Điều 10 Luật du lịch nêu nội dung quản lý nhà nước về du lịch và Mục 4, chương VI của Luật Du lịch quy định chi tiết đối với kinh doanh lưu trú du lịch, các hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch, căn cứ theo đó cùng với các văn bản hiện hành của Tổng cục Du lịch quy định về chức năng,
nhiệm vụ và bộ máy của các đơn vị thành viên thì, quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vi cả nước;
- Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lưu trú du lịch;
- Phối hợp tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ liên quan đến lưu trú du lịch;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, cung và cầu du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại các địa phương trong cả nước;
- Tổ chức hợp tác quốc tế trong lưu trú du lịch, phối hợp với các bên liên quan xúc tiến hình ảnh cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam trong và ngoài nước;
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mô hình tổ chức quản lý nhà nước về lưu trú du lịch theo chiều ngang và chiều dọc từ Trung ương đến địa phương trong quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, nội dung phối hợp quản lý đối với các bộ, ngành, các cấp có liên quan;
- Xác định chủ thể, điều kiện được phép kinh doanh lưu trú du lịch; - Phân loại cơ sở lưu trú du lịch và tổ chức thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Phân biệt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch;
- Phối hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú du lịch;
- Tham gia công tác cải cách hành chính của Ngành Du lịch và các bộ, ngành, các cấp có liên quan đến lưu trú du lịch.
1.3.Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về cơ sở lƣu trú du lịch của một số nƣớc trong khu vực
Việt Nam hiện là nước có nền kinh tế tăng trưởng, phát triển vào hạng nhanh nhất của thế giới, tốc độ trung bình hàng năm khoảng 8% (từ năm 2007 trở về trước) [42], trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề cải cách hành chính, thay đổi phương thức xây dựng và thực thi nền hành chính quốc gia.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, du lịch, một số quốc gia trong khu vực có đặc điểm văn hóa, địa lý, lịch sử và xuất phát điểm kinh tế tương đối tương đồng đã có những thay đổi và cải cách mạnh mẽ, góp phần trở thành động lực quyết định đưa nền kinh tế đất nước phát triển, đặc biệt là Thái Lan, Ma-lay-xi-a. Trong lĩnh vực quản lý lưu trú du lịch, Ngành du lịch Việt Nam cũng cần tiếp thu nhiều kinh nghiệm đưa điểm đến Việt Nam sánh ngang hai cường quốc du lịch ở Đông Nam Á này. Trong phạm vi luận văn, tác giả đề cập sơ lược mô hình, kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về du lịch và lưu trú du lịch của Thái Lan và Malayxia.
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác quản lý, xúc tiến, hỗ trợ và phát triển các lĩnh vực du lịch, thể thao, giáo dục thể thao và những nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch Thái Lan. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan có 4 văn phòng trực thuộc bao gồm:
- Văn phòng Bộ trưởng; - Văn phòng thư ký;
- Văn phòng thể thao và giải trí; - Văn phòng phát triển du lịch.
Bộ Du lịch và Thể thao là cơ quan chính chịu trách nhiệm đưa Thái Lan trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của châu Á, mang văn hóa Thái Lan ra thế giới bên ngoài; thúc đẩy, phát triển Thái Lan trở thành cường quốc thể thao trong khu vực nhằm tạo thu nhập, công việc và mang lại thể chất khỏe mạnh cho người dân Thái Lan
Bên cạnh bộ máy của Bộ được tổ chức tổng hợp, khoa học, tập trung sức mạnh vào việc hành pháp thông qua Cơ quan Du lịch và Cơ quan Thể thao Thái Lan.
Cơ quan giúp việc cho Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan là Văn phòng phát triển du lịch, tuy nhiên đơn vị trực tiếp thừa hành các biện pháp xúc tiến, thúc đẩy du lịch phát triển là Cơ quan du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand).
1.3.1.1. Văn phòng phát triển du lịch (Office of Tourism Development)
Văn phòng Phát triển Du lịch có nhiệm vụ và trách nhiệm phát triển tiêu chuẩn dịch vụ du lịch và xây dựng điểm đến cho du khách, bao gồm cả việc hỗ trợ tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp du lịch và hướng dẫn viên, là nơi khởi xướng việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch bền vững của đất nước.
