Đường lối “Phát triển một cách hoà bình”, đi ra ngoài cùng làm giàu và cùng thắng được đưa ra từ Đại hội XVI (2002) và “Phát triển hài hoà” đưa ra từ Đại hội XVII (2007).

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 34 - 37)

phương hóa” của Giang Trạch Dân. Từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, chính sách “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” của ông được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Có thể thấy rõ nét hơn trong thực tế việc Trung Quốc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế, chính trị nội tại hay kinh tế đều thể hiện sự chủ động, tích cực và uyển chuyển trong phương thức.

Nguồn gốc trực tiếp đưa đến quan điểm trỗi dậy hòa bình hoặc phát triển hòa bình như hiện nay bắt nguồn từ luận điểm của Đặng Tiểu Bình về hòa bình và phát triển trong những năm 1970. Tháng 12/2003, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức đề cập đến khái niệm “phát triển hòa bình”. Có thể thấy những hướng chính trong chính sách này của Trung Quốc: Một là, không ngừng nâng cao quốc lực tổng hợp trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hiện bốn mục tiêu hiện đại hóa. Hai là, thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng hệ thống pháp luật tương ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Ba là, xây dựng trật tự chính trị - kinh tế quốc tế mới thúc đẩy phát triển văn minh và dân chủ chính trị quốc tế theo hướng ngày càng có lợi cho Trung Quốc. Bốn là, xây dựng tư duy quan điểm an ninh mới, trong đó nhấn mạnh an ninh và phát triển của Trung Quốc không thể tách rời hòa bình, an ninh khu vực châu Á - TBD. Năm là, thực thi chiến lược đối ngoại trên quan điểm lợi ích mới, thúc đẩy giao lưu giữa các nền văn minh, chế độ chính trị. Đặc biệt cần có tầm nhìn lâu dài và sâu rộng hơn về lợi ích quốc gia trong mối quan hệ với lợi ích của thế giới. Sáu là, xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tham gia sâu vào các cơ chế kinh tế và chính trị quốc tế và việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc tế.

Có thể khẳng định mục tiêu xuyên suốt trong phát triển của Trung Quốc là đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới và xác lập vai trò nước lớn của Trung Quốc ở châu Á - TBD và trên thế giới. Hai mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Trung Quốc với chiến lược “môi trường hòa bình” và “phát triển hòa bình” đang nỗ lực tạo dựng và duy trì môi

trường quốc tế, môi trường xung quanh tốt đẹp phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Từ sau khi diễn ra Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc đã xác lập tư duy mới trong đối ngoại trên cơ sở tự tin hơn, tận dụng tốt ưu thế nước lớn để xử lý các vấn đề ngoại giao. Chính sách “Giấc mộng Trung Hoa” với ý nghĩa phục hưng dân tộc Trung Hoa của Tập Cận Bình đang hình thành, thể hiện xu hướng mới thiên về đối ngoại và là bước tiến cao hơn trong đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc đối với bên ngoài. Chính sách đối ngoại này được xây dựng theo nguyên tắc: “Nước lớn là then chốt, láng giềng là quan trọng hàng đầu”. Vì vậy, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc sẽ là tiếp tục dành ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy quan hệ với các nước lớn, duy trì khung quan hệ ổn định với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ lựa chọn các ưu tiên chiến lược ở khu vực xung quanh nhằm hình thành nên một thế trận liên hoàn, đảm bảo môi trường hòa bình và an ninh cho Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.

Mặc dù có sự khác nhau trong chính sách ngoại giao của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, nhưng quan điểm về các mối quan hệ với các nước lớn hay khu vực không có nhiều thay đổi. Chính sách ngoại giao này vẫn tập trung vào tạo lập và duy trì môi trường láng giềng tốt đẹp; ổn định, cải thiện và phát triển tốt quan hệ với các nước đang phát triển; thực hiện ngoại giao đa phương; tăng cường “sức mạnh mềm” của Trung Quốc.[10, tr.12]. Như vậy, chiến lược ngoại giao của Trung Quốc sẽ tiếp tục dành ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy quan hệ các nước lớn, lựa chọn các ưu tiên chiến lược ở khu vực xung quanh nhằm hình thành một thế trận liên hoàn, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh cho cho sự phát triển của Trung Quốc.

Có thể thấy, bên cạnh ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với các nước lớn thì việc duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng chiếm vị trí thứ hai trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Đông Nam Á là nơi tiếp giáp của ba châu lục, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đây còn là một trong những khu vực có kinh tế phát triển mạnh mẽ và tiềm năng của thế giới. Mặt

khác, trong ý nghĩa chiến lược, Đông Nam Á là một lợi thế để Trung Quốc kiềm chế Nhật Bản, Mỹ, và hiện nay còn có thêm cả Ấn Độ; khu vực này cũng giúp Trung Quốc mở rộng không gian hoạt động để bảo vệ an ninh cũng như gia tăng ảnh hưởng của mình. Vì thế, Trung Quốc sử dụng chính sách ngoại giao láng giềng “mục lân, an lân và phú lân”22 với phương châm “cầu đồng, tồn dị”23 đối với ASEAN. Xuất phát từ những tư tưởng chính này, có thể thấy được những nét cơ bản trong ngoại giao láng giềng với ASEAN: Một là, thi hành chính sách ngoại giao láng giềng thân thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Hai là, với các vấn đề hợp tác chung, Trung Quốc xử sự với ASEAN như một thực thể thống nhất.

Ba là, tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, giải quyết các điểm nóng trong

khu vực, thực hiện chính sách cân bằng quan hệ nước lớn tại khu vực. Bên cạnh đó, khuynh hướng quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc với ASEAN là tăng cường sức mạnh mềm nhằm ràng buộc các nước này về kinh tế và chính trị, tăng cường sức mạnh và sự hiện diện quân sự ở khu vực, tránh để các nước trong khu vực liên kết chống Trung Quốc.

1.2.2. Tình hình CHDCND Lào

Lào trong quá khứ được biết đến là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Tuy nhiên sự ra đời của nước CHDCND Lào ngày 2/12/1975 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử hiện đại Lào, xây dựng nước Lào theo thể chế dân chủ nhân dân. Từ sau Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (năm 1986), đặc biệt là sau khi thế giới chấm dứt chiến tranh lạnh (năm 1991), Lào đã tiến hành thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, cải cách mở cửa thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế. Bằng chứng cho thấy, Lào đã gia nhập ASEAN vào năm 1997 và mới đây nhất, tháng 1 năm 2013, Lào đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây có thể được coi là cánh cửa đem đến cho Lào nhiều cơ hội phát triển mới, cùng với đó cũng là những thách thức khá gay gắt buộc Lào phải vượt qua.

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 34 - 37)