Đánh giá theo loại hình cơ sở lưu trú du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 61 - 63)

Theo quy định của Luật Du lịch, cơ sở lưu trú du lịch gồm các loại hình: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà khách và một số loại hình CSLTDL khác (Bảng 2.2) được đánh giá như sau:

- Khách sạn: Có khoảng 4.280 cơ sở với 97.833 buồng, chiếm 50,35%

tổng số CSLTDL và chiếm 57,38% tổng số buồng trên cả nước. Số lượng khách sạn phân bố tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch trên cả nước. Hiện nay, một số địa phương xa trung tâm du lịch, CSLTDL có quy mô rất nhỏ dưới 10 buồng nhưng vẫn mang tên khách sạn, điều này gây nhầm lẫn cho khách và gây sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Khách sạn nhỏ, lẻ và phát triển tự phát, cơ sở vật chất tương đối nghèo nàn, quản lý chủ yếu theo dạng gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số CSLTDL nói chung của cả nước, thực tế này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du

lịch Việt Nam nói chung và khả năng thu hút khách lưu trú dài ngày tại Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực lưu trú du lịch.

- Làng Du lịch: Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 67 Làng Du lịch (Kết

quả điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) với 4.656 buồng, chiếm 0,79% tổng số CSLTDL và 2,73% tổng số buồng trong cả nước, tập trung chủ yếu tại các địa phương, địa điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn về mặt sinh thái, môi trường [5].

Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú du lịch phân theo loại hình

Loại hình cơ sở lƣu trú Số lƣợng cơ sở lƣu trú Tỷ trọng (%) Số buồng Tỷ trọng (%) Khách sạn 4.280 50,35 97.833 57,38 Làng du lịch 67 0,79 4.656 2,73 Biệt thự du lịch 64 0,75 1.080 0,63 Căn hộ du lịch 59 0,69 566 0,33 Nhà nghỉ du lịch 3350 39,41 56.345 33,05 Bãi cắm trại du lịch 48 0,56 567 0,33 Cơ sở lưu trú khác 632 7,44 9.456 5,55

Nguồn: Vụ Khách sạn - Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2005 - Biệt thự du lịch: Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước khoảng 64 Biệt

thự du lịch với 1.080 buồng, chiếm 0,75% tổng số CSLTDL và 0,63% tổng số buồng trong cả nước, tập trung tại một số địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng và Hải Phòng [5].

- Căn hộ du lịch: Có 59 căn hộ với 566 buồng, chiếm 0,69% tổng số

CSLTDL và 0,33% tổng số buồng trong cả nước. Quy mô của căn hộ du lịch rất đa dạng từ vài buồng đến hàng trăm buồng. Các căn hộ du lịch trước đây chỉ cho thuê dài hạn nhưng hiện nay do nhu cầu lưu trú của khách tăng cao nên các loại CSLTDL này phục vụ cả đối tượng khách lưu trú ngắn ngày gồm

khách du lịch, khách thương gia và người nước ngoài có nhu cầu lưu trú dài hạn tại Việt Nam.

- Nhà nghỉ du lịch: Có 3.350 CSLTDL với 56.345 buồng, chiếm 39,41%

tổng số CSLTDL và 33,05% tổng số buồng trong cả nước. Xét về số lượng, nhà nghỉ là loại CSLTDL có số lượng lớn thứ hai sau khách sạn nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ, phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước, chất lượng yếu, không có khả năng hoặc khả năng rất yếu để phục vụ khách du lịch.

- Bãi cắm trại du lịch: Có 48 CSLTDL được xem là bãi cắm trại với 567

buồng lưu trú xen kẽ trong Bãi cắm trại. Bãi cắm trại chiếm 0,56% tổng số CSLTDL và 0,33% tổng số buồng trong cả nước. Bãi cắm trại là loại CSLTDL còn mới, khách có khả năng chi trả không cao, do đó chất lượng bãi cắm trại vẫn còn hạn chế và chưa phổ biến ở Việt Nam.

- Cơ sở lưu trú du lịch khác: có 642 CSLTDL với 9.456 buồng, chiếm

7,44% tổng số CSLTDL và 5,55% số buồng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 61 - 63)