Nguồn vốn huy động theo loại tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Nguồn vốn huy động theo loại tiền bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động bằng USD qui đổi sang VNĐ được trình bày ở bảng 4.6.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của VietinBank Cần Thơ qua giai đoạn 2010 - 2012 có một sự chênh lệch khá lớn giữa nội tệ và ngoại tệ cụ thể là nội tệ luôn chiếm trên 93%/tổng NVHĐ. Đa phần người dân trên địa bàn TP. Cần Thơ sử dụng đồng nội tệ là chủ yếu, chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng có quan hệ làm ăn cần sử dụng ngoại tệ. Đối với nội tệ, tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, trong khi đó ngoại tệ có xu hướng giảm ở 2011 so với 2010, nhưng lại tăng nhẹ trong năm 2012.

Nội tệ

Nội tệ luôn là thành phần chính trong tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ các đối tượng khách hàng, từ năm 2010 đến nay vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng và điều đó đồng nghĩa với việc tăng lên của nguồn vốn nội tệ. Nội tệ tăng 15,12% tương đương tăng 280.575 triệu đồng so với năm 2010 là 1.857.307 triệu đồng. Năm 2012, nội tệ tiếp tục tăng nhẹ 2,96% ứng với 62.385 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi bằng nội tệ tiếp tục tăng, cụ thể tăng 7,82% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến nội tệ tăng đều qua các năm là do khách hàng chủ yếu là người dân địa phương, họ sử dụng tiền mặt là chính mà cụ thể là nội tệ. Chính vì vậy, số tiền nhàn rỗi của họ đem gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền bằng nội tệ. Tăng trưởng vốn nội tệ khá mạnh là kết quả của sự chuyển biến tích cực của Ngân hàng kết hợp sử dụng đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn. Đồng thời Ngân hàng cũng tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, có nhiều kỳ hạn gửi tiền, … để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Ngoại tệ (qui đổi sang nội tệ)

Từ bảng 4.6 ngoại tệ năm 2010 là 122.339 triệu đồng, chiếm 6,18% tiền gửi của khách hàng. Bước sang năm 2011 tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng giảm so với 2010, giảm 32,93% ứng với 40.300 triệu đồng. Như đã biết, Ngân hàng hoạt động chủ yếu trên địa bàn Cần Thơ nên các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng khá hạn chế. Thêm vào đó là năm 2011 thị trường ngoại hối căng thẳng trước áp lức của lạm phát. Vốn huy động bằng ngoại tệ

Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động theo loại tiền của VietinBank Cần Thơ từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % VNĐ 1.857.307 2.138.058 2.201.343 2.012.454 2.169.748 280.757 15,12 63.285 2,96 157.294 7,82 USD qui đổi

VNĐ 122.339 82.039 88.064 71.526 66.984 (40.300) (32,93) 6.025 7,34 (4.542) (6,35) Tổng cộng 1.979.646 2.220.097 2.289.407 2.083.980 2.236.732 240.451 12,15 69.310 3,12 152.752 7,33

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)

giảm sâu do nhu cầu khách hàng vay tiền không cao vì vẫn lo ngại rủi ro tỷ giá và lãi suất. Tỷ giá VNĐ/USD giao động với biên độ lớn, trước tình hình đó chính phủ áp dụng nhiều biện pháp quản lí chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tử do; cấm kinh doanh vàng miếng; yêu cầu các tập đoàn, TCTD nhà nước bán ngoại tệ cho TCTD; điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1%, từ 6% lên 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc của các TCTD. Lãi suất huy động tối đa bằng USD từ 1%/năm giảm còn 0,5%/năm đối với các tổ chức và 3% xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Chính những nguyên nhân này làm cho ngoại tệ năm 2011 giảm so với 2010.