Trách nhiệm và chức năng chính của Văn phòng Phát triển Du lịch Thái Lan bao gồm:
- Nghiên cứu, phân tích và thống kê số liệu liên quan đến du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch phù hợp với kế hoạch và chính sách chung của quốc gia;
- Tạo lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch bao gồm điều phối, xúc tiến và hỗ trợ thực hiện kế hoạch;
- Tạo lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp du lịch, tổ chức đăng ký quản lý hướng dẫn viên du lịch. Thực hiện công tác xúc tiến, điều phối và hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch;
- Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới doanh nghiệp kinh doanh du lịch;
- Giám sát và theo dõi tình hình phát triển du lịch của đất nước;
- Thúc đẩy; hỗ trợ việc kinh doanh phim bao gồm cả sản xuất, dịch vụ; - Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Bộ và của Nội các Thái Lan.
1.3.1.2. Cơ quan du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand)
Cơ quan Du lịch Thái lan có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xúc tiến du lịch, thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch của người Thái;
- Bảo tồn nét đẹp của người Thái, giá trị cổ, đồ cổ, lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, thể thao, cách mạng công nghệ và các hoạt động khác nhằm thu hút du lịch;
- Tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho khách du lịch;
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa người với người thông qua du lịch;
- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, bao gồm cả quản lý chất lượng các loại hình cơ sở lưu trú du lịch;
- Cố vấn và khuyến nghị các biện pháp hợp tác và điều phối về du lịch với các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức, Viện nghiên cứu và khối kinh tế tư nhân trong và ngoài nước;
- Xúc tiến, hợp tác và tổ chức các khóa đào tạo, học tập nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức;
- Khảo sát và tích hợp số liệu, các bằng chứng từ Chính phủ, các tổ chức, Viện nghiên cứu và khối kinh tế tư nhân hiện đang điều hành ngành du lịch để phát triển, hoàn thiện dữ liệu thống kê ngành du lịch;
- Khảo sát và xác định các khu vực, điểm du lịch và nguồn tài nguyên du lịch dự kiến sẽ bảo tồn để Nhà nước quản lý; Cơ quan du lịch Thái Lan kiểm soát thông qua các Nghị định của Chính phủ;
- Khảo sát, lập kế hoạch, tổ chức, xây dựng, xúc tiến, bảo tồn phát triển các điểm tham quan du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và chất lượng môi trường theo quy định của luật pháp;
- Triển khai các hoạt động trong ngành du lịch bao gồm hoạt động đầu tư, đồng thời đầu tư để phát triển du lịch hoặc phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất cho ngành du lịch;
- Là người đại diện vay các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển du lịch;
- Cấp vốn cho các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch;
- Xử lý các công việc có liên quan tới mục đích của Cơ quan du lịch Thái Lan.
1.3.1.3. Quản lý cơ sở lưu trú du lịch ở Thái Lan [49]
Về cơ bản, cũng giống như các quốc gia khác, Thái Lan định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng và phục vụ một số nhu cầu khác như ăn, uống cho khách du lịch. Tùy theo tính chất và quy mô, Thái Lan chia cơ sở lưu trú du lịch thành các loại chủ yếu sau:
- Khách sạn, xếp hạng từ 1 - 5 sao;
- Khách sạn nghỉ dưỡng, xếp hạng từ 1 - 5 sao;
- Căn hộ cho khách du lịch thuê, xếp hạng từ 1 - 5 sao; - Nhà nghỉ du lịch, xếp hạng từ 1 - 5 sao.
Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quy hoạch, kiểm tra, giám sát dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc, triển khai thống kê, dự báo sự nhu cầu buồng khách sạn trong các thời kỳ. Cơ quan Du lịch Thái Lan chia thành nhiều vùng khác nhau giống như các Sở quản lý du lịch ở địa phương của Việt Nam nhưng về mặt địa lý và lãnh thổ thì rộng lớn hơn, phân theo vùng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tuân thủ quy định luật pháp của các Bộ khác nhau như Lao động, Môi trường, Y tế,…. Cơ quan Du lịch Thái Lan - Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan hiện quản lý cơ sở lưu trú du lịch theo Sắc lệnh Khách sạn 2004, theo đó tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là công cụ quản lý quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch, tuy nhiên việc đánh giá chất lượng hạng sao lại giao cho Ủy ban xếp hạng, Cơ quan Du lịch Thái là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất, điều chỉnh các hoạt động của Hiệp hội Khách sạn, đơn vị thừa hành và tự điều chỉnh môi trường kinh doanh khách sạn, sản phẩm của Hiệp hội Khách sạn phải đảm bảo cho khách du lịch được nghỉ ngơi tại cơ sở có chất lượng tương ứng với số tiền của họ bỏ ra trong suốt hành trình tham quan của họ, tiêu chuẩn và cách thức xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, vấn đề hậu kiểm chất lượng cơ sở lưu trú du lịch tạo sự minh bạch thông tin, góp phần đảm bảo mong muốn của khách và sự công bằng của môi trường kinh doanh khách sạn nói chung.
Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của Thái Lan là kết quả hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân với mục đích góp phần tạo hình ảnh tốt về ngành du lịch Thái. Hiện nay, Thái Lan bắt đầu áp dụng việc xếp hạng khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch mang tính bắt buộc, thống nhất trong toàn quốc do Ủy ban xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thuộc Cơ quan Du lịch Thái Lan chịu trách nhiệm đánh giá, thực hiện. Ủy ban gồm các thành viên từ Hiệp hội khách sạn, Tổ chức Tiêu chuẩn khách sạn, đại
diện học giả từ Đại học Rangit và Đại học Mahidol, Hiệp hội Lữ hành, Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vùng, đại diện Bộ Nội vụ, Văn phòng phát triển du lịch, Cơ quan Du lịch Thái Lan và đại diện Ủy ban cố vấn về tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Bên cạnh việc bắt buộc phải thực hiện xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, Thái Lan hiện nay đang triển khai rộng rãi chương trình “Lá xanh” và chương trình “khách sạn không thuốc lá”. Đây là hai chương trình không bắt buộc về mặt hành chính, chủ yếu khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch ở Thái Lan tự nguyện áp dụng với một mức kinh phí hỗ trợ nhất định. Hiện “Lá xanh” đang được các khách sạn Thái Lan hưởng ứng tích cực và đã trở thành thương hiệu tốt, nổi tiếng đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch, ngoài các mục tiêu là hướng cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh theo pháp luật (Sắc lệnh về khách sạn 2004 và các văn bản pháp luật khác có liên quan), việc phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp ở Thái Lan tương đối rõ, việc sử dụng công cụ xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và các chương trình có liên quan như chương trình “Lá xanh”, chương trình “khách sạn không thuốc lá” đã trở thành thương hiệu quốc gia, quản lý nhà nước gián tiếp tác động vào doanh nghiệp và đưa lợi ích, thương hiệu của doanh nghiệp thành mục tiêu phát triển quốc gia chứ không phải quản lý, điều chỉnh doanh nghiệp một cách riêng rẽ, sự vụ và chạy theo sự phát triển của từng loại hình, từng doanh nghiệp cụ thể.
1.3.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a [48]
1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Du lịch Malayxia
Bộ Du lịch được tổ chức chức theo các Vụ chức năng cơ bản sau: - Vụ Quan hệ quốc tế, kế hoạch và chính sách;
- Vụ Dịch vụ du lịch; - Vụ Quản lý tài chính; - Vụ Cấp phép;
- Vụ Công nghệ thông tin; - Vụ Quan hệ khách hàng; - Vụ Phát triển;
- Vụ Nhân sự;
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Kiểm toán nội bộ;
- Trung tâm xúc tiến du lịch Malayxia.
Bộ du lịch có trách nhiệm đưa Malayxia thành quốc gia có du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới thông qua việc thực hiện các chính sách du lịch - chính sách phát triển bền vững, năng động; quyết tâm đưa ngành du lịch trở thành ngành đóng góp hàng đầu vào thu nhập quốc dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3.2.2. Nhiệm vụ của Bộ Du lịch Malayxia
Bộ Du lịch có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng chính sách du lịch quốc gia bằng các mục tiêu, cương lĩnh và tầm nhìn của Bộ Du lịch;
- Thực thi chính sách phát triển du lịch;
- Điều phối, theo dõi và đánh giá tính hiệu quả của dự án, chương trình du lịch các cấp;
- Đánh giá kết quả phát triển du lịch, điều chỉnh chính sách và tổ chức phối hợp tổng lực quốc gia để phát triển ngành du lịch.
1.3.2.3. Hiến chương khách hàng của Du lịch Malayxia
- Cung cấp sản phẩm có chất lượng và tính kịp thời của các dịch vụ du lịch;
- Cung cấp các hoạt động, chương trình du lịch có chất lượng để thúc đẩy sự tham gia của ngành du lịch;
- Cung cấp hạ tầng du lịch trong cả nước;
- Nâng cao và thực thi các quy định về pháp luật trong du lịch;
- Xúc tiến hình ảnh đất nước trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
1.3.2.4. Chức năng của Vụ cấp phép - Bộ Du lịch
- Đảm bảo tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các bên liên quan hoạt động kinh doanh du lịch đều phải có phép;