Xu hướng về chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 92 - 96)

67 Vàng Pao trước đây là sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Lào Năm 1961,Vàng Pao trở thành chỉ huy một đạo quân bí mật thay cho những toán dân binh cũ đủ sức đương đầu với quân đội Pathet Lào Sau này, Vàng

3.2.1.Xu hướng về chính trị ngoại giao

Trung Quốc sẽ tăng cường ảnh hưởng sâu sắc hơn nữa về mặt chính trị - ngoại giao trong quan hệ với Lào. Trong lĩnh vực này, xu hướng mối quan hệ Trung Quốc với Lào được xem xét từ góc độ chịu ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài và những nhân tố đến từ bản thân hai nước.

Thứ nhất, những thay đổi trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung

Quốc đối với khu vực. Có thể thấy rằng, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là bảo

vệ lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị và văn hóa ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành quốc gia có ảnh hưởng quyết định tới tiến trình phát triển của thế giới trong thế kỷ này. Chính vì vậy, Đông Nam Á là hướng ưu tiên trong chiến lược của Trung Quốc. Đối với khu vực này, Trung Quốc từng bước thay đổi phương châm hành động từ “giấu mình chờ thời” sang chủ động đấu tranh và bảo vệ lợi ích dân tộc, đồng thời mở rộng ảnh hưởng ở khu vực trong kế hoạch chung xây dựng hình ảnh một nước lớn với cộng đồng quốc tế. Trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, xử lý tốt quan hệ với các nước xung quanh luôn đặt ở vị trí quan trọng nhất. Môi trường xung quanh của Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp vì thế Trung Quốc đang tích cực tham gia hợp tác và giao lưu với các tổ chức quốc tế, thông qua vận dụng tất các các tiềm lực và biện pháp ngoại giao để làm cho ngoại giao với các nước xung quanh của nước này thu được những kết quả thực chất, từ đó tạo ra môi trường xung quanh tốt đẹp để thực hiện phát triển hòa bình, góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trung Quốc tiếp giáp với 15 quốc gia trên bộ và 7 quốc gia trên biển. Quan sát các quốc gia láng giềng và khu vực lân cận Trung Quốc có thể thấy: phía Bắc nước láng giềng Mông Cổ đang có chiều hướng ngả theo Mỹ, bằng chứng là việc

nước này gia nhập “Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu” (OSCE) thực chất do Mỹ làm chủ đạo và tương lai có thể gia nhập “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO). Đây là một động thái bất lợi cho Trung Quốc, là một biểu hiện của việc Mông Cổ đang rời xa Trung Quốc; phía Tây Bắc giáp với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ thì ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này không thể so sánh với Nga. Với nước láng giềng phía Tây Nam - Ấn Độ, Trung Quốc còn đang phải chịu tác động lớn về quốc gia đang bắt đầu trỗi dậy này, Trung Quốc cũng ra sức kiềm chế Ấn Độ tuy nhiên động thái này đang còn gặp phải những khó khăn lớn do sự lớn mạnh của Ấn Độ. Đông Bắc Á cũng không phải là trung tâm trong địa chính trị của Trung Quốc do có hai đồng minh lớn của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, hơn nữa khu vực này rất nghèo tài nguyên thiên nhiên. Chỉ còn lại Đông Nam Á là vùng đất màu mỡ, lại có lợi ích kinh tế và vị trí chiến lược quan trọng. Chính vì vậy, Đông Nam Á là khu vực thuận lợi nhất để Trung Quốc có thể thực hiện một cách toàn diện chiến lược ngoại giao của mình.

Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài kinh tế khiến những đồng minh thân cận hoặc đối tác gần gũi với Mỹ cũng không thể chối từ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, chiến lược Trung Quốc sử dụng cho khu vực ASEAN này không chỉ là thương mại và đầu tư trước mắt mà thực chất là xây dựng mối quan hệ gần gũi để phục vụ cho các lợi ích chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Là một thành viên của ASEAN, Lào với vị trí chiến lược là nước láng giềng phía Nam Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược vươn tầm ảnh hưởng hướng Nam của nước này.

Thứ hai, căng thẳng trong tranh chấp biển Đông của Trung Quốc với một số

các quốc gia ASEAN đang ngày một phức tạp. Về phía Trung Quốc, nước này chủ

động “nâng cấp” vấn đề chủ quyền ở Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi” sánh ngang với các vấn đề chủ quyền khác như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương. Trung Quốc từ chối quốc tế hóa vấn đề biển Đông, không chấp nhận đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp ở khu vực biển này, đồng thời đẩy mạnh khả năng kiểm soát khu vực Biển Đông với những động thái nhằm tuyên bố chủ quyền và kiểm soát

thực tế trên Biển Đông. Trung Quốc đã coi Biển Đông là “sân sau” quan trọng để bảo vệ đại lục trước các cuộc tấn công từ biển. Nếu như trên đất liền, Trung Quốc chỉ có thể tạo được ảnh hưởng chiến lược đối với 3 quốc gia giáp ranh (Lào, Myanmar và Việt Nam), thì trên biển, mà cụ thể là Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị đang gia tăng của mình, hải quân Trung Quốc đang chuyển hướng sang các hoạt động viễn dương. Do vậy, Biển Đông giờ trở thành khu vực để Trung Quốc tập dượt và là bàn đạp để vươn ra ngoài. Ngoài ra, vào thời điểm hiện tại, sự ổn định của Trung Quốc phụ thuộc vào sự ổn định nguồn cung năng lượng và tự do hàng hải. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển lại thuộc về hải quân Mỹ. Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và eo biển Malacca. Vì vậy, bảo vệ lợi ích cốt lõi trên Biển Đông trở thành vấn đề vô cùng quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc.