Đến năm 2012, ngoại tệ có chuyển biến tăng nhẹ 7,34% ứng với 6.025 triệu đồng. Nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Ngân hàng đã mở rộng hoạt động dịch vụ kinh doanh ngoại hối của mình, kết quả khối lượng ngoại tệ mà Ngân hàng thu hút tăng trưởng dần. Tuy nhiên, vốn huy động bằng ngoại tệ có tăng nhưng chưa cao, vì chỉ thu hút qua dân cư là chính và với lãi suất huy động khá thấp, do vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng. Tình hình 6 tháng đầu năm 2012 thì ngoại tệ là 71.526 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 ngoại tệ là 66.984 triệu đồng giảm 6,35% tức giảm 4.542 triệu đồng. Theo thông tư số 14/2013/TT-NHNN, lãi suất tiền gửi bằng USD của tổ chức giảm từ 0,5%/năm xuống còn 0,25%/năm; Lãi suất USD tối đa tiền gửi của cá nhân giảm từ 2% xuống còn 1,25%/năm. NHNN chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên Ngân hàng giữa Việt Nam đồng và đo la Mỹ áp dụng từ ngày 28/06/2013 tỷ giá từ mức 20.828VND/USD lên 21.036 VND/USD. NHNN đồng thời yêu cầu các TCTD phải niêm yết công khai lãi suất tiền gửi tại các địa điểm nhân tiền gửi theo quy định của NHNN. Nghiêm cấm TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật và thông tư này. Chính vì thế, đã làm rào cản cho việc huy động vốn bằng tiền gửi ngoại tệ dẫn đến ngoại tệ huy động được năm 2013 giảm so với 2012.

4.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Công tác huy động vốn của VietinBank Cần Thơ được đánh giá qua các chỉ tiêu ở bảng số liệu 4.7

Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu đánh giá các loại chi phí có liên quan đến hoạt động huy động vốn

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013

Chi phí lãi

HĐV Tr.đ 221.138 685.547 654.797 362.684 411.709

Chi phí phi lãi

HĐV Tr.đ 11.037 17.674 19.788 10.992 13.104 Thu nhập lãi Tr.đ 263.433 759.919 680.604 375.284 424.623 Tổng VHĐ Tr.đ 1.979.646 2.220.097 2.289.407 2.083.980 2.236.732 Tổng dư nợ Tr.đ 2.254.417 2.713.981 2.466.717 2.231.914 2.461.987 Tổng NV Tr.đ 2.474.558 2.719.714 2.564.136 2.36.052 2.515.907 Tổng VHĐ/ Tổng NV % 80,00 81,63 89,25 93,37 88,90 Tổng DN/Tổng VHĐ Lần 1,14 1,22 1,08 1,07 1,10 CP lãi/VHĐ % 11,17 30,88 28,60 17,40 18,41 CPP lãi/VHĐ % 0,56 0,80 0,86 0,53 0,59 TN lãi/VHĐ % 13,31 34,23 29,73 18,00 17,25 Chênh lệch thu

chi lãi/CP lãi Lần 0,19 0,11 0,04 0,03 0,03

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)

4.3.1. Tổng vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên lĩnh vực này. Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy năm 2010 vốn huy động/tổng nguồn vốn là 80,00%, có nghĩa là trong 1 nguồn vốn thì có 0,8 đồng là vốn huy động phần vốn còn lại Ngân hàng phải dựa vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Một tín hiệu khá tốt đó là chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, năm 2011 tăng lên 81,63%, năm 2012 là 93,37% và 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động chiếm 88,90%/tổng VHĐ cao hơn cùng ký năm 2012. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn ngày càng đạt kết quả cao, Ngân hàng giảm việc xin điều chuyển vốn từ hội sở, sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng nhiều hơn nên sẽ làm giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ về lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị

thế của Ngân hàng ngày được củng cố và phát triển.

4.3.2. Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay của Ngân hàng. Qua các năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1, cho thấy Ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay, nhưng cần đầy mạnh huy động vốn tránh sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở làm gia tăng chi phí lãi qua việc điều chuyển vốn. Từ đó, gia tăng chi phí làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2010 tổng dư nợ/tổng vốn hoạt động bằng 1,14 lần lớn hơn 1, có nghĩa là trong 1,14 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở.

Theo nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Các Ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định. Do đó nhu cầu vay vốn tăng mạnh, Ngân hàng cũng đã cố gắng trong công tác huy động vốn, kết quả là vốn huy động được có tăng nhưng tốc tộ tăng của tổng dư nợ lại nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Năm tiếp theo 2011 tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối tốt, vốn huy động tăng và có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế được thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào hoạt động tín dụng.

