Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 122 - 124)

- Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các cấp cải cách hành chính theo Nghị quyết của Đảng và chương trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ Nội vụ đã được Chính phủ phê duyệt.

- Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch, dự báo của Ngành Du lịch đã được phê duyệt, Chính phủ điều chỉnh kiến trúc, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch phát triển lưu trú du lịch. Chính phủ,

UBND các cấp cần quy hoạch, dành đất để xây dựng khách sạn hoặc tổ hợp thương mại, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương và nghiên cứu nhu cầu của khách. Địa phương phải nghiêm chỉnh thực hiện việc cấp phép để xây dựng, tránh hiện tượng cấp phép cho các nhà đầu tư không có tiềm lực nhưng vẫn xin đất để đầu cơ, kinh doanh cho mục đích khác.

- Thứ ba, công khai dự báo chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng hợp số liệu của các Bộ, ngành; các giải pháp về vận chuyển hàng không và cam kết mở rộng năng lực đón khách của các sân bay

quốc tế tại Việt Nam. Dấu hiệu vượt trội của nền kinh tế và du lịch, thể hiện

sự phát triển bền vững ở các mục tiêu, nhà đầu tư, công ty tư vấn sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đầu tư hay không đầu tư vào lưu trú du lịch, bởi tăng trưởng của lưu trú du lịch phần lớn gắn liền với tăng trưởng của kinh tế, xã hội nói chung và hạ tầng du lịch. Bên cạnh việc phát triển hàng không nội địa, Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi cho các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát triển; phát triển mạnh về chất đối với hệ thống giao thông Bắc - Nam, miễn thị thực hơn nữa cho khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò là người kết nối sự phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp; xây dựng cơ chế rõ ràng trong việc cung cấp thông tin rộng rãi, thống nhất, cập nhật dự báo phát triển để các nhà đầu tư và toàn xã hội hiểu rõ về xu hướng phát triển của du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng, từ đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, không phải đến lúc thị trường quá nóng nhà đầu tư mới biết đến, thì bắt đầu chậm và có nguy cơ lỡ cơ hội do tiến độ xây dựng CSLTDL quy mô lớn thường mất từ 2 - 4 năm.

- Thứ tư: Khuyến khích tăng cung về cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng. Chính phủ chỉ đạo Ngành Du lịch và các bên liên quan thực hiện mạnh mẽ việc cho liên doanh, chuyển đổi sở hữu hoặc nâng cấp các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức với các đối tác có tiềm lực để có được hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách.

- Thứ năm, tăng thẩm quyền cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngành Du lịch cần đầy đủ quyền lực thực hiện triển khai quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo thực hiện quy hoạch đúng chất lượng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ mạnh trong lĩnh vực xử phạt hành chính, đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 122 - 124)