Huy động vốn hay tín dụng đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mục đích cuối cùng mà Ngân hàng hướng tới là lợi nhuận. Vì thế, Ngân hàng cần cố gắng cân bằng tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguổn vốn nhạy cảm với lãi suất, khi đó thu lãi từ danh mục tài sản và chi phí trả lãi cho các khoản nợ sẽ thay đổi cùng một tỷ lệ. Chi nhánh sẽ được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào, nói cách khác Chi nhánh có thể tránh được rủi ro lãi suất. Mặt khác, Ngân hàng cần tăng cường công tác dự báo biến động của lãi suất thị trường để làm cơ sở đưa ra chiến lược, biện pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn
chế tối đa rủi ro lãi suất.
5.2.2. Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm
Nhìn chung các sản phẩm tiền gửi của VietinBank Cần Thơ khá đa dạng, phong phú nhưng nếu so với nhiều NHTM khác thì vẫn còn khá hạn chế. Trong thời điểm nền kinh tế đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt đến từ các NHTM khác trên địa bàn; vì vậy để tồn tại và phát triển, Ngân hàng cần tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm tiền gửi mới, hấp dẫn hơn dành cho khách hàng như: Tiền gửi đa năng, tiền gửi ưu đãi tỷ giá, tiền gửi tích lũy kiều hối, tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang,...
Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ, thì thu nhập của người dân ngày càng tăng. Đây cũng là cơ sở để các Ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm. Hình thức gửi tiết kiệm của người dân thường là trung, dài hạn với mục đích như xây dựng nhà ở, mua xe,… Khách hàng có thể thoả thuận với Ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Với hình thức tiết kiệm này, người gửi sẽ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng họ sẽ được Ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản. Hiện nay, hình thức tiết kiệm này đang được người dân quan tâm, Ngân hàng cần triển khai thực hiện. Hình thức này giúp Ngân hàng thu hút được nhiều tiền gửi trong dân cư, mặt khác giúp Ngân hàng có thêm nguồn vốn trung, dài hạn.
Thường khách hàng gửi tiền quan tâm nhiều đến lãi suất, nên để cạnh tranh được thì VietinBank Cần Thơ có thể cạnh tranh gián tiếp thông qua các hình thức huy động có tổ chức khuyến mãi, tặng quà,… nếu lãi suất vẫn chưa hấp dẫn bằng các Ngân hàng khác.
Khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với những khách hàng thường xuyên có số dư tiết kiệm, số sư tài khoản tiền gửi cao như vào ngày lễ, ngày tết nên có món quà lưu niệm. Ở Cần Thơ, trong những năm vừa qua đã chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM diễn ra quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng, vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi. Đối với từng đối tượng khách hàng, họ sẽ có mong muốn khác nhau về các tặng phẩm của Ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tối đa Ngân hàng được áp dụng trong thời điểm hiện tại là 7% và các sản phẩm kém hấp dẫn thì một khách hàng sẽ dễ dàng chuyển đổi từ nơi gửi tiền này sang nơi gửi tiền khác. Nếu điều đó thật sự xảy ra thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh. Do vậy, Ngân
hàng có thể lập bảng câu hỏi để điều tra về nhu cầu các loại quà tặng ở các khách hàng thường xuyên đến giao dịch tại Ngân hàng, từ đó đề ra danh mục các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế trên cở sở cân đối thu chi của Ngân hàng. Ngoài ra, chúng ta có thể cộng điểm thưởng cho khách hàng khi họ giới thiệu đến Ngân hàng một người để gửi tiền để họ được hưởng những ưu đãi về sau.
5.2.3. Mở rộng quy mô hoạt động
Hiện nay, số lượng khách hàng của Ngân hàng đã tăng lên nhiều so với ngày đầu thành lập thể hiện qua số vốn huy động. VietinBank Cần Thơ cần mở rộng thêm địa bàn hoạt động dễ dàng cho huy động vốn.
