Tác động đến Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 78 - 81)

64 Xem thêm: Thông tấn xã Việt Nam, Bản tin Kinh tế quốc tế, số 46 năm 2008, tr 11.

3.1.1.Tác động đến Trung Quốc

Việc xác định gia tăng ảnh hưởng của mình tại Lào là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực. Nhìn nhận một cách thực tế, Trung Quốc đã và đang gặt hái được nhiều lợi ích trong việc gia tăng quan hệ với Lào trên các lĩnh vực.

Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, khi gia tăng quan hệ với Lào, Trung Quốc luôn coi mình là một nước lớn đang giúp đỡ cho một nước nhỏ. Với sức mạnh kinh

tế, Trung Quốc hào phóng dành cho Lào những khoản viện trợ, những khoản vay đặc biệt và những dự án đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, trong tính toán của Trung Quốc, cái mà họ thu lại được sau những khoản đầu tư và viện trợ ấy sẽ còn nhiều hơn so với những gì mà họ bỏ ra. Trong quá trình phát triển của mình, Trung Quốc đang khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước. Nguồn tài nguyên trong nước không thể đủ phục vụ cho nhu cầu phát triển nội địa. Điều này buộc Trung Quốc phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm và Lào là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều. Chính vì vậy, Lào được coi như nguồn cung cấp nguyên liệu thô đáng kể đối với Trung Quốc, nhất là cho khu vực các tỉnh phía Tây Nam quốc gia này, đặc biệt là Vân Nam.

Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông ở Lào, trước mắt có thể xem như phục vụ cho sự phát triển của Lào nhưng sâu xa hơn chủ yếu phục vụ cho lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Có thể thấy những tuyến đường Trung Quốc xây dựng giúp Lào đều nối liền từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đi dọc đất Lào và kết nối với các nước láng giềng khác như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam. Trung Quốc đang xây dựng cho mình một mạng lưới giao thông xuyên suốt từ các tỉnh Tây Nam của nước mình qua các nước Đông Nam Á lục địa. Từ đây thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến các nước láng giềng, thúc đẩy thương mại các tỉnh Tây Nam phát triển, nhằm đạt được sự cân bằng trong phát triển vùng miền của Trung Quốc. Ngoài việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực, nước này cũng vẫn phải nhập khẩu các loại tài nguyên thiên nhiên từ Lào cũng như các nước ASEAN lục địa khác.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Lào đồng thời văn hóa Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Lào. Phía Trung Quốc tích cực quảng bá hình ảnh đất nước và con người Trung Quốc đến với người dân Lào. Bên cạnh đó, lực lượng người Hoa ở Lào không những giúp Trung Quốc truyền bá văn hóa Trung Hoa ở Lào mà họ còn là động lực chính để lưu giữ và phát huy hơn những giá trị văn hóa của Trung Hoa trên đất Lào. Đồng thời, sự phát triển

ngày càng mạnh mẽ của hệ thống giáo dục tiếng Hoa ở Lào góp phần giúp Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn nữa ảnh hưởng mềm của Bắc Kinh đối với Lào. Bên cạnh đó, lượng dân di cư Trung Quốc sang Lào chủ yếu là nam giới có xu hướng lựa chọn kết hôn với phụ nữ sở tại. Điều này rất có lợi cho những người Hoa này, một là họ có thể duy trì “hương hỏa” cho gia tộc, hai là kết hôn với dân sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc buôn bán và đầu tư ở Lào. Việc thông hôn này cũng tạo cơ sở vững chắc cho xã hội người Hoa, tạo điều kiện cho người Hoa và người Lào chung sống với nhau, người Hoa cũng dễ dàng hội nhập vào trong xã hội Lào. Số lượng người Hoa ở Lào ngày một tăng lên sẽ trở thành một trong những trợ lực cho chính phủ Trung Quốc trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng đối với Lào.

Đối với chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng và chiến lược khu vực

của Trung Quốc: hiện nay, quốc lực của Trung Quốc không ngừng gia tăng, đây là

cơ sở vững chắc để Trung Quốc triển khai chính sách đối ngoại có tính chủ động. Thế và lực ngày càng lớn hỗ trợ Trung Quốc thúc đẩy và mở rộng lợi ích quốc gia trên trường quốc tế, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế và khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ. Trong giai đoạn mới này, trọng tâm của cục diện thế giới đang dịch chuyển sang khu vực châu Á - TBD khi Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và Mỹ thì tuyên bố chiến lược “tái cân bằng”. Điều này khiến môi trường an ninh của Trung Quốc đang phải đứng trước những thách thức.

Để đối phó lại chiến lược này của Mỹ, Trung Quốc buộc phải tìm thêm những quốc gia có quan hệ thân cận, những sân sau vững chãi nhằm ủng hộ mình trong các vấn đề quốc tế cũng như sẽ là những bến đỗ an toàn cho việc gia tăng ảnh hưởng của một cường quốc mới nổi nhằm tạo vị thế cạnh tranh với Mỹ trong một trật tự thế giới mới này, và Đông Nam Á là một trong địa bàn cạnh tranh chiến lược quan trọng của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản là những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, và ASEAN không chỉ là đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc mà khu vực này còn là phạm vi gia tăng ảnh hưởng truyền thống và quan trọng của Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gia tăng ở khu vực. Trong cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc là

quốc gia đang có thế hơn trong vị thế địa chính trị ở khu vực, nhất là trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – ASEAN ngày càng gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư. Trung Quốc mong muốn nắm giữ được vai trò chủ đạo tại đây, từ đó có thể đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực, làm thất bại chiến lược quay trở lại châu Á - TBD của Mỹ, tăng cường vị thế và vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế. Theo đó, việc gia tăng quan hệ với Lào là một trong những bước đi quan trọng để Trung Quốc có thể gia tăng can dự vào ASEAN, giảm thiểu những tác động từ sự kiềm chế của Mỹ đối với Bắc Kinh. Trung Quốc đầu tư vào Lào, coi Lào là vị trí mắt xích quan trọng, là một trong những huyết mạch để tiến xuống khu vực Đông Nam Á, đồng thời hy vọng lôi kéo Lào ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Nước này thực sự mong muốn Lào sẽ cung cấp một “bệ phóng” cho bước tiến chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc một cách mạnh mẽ tới Lào cũng đem lại một số hệ lụy nhất định đối với Bắc Kinh, đó là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực, các nước nhỏ, trong đó có Lào, cũng tỏ ra lo lắng đối với việc phải duy trì trạng thái cân bằng giữa các bên. Điều đó, dẫn đến việc Lào không khỏi lo lắng trước sức ép đem lại từ việc Trung Quốc ảnh hưởng quá mạnh ở quốc gia này. Đồng thời, việc quá nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc có thể kèm theo các hệ lụy khác, ở mức độ nào đó, có thể tạo sự “nghi ngờ” của Viêng Chăn đối với Bắc Kinh.

bật trong những lợi ích kinh tế mà Lào đạt được khi gia tăng quan hệ với Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 78 - 81)