Dẫn theo [5, tr56].

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 33 - 34)

làm ăn sinh sống20cũng làm tăng hình ảnh của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ. Các loại hình văn hoá như ẩm thực, thư pháp, đồ chơi, tạp hoá, điện ảnh, mỹ thuật, châm cứu, thuốc bắc v.v. có xuất xứ từ Trung Quốc chưa bao giờ lan rộng và hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới như hiện nay, kể cả những nước tư bản phát triển ở Âu-Mỹ và các nước xa xôi như châu Phi và Mỹ Latinh. Hiện nay, đâu đâu cũng thấy người Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á với đủ mọi thành phần, kèm theo đó là các “Chinatown” - khu phố người Hoa, xuất hiện dày đặc. Đây được đánh giá là những chỉ số sống động về xu hướng gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới hiện nay.

Với đường lối “phát triển hoà bình” rồi đến “phát triển hài hoà”, từ chấp nhận cạnh tranh, tích cực tham gia đến giành quyền chủ động và thắng lợi trong hợp tác21, Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc trên con đường xây dựng và khẳng định sức mạnh của mình. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, chính trị và văn hoá toàn cầu, một trung tâm quyền lực ở châu Á và thế giới, có khả năng đạt tới vị thế một siêu cường trong tương lai. Điều này đang và sẽ tác động sâu sắc đến môi trường địa-chính trị và trật tự thế giới, tạo nên những cuộc đua tranh trên bàn cờ địa chính trị.

1.2.1.2. Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc

Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của quốc gia từ những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đưa ra chính sách ngoại giao mới phù hợp hơn với bối cảnh trong nước và quốc tế. Ngoại giao của Trung Quốc thường được đặt tên là ngoại giao thực dụng, khác với ngoại giao bá quyền của Mỹ hay ngoại giao cân bằng nước lớn của ASEAN. Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc tập trung vào lợi ích của quốc gia, thực lực quốc gia, chú trọng vào bản sắc quốc gia, quảng bá “sức mạnh mềm”. Đây là chính sách rất thực tiễn, là sự kế thừa chính sách ngoại giao “toàn diện”, chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, lý luận “đa cực hóa, đa

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến năm 2012 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)