Trong thời gian tới nếu có điều kiện Ngân hàng nên mở rộng quy mô hoạt động, cụ thể là xây dựng Chi nhánh với diện tích lớn hơn, khang trang hơn để huy động vốn được nhiều hơn. Bởi tâm lý của một người gửi tiền nếu không dựa trên sự quen biết và thương hiệu của một Ngân hàng mà họ đã từng biết đến thì họ sẽ chú ý đến cơ sở vật chất trước khi tìm hiểu sâu bên trong hoạt động Ngân hàng như thái độ phục vụ, mức độ nhanh chóng của hồ sơ thủ tục.
Về quảng bá thương hiệu Ngân hàng, VietinBank Cần Thơ nên triển khai một số chương trình giao lưu, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm nhân sự triển vọng tại các trường đại học lân cận Chi nhánh như Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Võ Trường Toản,... mở thẻ ATM miễn phí cho sinh viên, nhằm tạo sự giao lưu giữa Ngân hàng và công chúng, đưa tên tuổi VietinBank Cần Thơ đến gần hơn với công chúng. Tổ chức thường xuyên các đợt khuyến mại, đa dạng nhiều hình thức: cấp mã số dự thưởng với một số tiền gửi định mức, bốc thăm, quay số may mắn, trúng điện thoại, vàng, xe hơi, nhà, chuyến du lịch… khi khách hàng gửi tiền tại NH nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Mỗi đợt khuyến mại phải quảng bá rộng rãi, bắt mắt tại các khu đông dân cư, bến xe, khu công nghiệp… hoặc giới thiệu trực tiếp tại Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Ngoài ra, Ngân hàng nên thành lập tổ chăm sóc khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ cũng như văn hóa Ngân hàng. Nhiệm vụ của tổ chủ yếu là: tư vấn về các hình thức tiền gửi, thời hạn, lãi suất, chính sách khuyến mãi; có thể trả lời thắc mắc của khách hàng về các thông tin liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của Ngân hàng; trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng và tiện ích của thẻ ATM với thái độ nhã nhặn, nhiệt tình trong mọi thời gian; tạo lòng tin đối với khách hàng thông qua việc giải thích tất cả các khoản tiền đều được mua bảo hiểm tiền gửi theo luật định, đảm bảo tính
an toàn cho người gửi tiền; có thể tư vấn nhận diện tiền giả. Bên cạnh đó, tổ chăm sóc khách hàng cũng là những cán bộ huy động vốn di động, họ có thể đến tận nhà nhận tiền gửi, trả lãi và làm thủ tục cho khách hàng nếu có yêu cầu cũng như trả lại tiền thừa hoặc đưa nhầm tận tay cho khách hàng…
5.2.4. Tạo niềm tin đối với khách hàng
Nhìn chung, đây là một vấn đề thuộc về tâm lý khách quan của khách hàng, khi họ cảm thấy thoả mãn, vui vẻ, hài lòng thì lần sau có lẽ họ sẽ tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng và giới thiệu cho người khác biết đến. Vì vậy đối với Ngân hàng đây là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để giữ và lôi cuốn nhằm tăng thêm thị phần khách hàng của mình.
Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Phong cách phục vụ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải thường xuyên có lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức.
Cơ sở vật chất và quy mô hoạt động: Là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước mắt Ngân hàng nên đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.
Độ an toàn: Là yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi họ quyết định gửi tiền vào Ngân hàng. Vì ngoài lãi suất cao Ngân hàng còn phải chú trọng đến độ an toàn của khách hàng. Có thể khách hàng ưa chuộng mức lãi suất vừa phải mà độ an toàn vốn của họ cao hơn là lãi suất cao mà không được an toàn. Vì họ nghĩ ứng với một khoản lợi tức đều kéo theo một rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều. Do đó Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đây là một biện pháp cơ bản để lôi cuốn khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng tiền gửi thanh toán.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của NH. Nó quy định quy mô, kết cấu tài sản sinh lời của NH từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn. Do vậy, phát triển hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết cho bất
cứ NHTM nào.
