Vị trí của Lào trong chiến lược phát triển của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 41 - 43)

23 Tìm kiếm điểm tương đồng, gác lại điểm khác biệt

1.3. Vị trí của Lào trong chiến lược phát triển của Trung Quốc

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trở thành một cường quốc khu vực và đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu. Quốc gia này hiện đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á, nhằm biến khu vực này thành “sân sau” cho mình.

Là một quốc gia láng giềng phía Nam của Trung Quốc, Lào đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển hướng xuống phía Nam của quốc gia này. Trong quá trình gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Lào được xem như một chiếc cầu nối giữa quốc gia này với ASEAN lục địa. Không chỉ vậy, khi bước vào quá trình toàn cầu hóa, Lào trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị, và Trung Quốc trở thành một trong các nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất trong cuộc đua tranh tại đây.

Trong chiến lược phát triển kinh tế: Lào là một đất nước đa dạng, có cả đồng

bằng, cao nguyên, núi cao… và một trong những điều hấp dẫn của Lào là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng, khoáng sản vẫn còn hoang sơ. Quá trình trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho nước này tiêu thụ một lượng khổng lồ các nguồn nguyên nhiên vật liệu, đòi hỏi nước này phải tìm đến những nguồn cung cấp từ các nước khác. Với sức mạnh kinh tế và nguồn vốn đầu tư khổng lồ, Trung Quốc đã xây dựng ở Lào những hệ thống đường bộ, đường sắt nối liền miền Nam và Tây Nam của Trung Quốc với Lào và trong tương lai sẽ từ Lào xây dựng các tuyến đường khác đi sang các nước Myanmar, Thái Lan, Campuchia…Với vị trí và giao thông thuận tiện, cùng tài nguyên thiên nhiên còn chưa được khai thác nhiều, Lào đã trở thành thị trường cung cấp những nguyên vật liệu thô như khoáng sản, gỗ phục vụ cho phát triển của Trung Quốc. Ngoài ra, do nền kinh tế còn chậm phát triển, Lào đã trở thành một thị trường tiêu thụ lại hàng hóa của Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa đến từ các tỉnh miền Tây của Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng thị trường ra bên ngoài của các tỉnh miền Tây Trung Quốc nhằm

thực hiện cân bằng phát triển vùng miền ở nước này. Bên cạnh đó, với nền kinh tế thị trường còn khá hoang sơ nhưng giàu tiềm năng, Lào đang trở thành điểm hút đối với các nhà đầu tư kinh doanh Trung Quốc. Trong khi môi trường đầu tư quốc nội đang gặp phải tình trạng cạnh tranh gay gắt, họ đến Lào để tìm kiếm cơ hội làm ăn buôn bán ở đây, hiện tượng này cũng phần nào giúp Trung Quốc giảm bớt những khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm trong nước.

Trong chiến lược chính trị - ngoại giao: với vị trí địa chiến lược của Lào, Trung Quốc đã coi Lào là cửa ngõ thông tới các nước ASEAN. Gia tăng ảnh hưởng tại Lào, đối với bản thân lợi ích của Trung Quốc, sẽ khiến Lào ủng hộ Trung Quốc trong quan hệ song phương trong vấn đề “một Trung Quốc”. Đồng thời, Lào cũng sẽ có thể ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề đa phương như giúp Trung Quốc can dự sâu hơn vào các chương trình nghị sự của ASEAN theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong các vấn đề quốc tế, lôi kéo thêm Lào trở thành đồng minh khiến Trung Quốc có thêm sức mạnh trong việc ngăn chặn, đẩy lùi ảnh hưởng của các cường quốc khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Trung Quốc trực tiếp cạnh tranh và làm suy giảm ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, từ đó trở thành nước có ảnh hưởng lớn và toàn diện nhất tại Lào.

Trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng này, Trung Quốc với tư cách vừa là nước lớn vừa là nước láng giềng, đã thực hiện những biện pháp hữu hiệu trong cạnh tranh chiến lược. Trung Quốc đã xác định tiếp cận Lào bằng con đường kinh tế và thông qua kinh tế tiến tới hợp tác mở rộng với Lào trên các lĩnh vực khác như xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng… Với tiềm lực sức mạnh kinh tế khổng lồ, Trung Quốc hiện nay đã có một chỗ đứng vững chắc tại khu vực Bắc Lào, đây sẽ là bước đệm lý tưởng để Trung Quốc tiến sâu hơn xuống Trung Lào và Nam Lào, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận miền Trung và Tây nguyên của Việt Nam, miền Bắc của Campuchia, miền Đông của Thái Lan và Myanmar. Khi có được ảnh hưởng chính trị cũng như địa vị kinh tế vững chắc tại Lào, Trung Quốc sẽ dễ dàng gia tăng thêm

sức mạnh của mình trên cả đường bộ lẫn đường biển26 và rất có thể sẽ trở thành cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại Đông Nam Á.

Trong chiến lược an ninh – quốc phòng: là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Lào góp phần quan trọng trong việc tạo an ninh hòa bình ổn định ở môi trường xung quanh của nước này. Có được môi trường xung quanh thuận lợi, Trung Quốc mới có thể yên tâm phát triển cũng như gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực. Trong tình hình thực tế, phía Bắc Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ Mông Cổ trở thành đồng minh của Mỹ. Phía Tây Nam, Ấn Độ đang ngày một lớn mạnh và cạnh tranh với chính Trung Quốc. Phía Đông là hai đồng minh lớn của Mỹ: Hàn Quốc và Nhật Bản. Phía Nam, Myanmar với cải cách chính trị đang là địa bàn cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc; với Việt Nam vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề lãnh hải. Chỉ còn lại Lào là nơi Trung Quốc có thể chủ động giành ảnh hưởng theo hướng phục vụ lợi ích cho Trung Quốc. Với việc lấy kinh tế làm phương thức tiếp cận, Trung Quốc đang dần đẩy mạnh những hợp tác với Lào về an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo cho an ninh biên giới của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã và đang tạo được môi trường ổn định ở Lào, biến Lào thành “sân sau” vững chắc cho mình trong quá trình phát triển.

1.4. Tiểu kết

Trong thế kỷ mới, sự biến đổi mau lẹ của cục diện thế giới và khu vực đã đòi hỏi các nước phải có những thay đổi nhằm thích ứng với một bối cảnh. Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn mà điển hình là hai cực Mỹ và Trung Quốc. Giờ đây, khu vực châu Á - TBD đang trở thành điểm nóng và Đông Nam Á cũng đã trở thành một trong những tâm điểm quan trọng cho các cường quốc tranh giành ảnh hưởng chiến lược. Thông qua các diễn đàn đa phương, song phương, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo, các nước lớn đang tranh thủ lôi kéo từng nước thành viên ASEAN đi theo ảnh hưởng của mình. Những nhân tố trên buộc Trung Quốc phải nhìn nhận và điều chỉnh lại chính

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 41 - 43)