,13 32,7% 2006 69,23 31,8% 2007 83,39 33,5% 2008 110,46 26,5% 2009 155,01 20,8% 2010 203,80 19,3% 2011 265,00 20,3% 2012 340,00 28,3%

Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại giữa Vân Nam và Lào đạt khoảng 300 triệu USD, chiếm khoảng 17,3% tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc – Lào.53 Chỉ trong vòng 10 năm, kim ngạch thương mại Vân Nam – Lào đã tăng gấp hơn 13 lần, điều này khẳng định quan hệ kinh tế Vân Nam – Lào đang có những bước tiến triển lớn.

Mặc dù trong những năm vừa qua có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, quan hệ thương mại Vân Nam – Lào vẫn còn tồn tại những thách thức, khó khăn nhất định. Hàng hóa của Vân Nam xuất khẩu sang Lào chất lượng còn

52 Xem thêm: http://www.yn.xinhuanet.com/newscenter/2005-11/17/content_5612973.htm ;

http://www.nrct.go.th/th/Portals/0/data/%E0%B8%A0%E0%B8%95/2555/10/1stThai-Chinese_doc/Chinese- Presenters/LUGUAN~1.PDF ; http://www.asianewsnet.net/news-29236.html ;

http://www.seiofbluemountain.com/upload/product/200910/2007glhy09a21.pdf ;

http://asean.yunnan.cn/html/2011-09/15/content_1825181.htm ; http://yn.yunnan.cn/html/2011- 09/13/content_1819936.htm; http://topic.yngbzx.cn/qtb2study/1745.htm

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 66 - 68)