2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Người gửi tiền với vai trò là đối tượng chính cung cấp nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng thì người gửi tiền vẫn luôn dược xem là nhân tố quan trọng góp phần cho việc duy trì, ổn định nguồn vốn của Ngân hàng. Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh giảm lãi suất cần tiến hành theo các bước trên cơ sở một lộ trình rõ ràng, bám sát thị trường và các diễn biến kinh tế vĩ mô như đã làm trong thời gian qua để giúp người gửi tiền thích ứng với sự thay đổi lãi suất. Bởi vậy, việc làm sao để mối quan hệ giữa điều hành chính sách lãi suất và hành vi của người gửi tiền luôn gắn chắt với nhau theo hướng tích cực, phấn đấu đạt tới sự hài hòa cao nhất về lợi ích giữa ngưới gửi tiền, Ngân hàng và khách hàng vay.
4.2.2.1. Tiền gửi của dân cư
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư của VietinBank Cần Thơ có nhiều thay đổi được trình bày ở bảng 4.3. Trong cơ cấu tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 95%) bởi vì mục đích chính của đa số người dân khi gửi tiền vào Ngân hàng là để sinh lời mà lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn lại cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa đa số người dân vẫn còn thói quen mua bán trao đổi hàng hoá bằng tiền mặt, lượng tiền thanh toán lại nhỏ lẻ nên tiền gửi không kỳ hạn trở nên không hấp dẫn đối với họ.
Trong năm 2010, tiền gửi của dân cư là 889.562 triệu đồng, bao gồm 29.899 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn và 859.663 triệu đồng tiền gửi có kỳ hạn. Theo bảng số liệu trên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 733.879 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao trong vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Đến năm 2011, tăng
Bảng 4.3: Tiền gửi của dân cư trong cơ cấu nguồn vốn huy động VietinBank Cần Thơ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi KKH 29.899 23.929 33.626 32.022 34.242 (5.970) (19,97) 9.697 40,52 2.220 6,93 Tiền gửi CKH 859.663 1.088.100 999.986 1.122.588 1.143.884 228.437 26,57 (88.114) (8,10) 21.296 1,90 - Dưới 12 tháng 733.879 928.461 687.247 816.435 805.789 194.564 26,51 (241.214) (25,98) (10.646) (1,30) - Trên 12 tháng 125.784 159.639 312.739 306.153 338.095 33.855 26,92 153.100 95,90 31.942 10,43 Tổng cộng 889.562 1.112.209 1.033.612 1.154.610 1.178.126 222.647 25,03 (78.597) (7,07) 23.516 2,04
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)
trưởng vốn huy động từ dân cư đạt mức 25,03% tương ứng tăng 222.647 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 928.461 triệu đồng tăng 194.564 triệu đồng tương đương 26,51% vẫn là nguồn tiền chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động từ dân cư. Nguyên nhân là do lượng tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh tăng cao. Điều này không đáng ngạc nhiên vì năm 2011 là năm mà lạm phát nước ta tăng cao (tỷ lệ lạm phát cuối năm 2011 lên đến 18,58%), NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản, cũng theo đó mà gây sự khát vốn cho các NHTM và VietinBank Cần Thơ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Chính vì thế, để thu hút khách hàng gửi tiền, ngoài việc đưa ra lãi suất huy động hợp lý, Chi nhánh còn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng hấp dẫn như “ Gửi tiền ngay - quay trúng lớn”, “may mắn nhân đôi - niềm vui gấp bội”, “tích lũy hôm nay tỏa sáng ngày mai” với tổng giá trị các giải thưởng lên đến hàng chục tỷ đồng . Bên cạnh đó, Ngân hàng còn sử dụng chính sách môi giới trung gian trong hoạt động huy động vốn với mức hoa hồng ứng 0,45%/tháng tính trên tổng số dư vốn huy động với KH cá nhân hoặc nhận vốn uỷ thác.
