Tổng vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)

Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên lĩnh vực này. Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy năm 2010 vốn huy động/tổng nguồn vốn là 80,00%, có nghĩa là trong 1 nguồn vốn thì có 0,8 đồng là vốn huy động phần vốn còn lại Ngân hàng phải dựa vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Một tín hiệu khá tốt đó là chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm, năm 2011 tăng lên 81,63%, năm 2012 là 93,37% và 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động chiếm 88,90%/tổng VHĐ cao hơn cùng ký năm 2012. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn ngày càng đạt kết quả cao, Ngân hàng giảm việc xin điều chuyển vốn từ hội sở, sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng nhiều hơn nên sẽ làm giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ về lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị

thế của Ngân hàng ngày được củng cố và phát triển.

4.3.2. Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay của Ngân hàng. Qua các năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1, cho thấy Ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay, nhưng cần đầy mạnh huy động vốn tránh sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở làm gia tăng chi phí lãi qua việc điều chuyển vốn. Từ đó, gia tăng chi phí làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2010 tổng dư nợ/tổng vốn hoạt động bằng 1,14 lần lớn hơn 1, có nghĩa là trong 1,14 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở.

Theo nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Các Ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định. Do đó nhu cầu vay vốn tăng mạnh, Ngân hàng cũng đã cố gắng trong công tác huy động vốn, kết quả là vốn huy động được có tăng nhưng tốc tộ tăng của tổng dư nợ lại nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Năm tiếp theo 2011 tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối tốt, vốn huy động tăng và có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế được thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào hoạt động tín dụng.

Năm 2012, tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 1,08 lần nhưng vẫn lớn hơn 1, tổng dư nợ vẫn cao hơn so với số vốn huy động, Tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn của khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhu cầu đó bằng vốn huy động có xu hướng giảm dần. Năm 2011 trong 1,22 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 1,08 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, tỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ vốn huy động của Ngân hàng đã có thể đủ để đáp ứng cho phần lớn nhu cầu vay vốn của Ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 1,07 lần, 6 tháng 2013 là 1,10 lần Ngân hàng cần phải chú ý cần tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh tình trạng vay mượn trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao, ảnh hưởng đấn lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng ngày càng cao, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín

dụng mà không cần điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Giúp việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

4.3.3. Chi phí lãi HĐV/Tổng VHĐ:

Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy chi phí trả lãi huy động trên tổng vốn huy động tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, từ năm 2010 là 11,17% tăng lên 30,88% năm 2011, giảm nhẹ xuống 28,60% năm 2012. Năm 2010 NHNN chỉ đạo trần lãi suất huy động không vượt quá 14%/năm từ giữa tháng 12 năm 2010. Sang năm 2011 lãi suất huy động theo Thông tư số 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 3/3/2011, lãi suất huy động VNĐ của các tổ chức tín dụng tối đa là 14%/năm, nguyên nhân là do này cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng bắt đầu tăng cao, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh nên các Ngân hàng thương mại đã từng bước công bố tăng lãi suất huy động. Thêm vào đó là việc Ngân hàng Nhà Nước thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% ở những tháng cuối năm 2010 đã làm lãi suất huy động ngay lập tức tăng, tại thời điểm đó, các thành viên hiệp hội Ngân hàng cũng đã đồng thuận duy trì lãi suất huy động VNĐ không quá 12%/năm. Trên thực tế, hầu hết các Ngân hàng đến thời điểm này đều tăng lãi suất lên mức trên 13%/năm.

Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, Ngân hàng Nhà Nước đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các Ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phép các Ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận nhưng trước việc chạy đua lãi suất, Ngân hàng Nhà Nước đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, từ đầu năm 2012 đến nay Ngân hàng Nhà Nước đã liên tục giảm mức trần lãi suất huy động tiền gửi, đến thời điểm hiện theo Thông tư số 19/2012/TT –NHNN ngày 8/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT - NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam: Tiền gửi không kỳ hạn lãi suất tối đa là 2%/năm, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lãi suất tối đa là 9%/năm. Chính vì vậy, lãi suất đầu vào đã bắt đầu hạ nhiệt. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2012 chi phí lãi HĐV/tổng VHĐ là 17,40%, 6 tháng đầu năm 2013 là 18,41%. Chi phí trả lãi huy động vốn tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012, dễ thầy được chi phí lãi tăng vì nguồn vốn huy động của 6 tháng 2013 tăng mạnh so với cùng kỳ 2012. Mặc dù, lãi suất huy động ở những tháng đầu năm 2013 giảm từ 7,5% xuống còn 7% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng do NHNN quy định nhưng vốn huy động vẫn tăng so với cùng kỳ 2012.

4.3.4. Chi phí phi lãi HĐV/ Tổng VHĐ

Để thực hiện được công tác huy động ngoài những chi phí thuần về lãi suất để huy động được vốn, Ngân hàng cũng cần bỏ ra những khoản chi phí để phục vụ cho quá trình huy động vốn như chi phí cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản, chi phí phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn… Chỉ tiêu chi phí phi lãi HĐV/ Tổng VHĐ luôn chiếm tỷ lệ thấp (không quá 1% ở giai đoạn 2010 - 2012) và có xu hướng tăng qua các năm. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn như hiện nay thì Ngân hàng cũng phải gia tăng chi phí cho công tác marketing cũng như các chương trình khuyến mãi, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để gia tăng nguồn vốn huy động cho hoạt động của Ngân hàng. Từ đó có thể thấy, chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ ở 6 tháng đầu năm 2013 là 0,59% cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 và có thể giải thích vì sao chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ ở những năm sau có xu hướng tăng so với các năm trước.

4.3.5. Thu nhập lãi/Tổng VHĐ

Chỉ số này cho biết lãi suất nhận được từ tín dụng so với vốn huy động, qua đó thể hiện quy mô vốn huy động của Ngân hàng. Cũng giống như chi phí trả lãi huy động trên tổng vốn huy động, thu nhập lãi trên tổng vốn huy động cũng có xu hướng biến động. Tỷ số này tăng đột biến trong năm 2011 với 34,23% và giảm nhẹ trong năm 2012 với 29,73%. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện các chính sách thu hồi nợ tồn đọng kịp thời cho các khoản tín dụng của Ngân hàng qua đó làm giảm nợ xấu và tăng nguồn thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp để gia tăng nguồn thu nhập từ lãi. Vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng mạnh giúp ít cho tăng trưởng tín dụng, kết hợp với quản lí chặt chẽ tình hình nợ xấu, làm tốt các khâu tín dụng sẽ giúp cho thu nhập lãi của Ngân hàng tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập từ lãi trên vốn huy động giảm còn 17,25% so với 2012. Điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng vẫn chưa có sự ổn định, cần có các biện pháp để sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả hơn để tạo ra nguồn thu nhập cao cho NH.

4.3.6. Chênh lệch thu chi lãi HĐV/chi phí lãi HĐV

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được. Chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi HĐV/chi phí lãi HĐV có xu hướng giảm từ 2010 đến 2012, cho thấy việc sử dụng đồng vốn huy động được của Ngân hàng vào các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận chưa đạt hiệu quả. Năm 2010 chỉ tiêu này đạt 0,19 lần có nghĩa là với 1 đồng chi phí mà

Ngân hàng bỏ ra thì Ngân hàng kiếm được 0,19 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, số tiền Ngân hàng thu được từ 1 đồng chi phí giảm lên 0,11 đồng, bước sang năm 2012 con số này đã là 0,04. Nguyên nhân là do chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn còn quá cao dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Nhìn chung, chỉ tiêu này giảm là một dấu hiệu không khả quan đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này là 0,03 lần tương đương so với 6 tháng đầu năm 2012 cũng là 0,03 lần. Tuy nhiên, đối với giá trị của chỉ tiêu này thì Ngân hàng vẫn đang có lợi nhuận. Ngân hàng cần có các phương án để tối thiểu hóa chi phí huy động vốn. Bên cạnh đó, đưa ra mục tiêu về doanh thu một cách cụ thể, cùng các chính sách khen thưởng hợp lý dành cho nhân viên Ngân hàng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của họ. Có như thế mới làm tăng thu nhập cho Ngân hàng.