Năm 2012, tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 1,08 lần nhưng vẫn lớn hơn 1, tổng dư nợ vẫn cao hơn so với số vốn huy động, Tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn của khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhu cầu đó bằng vốn huy động có xu hướng giảm dần. Năm 2011 trong 1,22 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 1,08 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, tỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ vốn huy động của Ngân hàng đã có thể đủ để đáp ứng cho phần lớn nhu cầu vay vốn của Ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 1,07 lần, 6 tháng 2013 là 1,10 lần Ngân hàng cần phải chú ý cần tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh tình trạng vay mượn trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao, ảnh hưởng đấn lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng ngày càng cao, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín

dụng mà không cần điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Giúp việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

4.3.3. Chi phí lãi HĐV/Tổng VHĐ:

Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy chi phí trả lãi huy động trên tổng vốn huy động tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, từ năm 2010 là 11,17% tăng lên 30,88% năm 2011, giảm nhẹ xuống 28,60% năm 2012. Năm 2010 NHNN chỉ đạo trần lãi suất huy động không vượt quá 14%/năm từ giữa tháng 12 năm 2010. Sang năm 2011 lãi suất huy động theo Thông tư số 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 3/3/2011, lãi suất huy động VNĐ của các tổ chức tín dụng tối đa là 14%/năm, nguyên nhân là do này cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng bắt đầu tăng cao, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh nên các Ngân hàng thương mại đã từng bước công bố tăng lãi suất huy động. Thêm vào đó là việc Ngân hàng Nhà Nước thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% ở những tháng cuối năm 2010 đã làm lãi suất huy động ngay lập tức tăng, tại thời điểm đó, các thành viên hiệp hội Ngân hàng cũng đã đồng thuận duy trì lãi suất huy động VNĐ không quá 12%/năm. Trên thực tế, hầu hết các Ngân hàng đến thời điểm này đều tăng lãi suất lên mức trên 13%/năm.

Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, Ngân hàng Nhà Nước đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các Ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phép các Ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận nhưng trước việc chạy đua lãi suất, Ngân hàng Nhà Nước đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, từ đầu năm 2012 đến nay Ngân hàng Nhà Nước đã liên tục giảm mức trần lãi suất huy động tiền gửi, đến thời điểm hiện theo Thông tư số 19/2012/TT –NHNN ngày 8/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT - NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam: Tiền gửi không kỳ hạn lãi suất tối đa là 2%/năm, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lãi suất tối đa là 9%/năm. Chính vì vậy, lãi suất đầu vào đã bắt đầu hạ nhiệt. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 chi phí lãi HĐV/tổng VHĐ là 17,40%, 6 tháng đầu năm 2013 là 18,41%. Chi phí trả lãi huy động vốn tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012, dễ thầy được chi phí lãi tăng vì nguồn vốn huy động của 6 tháng 2013 tăng mạnh so với cùng kỳ 2012. Mặc dù, lãi suất huy động ở những tháng đầu năm 2013 giảm từ 7,5% xuống còn 7% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng do NHNN quy định nhưng vốn huy động vẫn tăng so với cùng kỳ 2012.

4.3.4. Chi phí phi lãi HĐV/ Tổng VHĐ

Để thực hiện được công tác huy động ngoài những chi phí thuần về lãi suất để huy động được vốn, Ngân hàng cũng cần bỏ ra những khoản chi phí để phục vụ cho quá trình huy động vốn như chi phí cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản, chi phí phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn… Chỉ tiêu chi phí phi lãi HĐV/ Tổng VHĐ luôn chiếm tỷ lệ thấp (không quá 1% ở giai đoạn 2010 - 2012) và có xu hướng tăng qua các năm. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn như hiện nay thì Ngân hàng cũng phải gia tăng chi phí cho công tác marketing cũng như các chương trình khuyến mãi, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để gia tăng nguồn vốn huy động cho hoạt động của Ngân hàng. Từ đó có thể thấy, chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ ở 6 tháng đầu năm 2013 là 0,59% cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 và có thể giải thích vì sao chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ ở những năm sau có xu hướng tăng so với các năm trước.

4.3.5. Thu nhập lãi/Tổng VHĐ

Chỉ số này cho biết lãi suất nhận được từ tín dụng so với vốn huy động, qua đó thể hiện quy mô vốn huy động của Ngân hàng. Cũng giống như chi phí trả lãi huy động trên tổng vốn huy động, thu nhập lãi trên tổng vốn huy động cũng có xu hướng biến động. Tỷ số này tăng đột biến trong năm 2011 với 34,23% và giảm nhẹ trong năm 2012 với 29,73%. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện các chính sách thu hồi nợ tồn đọng kịp thời cho các khoản tín dụng của Ngân hàng qua đó làm giảm nợ xấu và tăng nguồn thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp để gia tăng nguồn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)