Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động chung của VietinBank Cần thơ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)

cho thấy lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.740 triệu đồng, tức tăng 14,15% , nguyên nhân một phần là do sự nổ lực trong hoạt động của Ngân hàng như: Tăng cường hoạt động cho vay, giám sát, đôn đốc thu nợ đã làm thu nhập tăng. Lợi nhuận tăng chủ yếu là các khoản thu từ tín dụng, đồng thời Ngân hàng cũng quản lý tốt chi phí nên chi phí không tăng trưởng quá mức làm ảnh hưởng không tốt đến thu nhập. Năm 2013, HĐQT và ban điều hành VietinBank sẽ được bổ sung nhiều chuyên gia tài chính Ngân hàng giàu kinh nghiệm về điều hành tại môi trường Ngân hàng quốc tế do BTMU đề cử. Đây sẽ là một bước tiến mới để nâng cao công tác quản trị điều hành qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của VietinBank Việt Nam nói chung, VietinBank Cần Thơ nói riêng.

3.4 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH TRONG TƢƠNG LAI CỦA VIETINBANK CẦN THƠ

3.4.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động chung của Vietinbank Cần Thơ Thơ

Mục tiêu tổng quát của VietinBank Cần Thơ là bám sát định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, tiếp cận các chương trình kinh tế trọng điểm của Cần Thơ để chủ động bố trí vốn đầu tư, mở rộng dịch vụ, đẩy mạnh công tác huy động vốn. Để thực hiện mục tiêu nói trên, VietinBank Cần Thơ đã đề ra những định hướng trong thời gian tới là:

- Thường xuyên ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, đó là động lực, là đòn bẩy cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược của NH.

- Tập trung biện pháp huy động nguồn vốn bằng nhiều biện pháp, hình thức thích hợp, chính sách khách hàng, lãi suất phù hợp và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, thực hiện các biện pháp để đa dạng hóa khách hàng.

- Tăng cường hơn nữa hoạt động nghiệp vụ truyền thống như: thanh toán quốc tế, phí mậu dịch, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,… nhằm quảng bá thương hiệu Ngân hàng.

- Toàn thể cán bộ công nhân viên VietinBank Cần Thơ nêu cao tinh thần làm việc tự giác, chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, đúng chế độ.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy điều hành, chú trọng phát triển thể chế, nâng cao năng lực điều hành, kiểm soát rủi ro, quản lý tốt tài sản nợ đảm bảo cho NH phát triển ổn định.

- Tiếp tục nâng cao nguồn vốn để tăng cường nội lực, khả năng cạnh tranh. - Tập trung mọi nỗ lực để tìm khách hàng mới nhằm tăng cường dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, chú trọng cho vay các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiêu dùng và khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh để tăng cường huy động huy động vốn và bán lẻ sản phẩm.

- Đa dạng hóa mọi hình thức huy động vốn sao cho phù hợp với tập quán, tâm lý khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ: Mua bán vàng, mua bán ngoại tệ thuận lợi cho khách hàng du lịch, chữa bệnh, đi du học nước ngoài…

- Áp dụng cơ chế lãi suất cho vay, huy động và phi dịch vụ với từng đối tượng khách hàng để lôi cuốn nhiều khách hàng hơn nữa.

- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ quá hạn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã xử lý rủi ro.

- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, phân công cụ thể cho từng phòng ban của Chi nhánh.

- Đặt trọng tâm vào công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, phát triển năng lực cán bộ nhằm đề cử vào nhiệm vụ quản lý, làm lực lượng kế thừa trong tương lai.

3.4.2 Mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2013 của VietinBank Cần Thơ

3.4.2.1 Công tác huy động vốn

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn tại địa bàn, nhất là vốn trung và dài hạn để tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động bằng các công cụ, chính sách thu hút hiệu quả như: chính sách lãi suất, tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa hình thức huy động, nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi thanh toán thông qua việc mở tài khoản và sử dụng dịch vụ Ngân hàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng tài khoản tiền gửi. Mở rộng kênh phân phối dịch vụ thông qua phát triển mạng lưới hoạt động.

- Năm 2013 phấn đấu huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 10% so với năm 2012.

3.4.2.2 Công tác tín dụng

- Thực hiện chiến lược phát triển trên cơ sở vừa mở rộng vừa quản lý được chất lượng tín dụng theo định hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

- Tín dụng sẽ tập trung vào các địa bàn kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ.