Sang năm 2012, lượng tiền gửi dân cư là 1.033.612 triệu đồng giảm 78.597 triệu đồng tương ứng giảm 7,07% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm mạnh của lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng lên so với cùng kỳ. Sở dĩ có tình trạng này là do thị trường bị tác động bởi việc giảm trần lãi suất huy động trong năm và ảnh hưởng của thông tư 33/2012/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động ngắn hạn tối đa là 8% nhưng lại thả nổi lãi suất huy động trên 12 tháng. Sau thông tư này, tại Chi nhánh đã có hiện tượng rất nhiều người dân đến đảo sổ tiết kiệm, chuyển sang gửi kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao hơn (khoảng từ 10-11%) và một số thì chuyển sang kênh đầu tư khác. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi trong dân cư đạt 1.178.126 triệu đồng tăng 23.516 triệu đồng tức 2,04% so với cùng kỳ 2012. Tình hình cho thấy, chính sách lãi suất linh hoạt giai đoạn 2012 – 2013 đã tác động tích cực trực tiếp tới hành vi người gửi tiền. Lãi suất giảm góp phần làm giảm chi phí tín dụng qua đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong Ngân hàng. Mặt khác, đối với Ngân hàng việc giảm lãi suất huy động nhưng hệ thống vẫn duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư, với cầu trúc thay đổi nguồn vốn huy động theo hướng tích cực và ổn định là điều đáng mừng. Việc này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa tài sản có và tài sản nợ, đồng thời tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng.
4.2.2.2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tồ chức kinh tế có thay đổi theo xu hướng tăng nhẹ qua các năm, được trình bày cụ thể trong bảng 4.4. Đối tượng của các sản phẩm tiền gửi này là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích gửi tiền của đối tượng này không phải vì lợi nhuận mà vì đòi hỏi thanh toán nhanh và đảm bảo giữa các thành phần kinh tế với nhau. Do đó họ chủ yếu gửi tiền không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đáp ứng việc chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc trong các giao dịch của mình.
Bảng số liệu 4.4 cho thấy, tiền gửi của các TCKT góp phần không nhỏ vào lượng vốn huy động tại Ngân hàng, thậm chí trong năm 2010 - 2012 lượng vốn này chính là nguồn vốn huy động chủ lực tại Chi nhánh và qua mỗi năm lượng vốn huy động từ các TCKT đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Sở dĩ Chi nhánh đạt được những con số huy động từ TCKT luôn ổn định và phát triển như vậy là do Chi nhánh đã tăng cường kết hợp với các doanh nghiệp Nhà nước để trả lương cho nhân viên, thu tiền điện - nước, thu tiền nộp phạt và tiền thuế. Hơn nữa, Ngân hàng luôn chú trọng giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, trở thành nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích có uy tín và có nhiều khách hàng truyền thống trên thị trường. Ngoài ra, ở khoản mục tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, số liệu từ bảng 4.4 cho thấy một hiện tượng nổi bật là lượng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm sút qua các năm trong giai đoạn năm 2010 - 2012.
Cụ thể, năm 2010 lượng tiền gửi không kỳ hạn là 474.299 triệu đồng chiếm 45,93% trên tổng tiền gửi từ các TCKT. Sự khác biệt ở tiền gửi của TCKT so với tiền gửi của dân cư là tiền gửi KKH xấp xỉ tiền gửi CCK. Nhưng sang năm 2011 tỷ trọng này giảm còn 26,48%, tương ứng giảm 188.670 triệu đồng và đến cuối năm 2012 thì chỉ còn 24,01%. Trong khi đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của TCKT lại có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân do Ngân hàng đã triển khai gói “Tiền gửi đầu tư đa năng” với nhiều kỳ hạn ngắn khác nhau cho khách hàng lựa chọn tuỳ theo thời gian nhàn rỗi của nguồn tiền với mức lãi suất hấp dẫn. Do đó nhiều DN thay vì gửi tiền không kỳ hạn trong thẻ để chờ giao dịch thì họ cũng muốn tranh thủ kiếm một khoản tiền lãi hấp dẫn hơn trong thời gian nhàn rỗi tạm thời của nguồn vốn.
