đầu ra của Ngân hàng
Khi phân tích thu nhập thì nhà phân tích luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng, còn khi phân tích chi phí thì yếu tố lãi suất bình quân đầu vào cũng được các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hai loại lãi suất này được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013
Tổng thu nhập lãi 263.433 759.919 680.604 375.284 424.632 Tổng tài sản sinh lời 2.254.417 2.713.981 2.466.717 2.231.914 2.461.987 Tổng chi phí trả lãi 221.138 685.547 654.797 362.684 411.709 Tổng vốn chịu lãi 2.442.304 2.597.778 2.552.072 2.321.676 2.500.871
LSBQ đầu vào 9,05 26,39 25,66 15,62 16,46
LSBQ đầu ra 11,68 28,00 27,59 16,81 17,25
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)
Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Từ những tháng cuối năm 2011 cho đến nay NHNN qui định mức trần lãi suất huy động để nhằm hạn chế tình trạng chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng, vì vậy đã giảm được sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng về lãi suất huy động vốn. Mức trần lãi suất huy động vốn giúp các Ngân hàng bình đẳng nhau về lãi suất huy động vốn, chính vì vậy Ngân hàng phải thường xuyên có những chương trình khuyến mãi như quay số trúng thưởng chẳng hạn, trong các dịp lễ lớn cũng phải tặng quà cho khách hàng, tăng cường quảng cáo để khách hàng biết đến biết đến sự tiện lợi, an toàn và lợi ích khi khách hàng lựa chọn Ngân hàng của mình để gửi tiền. Lãi suất huy động vốn bình quân những tháng đầu năm 2011 tăng so với 2010, vì vậy lãi suất bình quân đầu vào cũng tăng theo. Năm 2010 lãi suất bình quân đầu vào là 9,05% có nghĩa là để có 1 đồng vốn hoạt động thì Ngân hàng phải bỏ ra 0,0905 đồng.
Năm 2012, Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo điều hành thống nhất của Chính phủ; giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống Ngân hàng; có giải pháp kịp thời và hiệu quả ngăn chặn hoạt động của các hình thức tín dụng đen để tránh sự đổ vỡ, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong năm 2012, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động. Lần đầu tiên vào ngày 13/3/2012, mức điều chỉnh từ 14% đến ngày 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Vì thế, làm cho lãi suất bình quân năm 2012 giảm so với 2011.
Lãi suất bình quân đầu vào tăng kéo theo đó là lãi suất bình quân đầu ra, vì lãi suất đầu vào là yếu tố quyết định trong việc hoạch định lãi suất đầu ra. Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng không cao, chỉ dao động xung quanh khoảng 1 - 2%. Nguyên nhân chủ yếu là do là VietinBank luôn thực hiện đúng những qui định về lãi suất