4.3.7. Tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong tổng nguồn VHĐ

Tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ được chia thành tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá; được trình bày cụ thể trong hình 4.1. Từ đó thấy được, tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế tương đương nhau, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… do đó, qua việc xác định cơ cấuvốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóachi phí đầu vào cho Ngân hàng.

47,28 48,92 45,15 50,09 44,94 52,16 48,58 50,57 49,65 50,96 1,77 1,43 4,28 1,33 2,90 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 Năm % PHGTCG TGTCKT TGDC

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)

Hình 4.1: Tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong nguồn vốn huy động của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ

Nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng của tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế xấp xỉ nhau và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tồng nguồn vốn huy động được qua các năm, nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá luôn có tỳ trọng thấp nhất trong tồng nguồn vốn huy động. Năm 2010, TGDC chiếm 44,94%/tổng VHĐ, TGTCKT chiếm 52,16% và thấp nhất là PHGTCG chỉ chiếm 2,90%. Đến năm 2011 TGDC tăng lên 50,09%/Tổng VHĐ. Đứng thứ hai là TGTCKT 48,58%, thấp nhất vẫn là PHGTCG. Năm tiếp theo, TGDC và TGTCKT vẫn chiếm tỷ trọng cao, PHGTCG tăng lên 4,28%. Tình hình 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng 2013 tỷ trọng của 2 nguồn tiền này cũng chiếm phần lớn nguồn vốn huy động. Qua việc xem xét tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động ta có thể thấy được Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ TGDC và TGTCKT. Thấp nhất là huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá vì Ngân hàng rất ít sử dụng hình thức huy động vốn này. Nguyên nhân làm cho 2 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng VHĐ của VietinBank Cần Thơ là do Ngân hàng sẳn sàng trả chi phí cao hơn để huy động nguồn vốn này vì tính ổn định và giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động huy động vốn. Cũng trong những năm này PHGTCG chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng VHĐ, việc phát hành GTCG có xu hướng giảm do khách hàng chưa quan tâm nhiều, lãi suất không hấp dẫn, lượng ngoại tệ trên địa bàn không nhiều.

4.3.8. Phân tích lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng đầu ra của Ngân hàng

Khi phân tích thu nhập thì nhà phân tích luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng, còn khi phân tích chi phí thì yếu tố lãi suất bình quân đầu vào cũng được các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hai loại lãi suất này được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013

Tổng thu nhập lãi 263.433 759.919 680.604 375.284 424.632 Tổng tài sản sinh lời 2.254.417 2.713.981 2.466.717 2.231.914 2.461.987 Tổng chi phí trả lãi 221.138 685.547 654.797 362.684 411.709 Tổng vốn chịu lãi 2.442.304 2.597.778 2.552.072 2.321.676 2.500.871

LSBQ đầu vào 9,05 26,39 25,66 15,62 16,46

LSBQ đầu ra 11,68 28,00 27,59 16,81 17,25

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ)

Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của Ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Từ những tháng cuối năm 2011 cho đến nay NHNN qui định mức trần lãi suất huy động để nhằm hạn chế tình trạng chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng, vì vậy đã giảm được sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng về lãi suất huy động vốn. Mức trần lãi suất huy động vốn giúp các Ngân hàng bình đẳng nhau về lãi suất huy động vốn, chính vì vậy Ngân hàng phải thường xuyên có những chương trình khuyến mãi như quay số trúng thưởng chẳng hạn, trong các dịp lễ lớn cũng phải tặng quà cho khách

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)