Kinh tế Việt Nam có một số dấu hiệu khả quan trong sáu tháng đầu năm nhưng vẫn đối diện với nhiều khó khăn, theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Mặc dù tăng trưởng GDP trong quý 1 năm 2013 chỉ đạt
Bảng 4.4: Tiền gửi của các tồ chức kinh tế trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi KKH 474.299 285.629 277.946 254.550 270.865 (185.670) (39,15) (7.683) (2,69) 16.315 6,41 Tiền gửi CKH 558.376 792.872 879.814 612.830 697.148 234.496 42,00 86.942 10,97 84.318 13,76 - Dưới 12 tháng 477.569 761.749 827.650 571.627 646.809 284.180 59,51 65.901 8,65 75.182 13,15 - Trên 12 tháng 80.807 61.123 52.164 41.203 50.339 (19.684) (24,36) (8.959) (14,66) 9.136 22,17 Tổng cộng 1.032.675 1.078.501 1.157.760 867.380 968.013 45.826 4,44 79.259 7,35 100.633 11,60
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)
4,76%, tăng trưởng trong quý hai đạt 5%, kéo tăng trưởng sáu tháng đầu năm lên mức 4,9%. Theo đà phát triển của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. Cần Thơ cũng rất khả quan, GDP đạt 8,38%. Sự ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ những tháng đầu năm 2013 được đánh giá là một trong những yếu quan trọng góp phần đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng. Có nhiều dự án đầu tư vào Cần Thơ, Sở vừa cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn đầu tư gần 3,3 triệu USD cho 2 doanh nghiệp nước ngoài vào địa bàn, tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Cần Thơ từ đầu năm đến nay đã lên đến 57 dự án với tổng vốn đăng ký 879 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Từ việc phát triển của kinh tế Cần Thơ kéo theo tiền gửi của tổ chức kinh tế vào Ngân hàng càng tăng. Cụ thể, TGTCKT 6 tháng đầu năm 2013 tăng 100.633 triệu đồng tức tăng 11,60% so với cùng kỳ 2012. Đây là tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng.
4.2.2.3. Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất và có diễn biến phức tạp, cụ thể được trình bày ở bảng 4.5.
Từ bảng số liệu 4.5 cho thấy, nguồn vốn huy động do phát hành GTCG của Chi nhánh chỉ có kỳ phiếu ngắn hạn. Nguồn vốn do phát hành GTCG chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu vốn huy động. Cụ thể, năm 2010 chỉ đạt 57.409 triệu đồng, năm 2011 là 29.567 triệu đồng và 2012 là 98.035 triệu đồng. Lượng vốn huy động qua phát hành GTCG có sự sụt giảm mạnh trong năm 2011 so với 2010 và lại bất ngờ tăng vọt trong năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011, tình hình huy động vốn từ dân cư và các TCKT đạt nhiều thuận lợi, việc phát hành GTCG để huy động vốn trở nên kém quan trọng hơn. Sang năm 2012, thị trường huy động vốn khá ảm đạm nên Ngân hàng phải phát hành thêm một lượng lớn kỳ phiếu ngắn hạn để đa dạng hoá hình thức đầu tư và tạo điều kiện để tăng mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nhằm thu hút khách hàng. Với mục đích đa dạng hóa hình thức đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn nên 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động bằng hình thức phát hành GTCG là kỳ phiếu ngắn hạn tăng 28.603 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 tương ứng tăng 46,14%.
Bảng 4.5: Nguồn vốn do phát hành GTCG trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kỳ phiếu NH 57.409 29.567 98.035 61.990 90.593 (27.833) (48,48) 68.457 231,54 28.603 46,14
Trái phiếu DH - - - - - - - - -
Tổng cộng 57.409 29.567 98.035 61.990 90.593 (27.833) (48,48) 68.457 231,54 28.603 46,14
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)