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Tuy nhiên, nguồn VHĐ của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của toàn xã hội. Hầu hết các NHTM đều nằm trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Thêm vào đó, trong thời kì cạnh tranh gay gắt như hiện nay với những diễn biến phức tạp và có nhiều biến động thì Ngân hàng luôn phải cố gắng nhiều hơn, ứng biến tốt với các diễn biến kinh tế chung và đổi mới để phát triển ngày càng tốt hơn. Với sự nổ lực không ngừng cùng với quyết tâm của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên, trong những năm qua VietinBank Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của VietinBank Cẩn Thơ trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy trong những năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt, nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, trong đó tốc độ tăng mạnh nhất là tiền gửi dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nên đã tạo nền tảng ổn định. Tiền gửi từ nội tệ liên tục tăng trong khi tiền gửi ngoại tệ biến động. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm và phải dự trữ nhiều nhưng cần được chú trọng gia tăng tiền gửi này vì chi phí thấp, giúp NH mở rộng các sản phẩm, dịch vụ khác. Tiền gửi trung dài hạn có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn huy động khiến NH chưa chủ động trong nguồn vốn này. Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động lớn hơn 1, chứng tỏ NH chủ động hơn trong việc cho vay, nhưng cần đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng tránh tình trạng vay mượn trên thị trường liên NH và sử dụng vốn điều chuyển nhằm giảm bớt chi phí.
Song song với việc gia tăng nguồn vốn huy động là sự tăng trưởng của dư nợ cho vay, NH nên có những biện pháp để quản lý tốt hơn để giảm chi phí tăng thu nhập góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH. Đề tài đã đề cập đến một số rủi ro mà NH có thể gặp phải trong hoạt động huy động vốn như rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất để NH có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Dựa vào thực trạng NH từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp NH nâng cao khả năng huy động vốn. Tuy nhiên cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành địa phương và toàn thể cán bộ, nhân viên NH để khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục đạt được những thành quả cao trong hoạt động NH nói chung và công tác huy động vốn nói riêng.
6.2. KIẾN NGHỊ
Luận văn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn của tôi là đóng góp một phần nhỏ vào những giải pháp chung của VietinBank Cần Thơ nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian tới hướng đến mục tiêu phát triển an toàn và bền vững.
6.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quy định. Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống NH để đảm bảo các chính sách tiền tệ đã ban hành được các NH thực thi nghiêm túc và có hiệu quả. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới, NHNN cần xử lý nhanh, dứt điểm các NH yếu kém để không còn tình trạng chạy đua lãi suất. Ngoài ra, NHNN phải đưa ra các chế tài xử lý thật nghiêm khắc tình trạng vượt trần.
Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng các công cụ thanh toán qua NH. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động huy động vốn của NH theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD phát huy quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Thêm vào đó, NHNN cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc liên kết, hợp tác giữa các NH với nhau, là cầu nối giữa NHTM với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện hơn công nghệ NH.
6.2.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Công thƣơng Việt Nam
Đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt thành lập phòng Marketing hoặc thành lập Website riêng cho các Chi nhánh nếu cần thiết. Xem xét nếu các trang thiết bị NH đã lạc hậu phải đổi mới bằng các trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thị trường để tối đa hóa lợi ích của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác.
Tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, các khóa tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cho các Chi nhánh. Đề ra các chính sách thi đua, khen thưởng và kỷ luật để thúc đẩy các Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 14 và 15/2013/TT-NHNN (27/6/2013). Thộng tư quy định lãi suất tối
đa đối với tiền gửi bằng USD và VND, NHNN Việt Nam.
2. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN (03/03/2011). Thông tư quy định mức lãi suất
huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam, NHNN Việt Nam.
3. Thông tư số 04/2011/TT-NHNN (10/3/2011). Thông tư quy định áp dụng lãi suất
trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng, NHNN
Việt Nam.
4. Thông tư số 30/2011/TT-NHNN (28/09/2011). Thông tư quy định lãi suất tối đa
đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, Chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài. NHNN Việt Nam.
5. Thông tư 33/2012/TT-NHNN(21/12/2012). Thông tư quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, NHNN Việt Nam.
6. Thông tư số 16/2013/TT-NHNN (27/06/2013). Thông tư quy định lãi suất cho vay