2.2.2.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp so sánh tuyệt đối là phương pháp so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc hay nói cách khác là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng hiện kinh tế.
∆y = y1 – y0 Trong đó:
y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích (năm sau)
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này được sử dụng dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không, và tìm ra nguyên nhân của sự biến động để tìm ra biện pháp phù hợp khắc phục.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh tương đối
Đây là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó:
y0: là chỉ tiêu kỳ gốc (năm trước) y1: là chỉ tiêu kỳ phân tích (năm sau)
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu đó. Tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục.
2.2.2.3.Phương pháp so sánh tỷ trọng: Nhằm xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.
2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập số liệu, các số liệu này sẽ được xử lý bằng các chương trình ứng dụng như word, excel trước khi thể hiện lên các biểu bảng và đồ thị.
∆y = y1 – y0 x 100% y0
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Vài nét về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Chuyên Doanh Công thương Việt Nam và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (INCOMBANK) vào ngày 14/11/1990. Là một trong những Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, bình quân hơn 20%/năm đặc biệt có năm lên đến 35% so với năm trước. Đến ngày 08/07/2009 Ngân hàng được cổ phần hoá và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (với tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade) và gọi tắt là Vietinbank. Cho đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 32.661 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 51.209 tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Vietinbank là Ngân hàng có mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc với 03 Sở giao dịch, 02 Văn phòng đại diện (tại Tp. HCM và Tp. Đà Nẵng), 160 Chi nhánh, trên 150 Phòng giao dịch và trên 700 điểm giao dịch/ quỹ tiết kiệm, 336 máy rút tiền tự động. Có 06 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Trải qua hơn 23 năm xây dựng và trưởng thành (1988 – 2012), Vietinbank đã vượt qua những khó khăn và thử thách, luôn đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Không ngừng phấn đấu và vươn lên khẳng định vị trí là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Với chiến lược và mục tiêu phát triển trong tương lai là “Xây dựng Vietinbank thành một Ngân hàng thương mại chủ
lực và hiện đại Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị trường phần lớn ở Việt Nam”.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Địa chỉ: số 09 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ tiền thân là Ngân hàng khu vực TP. Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở tại 39 - 41 Ngô Quyền, TP Cần Thơ. Đến đầu tháng 7/1988 VietinBank Chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập theo Nghị định 53 của Chính phủ với trụ sở chính thức tại số 9 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ là một NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế và cho vay trong các lĩnh vực Công thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991 Ngân hàng đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, VietinBank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Khi mới thành lập, VietnBank Chi nhánh Cần Thơ bao gồm cả phòng giao dịch Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc. Tháng 6/2001 phòng giao dịch Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ và hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sóc Trăng. Đến tháng 10/2006 thì Chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc được tách ra thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Trà Nóc (hiện nay là Chi nhánh Tây Đô) trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
VietinBank Cần Thơ với phương châm “ Phát triển - An toàn - Hiệu quả” luôn tìm kiếm các biện pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. Nhiều năm qua, Ngân hàng đã không ngừng nổ lực, phấn đấu vươn lên và hiện đang phát triển hết sức lớn mạnh với phương thức kinh doanh đa dạng và hữu hiệu. Đồng thời, Chi nhánh luôn cải cách hoạt động Ngân hàng về các lĩnh
vực như: tiền tệ, thanh toán, tín dụng, xây dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao và đầu tư xây dụng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống giúp luân chuyển vốn nhanh trong nền kinh tế đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ
3.1.3.1. Chức năng: VietinBank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động tương tự như các NHTM khác. Do đó, Chi nhánh vẫn thực hiện các chức năng của NHTM. Tuy nhiên, Chi nhánh tập trung vào hai chức năng đó là: Chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán.
Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng của Ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Để thực hiện chức năng này, một mặt Ngân hàng huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong xã hội để hình thành nguồn vốn. Mặt khác, trên nguồn vốn huy động được Ngân hàng sẽ cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng đứng ra làm trung gian để thực hiện các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, người mua, người bán,...để hoàn tất các quan hệ kinh tế giữa họ. Do đó, Chi nhánh cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đa dạng và phong phú như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ, thanh toán cho khách hàng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, Chi nhánh được nối mạng trên toàn hệ thống nên việc thực hiện thanh toán ngày càng dễ dàng và nhanh chóng, tiện lợi.
3.1.3.2. Nhiệm vụ
- Tích cực góp phần phát triển nền kinh tế TP. Cần Thơ, giúp nâng cao và cải thiện đời sống của người dân trong thành phố.
- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh đúng theo quy định, theo chính sách Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ 3.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ gồm có: 1 Chi nhánh và 8 phòng giao dịch được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VietinBank Cần Thơ CÁC PHÕNG BAN BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÕNG GIAO DỊCH PGD NINH KIỀU PGD NGUYỄN TRÃI PGD CÁI RĂNG PGD AN THỚI PGD THỐT NỐT PGD THẮNG LỢI PGD PHONG ĐIỀN PGD QUANG TRUNG P. KẾ TOÁN P. TỔCHỨC HÀNH CHÍNH P. TỔNG HỢP P. QUẢN LÝ RR VÀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ P. THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TỔ THẺ
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc
Ban giám đốc Chi nhánh gồm: 1 giám đốc và 4 phó giám đốc
Giám đốc
Giám đốc VietinBank Chi nhánh Cần Thơ do Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh. Mọi hoạt động của Chi nhánh đều do giám đốc chỉ đạo và điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật hay nâng lương cán bộ trong đơn vị theo quyền hạn của mình. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và Chi nhánh cấp dưới để hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh doanh cho Chi nhánh mình.
Phó giám đốc
Phó giám đốc là người hỗ trợ và giúp đỡ giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do giám đốc phân công hay ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh - Cần Thơ gồm 03 phó giám đốc phụ trách hoạt động các phòng ban và các phòng giao dịch.
Phòng kế toán
Phòng kế toán có nhiệm vụ hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng theo sự hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về kế toán thống kê theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cáo tài chính hằng năm, tham mưu cho giám đốc về việc điều hành kế hoạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của Ngân hàng.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công
nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó, giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.
Phòng tổng hợp
Xử lý nợ có vấn đề, báo cáo tổng hợp số liệu .
Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay; đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: nợ quá hạn, nợ xấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.
Phòng thông tin điện toán
Phòng này có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy móc thiết bị, hệ thống mạng và các chương trình giao dịch cho các phòng ban hoạt động tốt hơn.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải thu vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thỏa thuận.
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng này cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là cá nhân. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của dân cư, tổ chức.
Tổ thẻ
Tổ thẻ với chức năng là phát hành thẻ như: thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM, thẻ tiền mặt,.. quảng bá tiếp thị các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ, quản lý, lắp đặt máy ATM và theo dõi vệc chi lương qua thẻ.
Các phòng giao dịch
Phòng giao dịch cũng thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Hội sở chính: nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, chuyển khoản, đồng thời quảng bá các sản phẩm dịch vụ như: phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, chi trả kiều hối,…
3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phản ánh nổ lực của Ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố, mục tiêu sau cùng mà Ngân hàng hướng tới đó là lợi nhuận. Việc nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các Ngân hàng nói chung và của VietinBank Cần Thơ nói riêng. Chính vì vậy mà việc thường xuyên theo dõi và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua và từ đó có phương hướng cho hoạt động kì tới là rất quan trọng. Đối với VietinBank Cần Thơ, để mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 271.030 772.089 697.562 385.974 438.851 501.059 184,87 (74.527) (9,65) 52.877 13,70 Chi phí 232.175 703.221 674.585 373.676 424.813 471.046 202,88 (28.636) (4,07) 51.137 13,68 Lợi nhuận 38.855 68.868 22.977 12.298 14.038 30.013 77,24 (45.891) (66,64) 1.74 14,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung, thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh tăng mạnh từ