Tình hình nước CHDCND Lào:

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 112 - 114)

C. Các tài liệu khác:

6. Tình hình nước CHDCND Lào:

Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanmar ở phía tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1835 km.

Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.

Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm. Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao. Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975. Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóa và ẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan). Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.

Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái.

Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân kể tư năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độc tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 88 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khả quan, tuy nhiên cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng hơn 27.8% tổng số GDP và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%). Trong nửa cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu USD tiền viện trợ. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Nhờ có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những bước tiến đang kể. Lào đã đạt được bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm 2004 và gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO đầu năm 2013. Về lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa.

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)