Cơ quan du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 40 - 43)

Cơ quan Du lịch Thái lan có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xúc tiến du lịch, thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch của người Thái;

- Bảo tồn nét đẹp của người Thái, giá trị cổ, đồ cổ, lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, thể thao, cách mạng công nghệ và các hoạt động khác nhằm thu hút du lịch;

- Tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho khách du lịch;

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa người với người thông qua du lịch;

- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, bao gồm cả quản lý chất lượng các loại hình cơ sở lưu trú du lịch;

- Cố vấn và khuyến nghị các biện pháp hợp tác và điều phối về du lịch với các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức, Viện nghiên cứu và khối kinh tế tư nhân trong và ngoài nước;

- Xúc tiến, hợp tác và tổ chức các khóa đào tạo, học tập nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức;

- Khảo sát và tích hợp số liệu, các bằng chứng từ Chính phủ, các tổ chức, Viện nghiên cứu và khối kinh tế tư nhân hiện đang điều hành ngành du lịch để phát triển, hoàn thiện dữ liệu thống kê ngành du lịch;

- Khảo sát và xác định các khu vực, điểm du lịch và nguồn tài nguyên du lịch dự kiến sẽ bảo tồn để Nhà nước quản lý; Cơ quan du lịch Thái Lan kiểm soát thông qua các Nghị định của Chính phủ;

- Khảo sát, lập kế hoạch, tổ chức, xây dựng, xúc tiến, bảo tồn phát triển các điểm tham quan du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và chất lượng môi trường theo quy định của luật pháp;

- Triển khai các hoạt động trong ngành du lịch bao gồm hoạt động đầu tư, đồng thời đầu tư để phát triển du lịch hoặc phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất cho ngành du lịch;

- Là người đại diện vay các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển du lịch;

- Cấp vốn cho các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch;

- Xử lý các công việc có liên quan tới mục đích của Cơ quan du lịch Thái Lan.

1.3.1.3. Quản lý cơ sở lưu trú du lịch ở Thái Lan [49]

Về cơ bản, cũng giống như các quốc gia khác, Thái Lan định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng và phục vụ một số nhu cầu khác như ăn, uống cho khách du lịch. Tùy theo tính chất và quy mô, Thái Lan chia cơ sở lưu trú du lịch thành các loại chủ yếu sau:

- Khách sạn, xếp hạng từ 1 - 5 sao;

- Khách sạn nghỉ dưỡng, xếp hạng từ 1 - 5 sao;

- Căn hộ cho khách du lịch thuê, xếp hạng từ 1 - 5 sao; - Nhà nghỉ du lịch, xếp hạng từ 1 - 5 sao.

Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quy hoạch, kiểm tra, giám sát dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc, triển khai thống kê, dự báo sự nhu cầu buồng khách sạn trong các thời kỳ. Cơ quan Du lịch Thái Lan chia thành nhiều vùng khác nhau giống như các Sở quản lý du lịch ở địa phương của Việt Nam nhưng về mặt địa lý và lãnh thổ thì rộng lớn hơn, phân theo vùng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tuân thủ quy định luật pháp của các Bộ khác nhau như Lao động, Môi trường, Y tế,…. Cơ quan Du lịch Thái Lan - Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan hiện quản lý cơ sở lưu trú du lịch theo Sắc lệnh Khách sạn 2004, theo đó tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là công cụ quản lý quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch, tuy nhiên việc đánh giá chất lượng hạng sao lại giao cho Ủy ban xếp hạng, Cơ quan Du lịch Thái là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất, điều chỉnh các hoạt động của Hiệp hội Khách sạn, đơn vị thừa hành và tự điều chỉnh môi trường kinh doanh khách sạn, sản phẩm của Hiệp hội Khách sạn phải đảm bảo cho khách du lịch được nghỉ ngơi tại cơ sở có chất lượng tương ứng với số tiền của họ bỏ ra trong suốt hành trình tham quan của họ, tiêu chuẩn và cách thức xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, vấn đề hậu kiểm chất lượng cơ sở lưu trú du lịch tạo sự minh bạch thông tin, góp phần đảm bảo mong muốn của khách và sự công bằng của môi trường kinh doanh khách sạn nói chung.

Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của Thái Lan là kết quả hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân với mục đích góp phần tạo hình ảnh tốt về ngành du lịch Thái. Hiện nay, Thái Lan bắt đầu áp dụng việc xếp hạng khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch mang tính bắt buộc, thống nhất trong toàn quốc do Ủy ban xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thuộc Cơ quan Du lịch Thái Lan chịu trách nhiệm đánh giá, thực hiện. Ủy ban gồm các thành viên từ Hiệp hội khách sạn, Tổ chức Tiêu chuẩn khách sạn, đại

diện học giả từ Đại học Rangit và Đại học Mahidol, Hiệp hội Lữ hành, Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vùng, đại diện Bộ Nội vụ, Văn phòng phát triển du lịch, Cơ quan Du lịch Thái Lan và đại diện Ủy ban cố vấn về tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Bên cạnh việc bắt buộc phải thực hiện xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, Thái Lan hiện nay đang triển khai rộng rãi chương trình “Lá xanh” và chương trình “khách sạn không thuốc lá”. Đây là hai chương trình không bắt buộc về mặt hành chính, chủ yếu khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch ở Thái Lan tự nguyện áp dụng với một mức kinh phí hỗ trợ nhất định. Hiện “Lá xanh” đang được các khách sạn Thái Lan hưởng ứng tích cực và đã trở thành thương hiệu tốt, nổi tiếng đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch, ngoài các mục tiêu là hướng cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh theo pháp luật (Sắc lệnh về khách sạn 2004 và các văn bản pháp luật khác có liên quan), việc phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp ở Thái Lan tương đối rõ, việc sử dụng công cụ xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và các chương trình có liên quan như chương trình “Lá xanh”, chương trình “khách sạn không thuốc lá” đã trở thành thương hiệu quốc gia, quản lý nhà nước gián tiếp tác động vào doanh nghiệp và đưa lợi ích, thương hiệu của doanh nghiệp thành mục tiêu phát triển quốc gia chứ không phải quản lý, điều chỉnh doanh nghiệp một cách riêng rẽ, sự vụ và chạy theo sự phát triển của từng loại hình, từng doanh nghiệp cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)