- Đầu tư vào những lĩnh vực là thế mạnh của Cần Thơ như: Chế biến thủy sản, gạo xuất khẩu, phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ bản, kinh tế trang trại.

- Ưu tiên vốn đầu tư vào các dự án khả thi theo chính sách mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Chi nhánh chủ động tiếp cận các dự án đầu tư của các doanh nghiệp địa phương cũng như các doanh nghiệp từ địa phương khác đầu tư vào Cần Thơ.

- Dư nợ tín dụng năm 2013 phấn đấu tăng 25% so với năm 2012.

- Tích cực thu hồi nợ quá hạn, giảm dần tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá hạn, phấn đấu giảm dư nợ quá hạn dưới 2,5% trên tổng dư nợ.

3.4.2.3. Các mặt công tác khác

- Thanh toán xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển và chiếm giữ thị phần lớn trong công tác thanh toán quốc tế toàn thành phố.

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng như: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền Moneygram, mua bán ngoại tệ, thanh toán trong nước, dịch vụ bảo lãnh nhằm nâng cao hơn khả năng phục vụ khách hàng, đó là nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG - CHI NHÁNH

CẦN THƠ

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động, duy trì và phát triển của một Ngân hàng. Một Ngân hàng muốn đứng vững và hoạt động tốt thì trước tiên nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo hoạt động tín dụng được thuận lợi. Nguồn vốn của Ngân hàng gồm vốn điều chuyển từ Hội sở, vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng và vốn, các quỹ khác. Với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp linh hoạt điều chỉnh lãi suất đầu vào, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng các tính năng ưu việt của sản phẩm dịch vụ VietinBank… Mặt khác, cán bộ của Chi nhánh tích cực bám sát khách hàng, tư vấn, tiếp thị khách hàng đến giao dịch tại VietinBank… nhờ vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng và ổn định hơn. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ đã có sự thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đẩu năm 2013 xem bảng 4.1.

Bảng số liệu 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn có sự thay đổi không rõ rệt qua các năm, sự thay đổi này của tổng nguồn vốn chủ yếu là do tác động của nguồn vốn huy động, vì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn của Chi nhánh tăng qua 2 năm 2010, 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2011 đạt 2.619.714 triệu đồng, tăng 145.156 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 5,87%. Trong năm 2011, nền kinh tế gặp khó khăn, các khách hàng chọn cách gửi tiền vào Ngân hàng để tránh rủi ro thay vì đầu tư kinh doanh, do đó vốn huy động của Chi nhánh tăng lên làm cho tổng nguồn vốn tăng. Năm 2012, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2.564.136 triệu đồng, giảm 55.578 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 2,12%. Vốn huy động năm 2012 của Chi nhánh tiếp tục tăng, nhưng do vốn điều chuyển của Chi nhánh giảm xuống nhiều hơn nên tổng nguồn vốn giảm nhẹ. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động tăng, vống điều chuyển giảm nhưng không đáng kể so với cùng kỳ 2012. Vì vậy, đã góp phần làm cho tổng nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 179.855 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % VHĐ 1.979.646 2.220.097 2.289.407 2.083.980 2.236.732 240.415 12,15 69.309 3,12 152.752 7,33 VĐC 462.658 377.681 262.665 237.696 264.139 (84.977) (18,38) (115.016) (30,45) 26.443 11,12 Vốn và các quỹ 32.254 21.936 12.065 14.376 15.036 (10.318) (31,99) (9.871) (45,00) 660 4,59 Tổng cộng 2.474.558 2.619.714 2.564.137 2.336.052 2.515.907 145.156 5,87 (55.578) (2,12) 179.855 7,70

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)

Vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2011, vốn huy động của Chi nhánh đạt 2.220.097 triệu đồng, tăng 240.451 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 12,15%. Năm 2011, trước diễn biến khó khăn của nền kinh tế, khách hàng chọn cách gửi tiền vào Ngân hàng nhằm sinh lợi nhiều hơn thay vì đầu tư hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “Tiết kiệm bằng thẻ - Tích điểm nhận quà”, “Gửi tiền ngay – Quay trúng lớn”,…, tuyên truyền và thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng. Chi nhánh cũng kết hợp với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn thực hiện mở thẻ tín dụng với nhiều ưu dãi cho khách hàng cũng làm tăng lượng tiền gửi. Năm 2012, vốn huy động của Chi nhánh đạt 2.289.407 triệu đồng, tiếp tục tăng 69.309 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 3,12%. Tình hình kinh tế năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, lãi suất huy động vốn giảm dẫn đến việc huy động vốn cũng ít thuận lợi hơn nên tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2011. Tuy vậy, Chi nhánh đã rất nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn với nhiều hình thức và các chương trình ưu đãi khi gửi tiết kiệm vẫn được Chi nhánh ưu tiên thực hiện đồng thời Chi nhánh cũng điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm phù hợp hơn nhằm thu hút khách hàng. Năm 2013, lãi suất huy động không khả quan lắm. Hiển nhiên, lãi suất cao thì người gửi tiền sẽ gửi nhiều hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lãi suất đến phản ứng người gửi tiền không phải lúc nào cũng theo chiều thuận và có thể không giống nhau giữa các thời kỳ. Điều này khá đúng ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm nhưng huy động tiền gửi vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng khá tốt. Cụ thể, tại VietinBank Cần Thơ vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng 152.752 triệu đồng, tức tăng 7,33% so với cùng kỳ năm 2012.

Vốn điều chuyển là nguồn vốn chuyển từ Hội sở nhằm bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Chi nhánh. Vốn điều chuyển của Chi nhánh giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 vốn điều chuyển giảm 18,38% so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục giảm 30,45% so với năm 2011. Do việc huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh đạt hiệu quả cao nên lượng vốn điều chuyển từ Hội sở giảm dần. Mặt khác, chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn cho vốn huy động nên Chi nhánh cũng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển giảm 26.433 triệu đồng tương đương 11,12% so với cùng kỳ năm 2012. Sử dụng nguồn vốn huy động tuy thanh khoản nhanh nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Vì vậy, Ngân hàng thực

hiện giảm vốn điều chuyển để giảm thiểu chi phí sử sụng vốn điều chuyển nhằm gia tăng lợi nhuận.

Trong tổng nguổn vốn của Ngân hàng, ngoài vốn huy động, vốn điều chuyển, còn có vốn và các quỹ. Vốn và các quỹ bao gồm vốn vay từ tổ chức tín dụng khác, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển,… Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua cá năm do việc huy động vốn đạt hiệu quả đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VietinBank Cần Thơ được chia thành nguồn vốn huy động không kỳ hạn và nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn này được thể hiện ở bảng 4.2.

Từ số liệu bảng 4.2 ta thấy, năm 2010 nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 555.418 triệu đồng chiếm 28,89% trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn năm 2010. Nguồn vốn này giảm 221.955 triệu đồng ở năm 2011 tương đương 38,16%. Nguyên nhân chính là do đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp luôn gặp vấn đề về vốn, một số doanh nghiệp gửi tiền không lâu đã đến Ngân hàng rút tiền để tiến hành các hoạt động cấp thiết của họ. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn trong Ngân hàng luôn không ổn định. Bên canh đó, tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 lại tăng mạnh so với 2010 chủ yếu là vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguyên nhân là do năm 2011, việc cạnh tranh vốn của các Ngân hàng đã đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao, thu hút được nhiều nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư đặc biệt là nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn. Để giải quyết tình trạng tăng lãi suất huy động NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định về trần lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam là 14% cho các NHTM, sau đó tiếp tục ban hành Thông tư 04/2011/TT- NHNN vào ngày 10/3/2011, bổ sung cụ thể hơn vào Thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011. Chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của VietinBank Việt Nam nên Chi nhánh luôn tuân thủ những quy định, chính sách của Nhà nước. Và với chính sách lãi suất linh hoạt VietinBank Cần Thơ luôn tạo niềm tin và giữ chân được khách hàng. Mặc dù, việc cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng luôn diễn ra nhưng ít ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Chi nhánh.

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VietinBank Cần Thơ từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % TGKKH 555.418 343.463 312.737 286.572 305.107 (211.955) (38,16) (30.726) (8,95) 18.535 6,47 TGCKH 1.366.820 1.841.139 1.878.635 1.735.418 1.841.023 474.319 34,70 37.496 2,04 105.605 6,09 - Dưới 12 th 1.211.448 1.660.210 1.514.879 1.388.062 1.452.598 448.762 37,04 (145.331) (8,75) 64.536 4,65 - Trên 12 th 206.591 220.762 364.903 347.356 388.434 14.171 6,86 144.141 65,29 41.078 11,83 Tổng cộng 1.922.238 2.184.602 2.191.372 2.021.990 2.146.139 262.364 13,65 6.770 0,31 124.149 6,14

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)