Trung Quốc đã sẵn sàng đảm bảo cho tình trạng của nước này thông qua việc tăng cường viện trợ, đầu tư, thương mại. Những khoản trợ cấp xuất khẩu cùng những khoản vay không lãi suất đã giúp ổn định đồng kíp của Lào. Đánh dấu cho việc mở rộng hợp tác trên lĩnh vực kinh tế của hai nước phải kể đến chuyến thăm của chủ tịch Giang Trạch Dân đến Lào vào năm 2000. Chuyến thăm đã mở đường cho các trao đổi ở cấp chính phủ, cấp doanh nghiệp và giữa nhân dân hai nước. Kể từ đây, hàng loạt thỏa thuận song phương trên nhiều lĩnh vực từ hợp tác kinh tế, kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư và ngân hàng đã được ký kết giữa hai nước. Những hoạt động của Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Lào cũng ngày càng được mở rộng. Có thể theo dõi 2 bảng dưới đây để thấy rõ hơn những bước phát triển trong quan hệ kinh tế của Trung quốc với Lào giai đoạn này:
Bảng 2.1: Thống kê tình hình mậu dịch Trung – Lào, 1999 – 200230
Năm
Hạn nghạch mậu dịch song phương Trung-Lào
(Triệu USD)
Trung Quốc xuất khẩu sang Lào
(Triệu USD)
Lào xuất khẩu sang Trung Quốc
(Triệu USD)
1999 31,72 22,16 9,56
2000 40,84 34,42 6,42
2001 61,87 54,41 7,46
2002 63,95 54,30 9,65
Bảng2. 2:Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Lào từ năm 1991 đến 200231
Đơn vị: USD Năm Lĩnh vực Tổng dự án Tổng vốn
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Dự án Vốn Dự án Vốn Dự án Vốn 1991 - - 2 2.209.600 1 500.000 3 2.709.600 30 Nguồn: dẫn theo [6, tr.45].
1992 - - 4 16.000.000 4 1.095.631 8 17.095.631 1993 2 1.227.475 5 3.012.000 9 5.395.000 16 9.634.475 1993 2 1.227.475 5 3.012.000 9 5.395.000 16 9.634.475 1994 - - - - 1995 1 997.000 - - 1 7.500.000 2 8.497.000 1996 1 400.000 2 2.000.000 2 600.000 5 3.000.000 1997 - - 2 3.102.000 2 708.838 4 3.810.838 1998 - - 3 4.077.610 2 2.138.900 5 6.216.510 1999 1 878.763 5 41.534.813 - 6 42.413.576 2000 1 2.000.000 5 6.982.800 4 423.000 10 9.405.800 2001 1 1.550.000 5 2.120.000 3 1.345.000 9 5.015.0 00 2002 - - 7 54.482.796 3 870.000 10 55.352.796
Nguồn: Dept of Investment, MPI, 2009.
Với số liệu cụ thể như trên, có thế thấy rằng Trung Quốc ngày càng mở rộng quy mô đầu tư với nguồn vốn lớn cũng như gia tăng quan hệ thương mại với Lào. Với sức mạnh về kinh tế, Trung Quốc đang sử dụng chính sức mạnh này như một mũi tên nhanh nhất để có thể đạt được mục đích là gia tăng ảnh hưởng tại Lào.
2.2.2. Thực trạng quan hệ kinh tế hai nước giai đoạn 2003-2012
Trong quá trình gia tăng ảnh hưởng tại Lào thông qua con đường kinh tế, Trung Quốc luôn có sự quán triệt nhất quán từ trên xuống dưới. Ở cấp vĩ mô, chính phủ Trung Quốc nắm vai trò trong việc điều hành, chỉ đạo thống nhất quan hệ hợp tác với Lào, chịu trách nhiệm đầu tư vào các công trình trọng điểm. Ở cấp vi mô, nhà nước đứng ra bảo lãnh vốn và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào Lào. Trung Quốc ngay từ đầu đã xác định từ hợp tác về kinh tế - thương mại thông thường sẽ dần đi đến mở rộng sự hợp tác đầu tư trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Thông qua con đường hợp tác, đầu tư kinh tế với chiến lược khôn khéo, linh hoạt, không ồn ào nhưng rất khẩn trương, Trung Quốc chủ trương đầu tư toàn diện vào các ngành nghề, lĩnh vực tại các vùng của Lào, trong đó chú trọng đến các dự án lớn phục vụ cho mục đích nhanh chóng thâm nhập vào Lào, biến nước này thành
thị trường tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu cho các tỉnh miền Nam Trung Quốc, đồng thời sẽ là cửa ngõ để tiến sâu vào Đông Nam Á. Trung Quốc cũng hết sức quan tâm thúc đẩy, lôi kéo Lào tham gia vào kế hoạch phát triển “Tứ giác kinh tế” bao gồm Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar gắn với phát triển kinh tế ở khu vực miền Tây Nam nước này. Trong khoảng năm 2007 – 2008, Trung Quốc đã phối hợp với chính phủ Viên Chăn và chính quyền 9 tỉnh Bắc Lào để soạn thảo kế hoạch xây dựng đề án quy hoạch tổng thể, phát triển khu công nghiệp cho 9 tỉnh Bắc Lào. Gắn quy hoạch này với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, coi Vân Nam là đầu tàu kéo kinh tế 9 tỉnh Bắc Lào cùng phát triển đi lên.
Về hợp tác kinh tế song phương, do nhu cầu của cả hai bên, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – Lào đã không ngừng gia tăng nhanh chóng Hiện nay, Trung Quốc giữ vai trò là đối tác thương mại lớn thứ hai tại Lào, chỉ đứng sau Thái Lan.32 Những mặt hàng Trung Quốc chủ yếu xuất sang Lào là máy móc, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Lào xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ, lâm sản, nông sản, khoáng sản. Có thể xem bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Thống kê tình hình mậu dịch Trung – Lào, 2003 – 201133
Năm
Hạn nghạch mậu dịch song phương Trung-Lào
(Triệu USD)
Trung Quốc xuất khẩu sang Lào
(Triệu USD)
Lào xuất khẩu sang Trung Quốc
(Triệu USD) 2003 101,34 91,54 9,80 2004 113,54 100,88 12,56 2005 128,54 103,00 25,54 2006 218,30 168,70 49,60 2007 249,00 164,00 85,00