Tạo niềm tin đối với khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 75)

Nhìn chung, đây là một vấn đề thuộc về tâm lý khách quan của khách hàng, khi họ cảm thấy thoả mãn, vui vẻ, hài lòng thì lần sau có lẽ họ sẽ tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng và giới thiệu cho người khác biết đến. Vì vậy đối với Ngân hàng đây là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để giữ và lôi cuốn nhằm tăng thêm thị phần khách hàng của mình.

Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Phong cách phục vụ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải thường xuyên có lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức.

Cơ sở vật chất và quy mô hoạt động: Là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước mắt Ngân hàng nên đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.

Độ an toàn: Là yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi họ quyết định gửi tiền vào Ngân hàng. Vì ngoài lãi suất cao Ngân hàng còn phải chú trọng đến độ an toàn của khách hàng. Có thể khách hàng ưa chuộng mức lãi suất vừa phải mà độ an toàn vốn của họ cao hơn là lãi suất cao mà không được an toàn. Vì họ nghĩ ứng với một khoản lợi tức đều kéo theo một rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều. Do đó Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đây là một biện pháp cơ bản để lôi cuốn khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng tiền gửi thanh toán.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của NH. Nó quy định quy mô, kết cấu tài sản sinh lời của NH từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn. Do vậy, phát triển hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết cho bất

cứ NHTM nào.

Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Tuy nhiên, nguồn VHĐ của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của toàn xã hội. Hầu hết các NHTM đều nằm trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Thêm vào đó, trong thời kì cạnh tranh gay gắt như hiện nay với những diễn biến phức tạp và có nhiều biến động thì Ngân hàng luôn phải cố gắng nhiều hơn, ứng biến tốt với các diễn biến kinh tế chung và đổi mới để phát triển ngày càng tốt hơn. Với sự nổ lực không ngừng cùng với quyết tâm của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên, trong những năm qua VietinBank Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của VietinBank Cẩn Thơ trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy trong những năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt, nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, trong đó tốc độ tăng mạnh nhất là tiền gửi dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nên đã tạo nền tảng ổn định. Tiền gửi từ nội tệ liên tục tăng trong khi tiền gửi ngoại tệ biến động. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm và phải dự trữ nhiều nhưng cần được chú trọng gia tăng tiền gửi này vì chi phí thấp, giúp NH mở rộng các sản phẩm, dịch vụ khác. Tiền gửi trung dài hạn có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn huy động khiến NH chưa chủ động trong nguồn vốn này. Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động lớn hơn 1, chứng tỏ NH chủ động hơn trong việc cho vay, nhưng cần đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng tránh tình trạng vay mượn trên thị trường liên NH và sử dụng vốn điều chuyển nhằm giảm bớt chi phí.

Song song với việc gia tăng nguồn vốn huy động là sự tăng trưởng của dư nợ cho vay, NH nên có những biện pháp để quản lý tốt hơn để giảm chi phí tăng thu nhập góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH. Đề tài đã đề cập đến một số rủi ro mà NH có thể gặp phải trong hoạt động huy động vốn như rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất để NH có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Dựa vào thực trạng NH từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp NH nâng cao khả năng huy động vốn. Tuy nhiên cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành địa phương và toàn thể cán bộ, nhân viên NH để khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục đạt được những thành quả cao trong hoạt động NH nói chung và công tác huy động vốn nói riêng.

6.2. KIẾN NGHỊ

Luận văn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn của tôi là đóng góp một phần nhỏ vào những giải pháp chung của VietinBank Cần Thơ nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian tới hướng đến mục tiêu phát triển an toàn và bền vững.

6.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quy định. Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống NH để đảm bảo các chính sách tiền tệ đã ban hành được các NH thực thi nghiêm túc và có hiệu quả. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới, NHNN cần xử lý nhanh, dứt điểm các NH yếu kém để không còn tình trạng chạy đua lãi suất. Ngoài ra, NHNN phải đưa ra các chế tài xử lý thật nghiêm khắc tình trạng vượt trần.

Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng các công cụ thanh toán qua NH. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động huy động vốn của NH theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD phát huy quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Thêm vào đó, NHNN cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc liên kết, hợp tác giữa các NH với nhau, là cầu nối giữa NHTM với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện hơn công nghệ NH.

6.2.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Công thƣơng Việt Nam

Đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt thành lập phòng Marketing hoặc thành lập Website riêng cho các Chi nhánh nếu cần thiết. Xem xét nếu các trang thiết bị NH đã lạc hậu phải đổi mới bằng các trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thị trường để tối đa hóa lợi ích của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác.

Tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, các khóa tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cho các Chi nhánh. Đề ra các chính sách thi đua, khen thưởng và kỷ luật để thúc đẩy các Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư số 14 và 15/2013/TT-NHNN (27/6/2013). Thộng tư quy định lãi suất tối

đa đối với tiền gửi bằng USD và VND, NHNN Việt Nam.

2. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN (03/03/2011). Thông tư quy định mức lãi suất

huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam, NHNN Việt Nam.

3. Thông tư số 04/2011/TT-NHNN (10/3/2011). Thông tư quy định áp dụng lãi suất

trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng, NHNN

Việt Nam.

4. Thông tư số 30/2011/TT-NHNN (28/09/2011). Thông tư quy định lãi suất tối đa

đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, Chi

nhánh Ngân hàng nước ngoài. NHNN Việt Nam.

5. Thông tư 33/2012/TT-NHNN(21/12/2012). Thông tư quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, NHNN Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Thông tư số 16/2013/TT-NHNN (27/06/2013). Thông tư quy định lãi suất cho vay

ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, NHNN Việt Nam.

7. Thông tư 19/2012/TT-NHNN (08/06/2012). Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều

của thông tư số 30/2011/TT-NHNN (28/09/2011) quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tồ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, NHNN Việt Nam.

8. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Về chính sách tín dụng phục vụ phát

triển nông nghiệp, nông thôn.

9. Nghị quyết số 11/NQ-CP (24/02/2011) của Chính phủ. Những giải pháp chủ yếu

tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

10. Nghị quyết 21/NQ-TW (20/1/2003). Bộ chính trị ban hành về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010.

11. Nghị quyết 45/NQ-TW (17/20/2005). Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

12. Luật số 47/2010/QH12 (16/06/2010). Luật các tổ chức tín dụng 2010.

13. Nguyễn Thị Tú Lam, 2010. Quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Phương Đông

14. Nguyễn Huy Anh, 2012. Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, LVTN Đại học Cần Thơ.

15. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần thơ.

16. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

17. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:

http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/events/10/101011.html

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 75)