Về phía các quốc gia ASEAN, do tác động bên ngoài và những lợi ích khác nhau, các nước ASEAN có những quan điểm khác nhau trong vấn đề Biển Đông. Thậm chí các nước yêu sách trong ASEAN, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đôi khi cũng không có tiếng nói chung. Trong số các quốc gia yêu sách, Việt Nam và Philippines là hai quốc gia có nhiều “va chạm” nhất với Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, cả hai đều là những quốc gia chủ động nhất kêu gọi sự đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Kể từ khi Mỹ tuyên bố chiến lược “tái cân bằng châu Á”, Philippines đã chủ động đưa ra các sáng kiến mới tại các diễn đàn của ASEAN. Mặc dù là quốc gia có yêu sách tại Biển Đông nhưng Malaysia và Brunei lại không bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp trên biển và họ thường chú trọng nhiều hơn đến mối quan hệ với Trung Quốc. Trong số các quốc gia không có yêu sách, Singapore và Indonesia có quan điểm trung lập. Họ không ủng hộ yêu sách của bất kỳ bên nào. Indonesia có truyền thống đóng vai trò trung gian hòa giải, tổ chức nhiều hội thảo về quản lý xung đột tiềm tàng tại Biển Đông trong hơn 20

năm qua nên tích cực thúc đẩy quan điểm chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Vai trò trung gian hòa giải tích cực của Indonesia trong vấn đề Biển Đông giúp củng cố hình ảnh của quốc gia này - một trong những thành viên tin cậy nhất trong ASEAN. Lào, Thái Lan và Myanmar không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông, do vậy họ rất ít khi thể hiện quan điểm của mình. Trong khi đó, Campuchia - quốc gia có mối quan hệ kinh tế và chính trị gắn bó với Trung Quốc - ở mức độ nào đó, ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc. Trong bối cảnh cụ thể như vậy, việc gia tăng ảnh hưởng tại Lào sẽ giúp Trung Quốc lôi kéo Lào trở thành “đồng minh” của mình giống như Campuchia hoặc ít nhất cũng sẽ giữ Lào ở vị trí trung lập, không phản đối Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, Trung Quốc đã nhìn nhận bài học từ trường hợp của Myanmar. Myanmar có một vị trí quan trọng trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây được đánh giá là chỗ dựa chiến lược để Trung Quốc kiểm soát khu vực Đông Nam Á và là cửa ngõ để Trung Quốc tiến ra Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó, Myanmar còn có thể giúp Trung Quốc kiềm chế Ấn Độ. Trong nhiều thập niên qua, Myanmar bị phương Tây cô lập và trừng phạt nhưng Trung Quốc lại không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình tại quốc gia này và trở thành nước duy nhất có ảnh hưởng mạnh mẽ tại đây. Tuy nhiên, sau khi chính quyền dân sự của tổng thống Thein Sein lên nắm quyền năm 2011 và bắt đầu những cải cách dân chủ, mở cửa nền kinh tế, Mỹ và phương Tây đã từng bước bãi bỏ lệnh cấm vận với nước này. Việc Myanmar gia tăng quan hệ với Mỹ là điều khiến Trung Quốc vô cùng lo lắng bởi một khi Myanmar nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ thì mối nguy hại đối với Trung Quốc sẽ rất khó lường. Trung Quốc không thể không quan ngại về một tương lai sẽ mất đi một đồng minh thân cận, chịu ảnh hưởng sâu sắc của mình. Với việc Mỹ gia sức can thiệp cũng như gia tăng ảnh hưởng của mình tại Myanmar trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã mất đi phần nào vị trí “độc tôn” của mình ở quốc gia này. Từ trường hợp của Myanmar, Trung Quốc trên đà đang có lợi thế ở Lào, chắc chắn không muốn có thêm một sự cạnh tranh với Mỹ bên cạnh việc cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam ở Lào, chính vì vậy Trung Quốc sẽ càng nỗ lực hơn nữa

trong tương lai để đảm bảo vị thế của mình ở đất nước triệu voi, nhằm củng cố vững chắc bàn đạp sân sau cho chiến lược dài hơi của mình.

Với những thay đổi trong bối cảnh khu vực trên, mối quan hệ Trung Quốc với Lào trên lĩnh vực ngoại giao, chính trị sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Với vai trò là chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2016, Lào sẽ trở thành một nhân tố quan trọng có thể giúp Trung Quốc thực hiện việc chia rẽ đoàn kết ASEAN và chi phối chính khu vực này đi theo ảnh hưởng của mình.

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 92 - 96)