Cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam được chia theo quy mô cụ thể như sau: - Dưới 10 buồng: Có khoảng 1.738 CSLTDL, chiếm 27,22% tổng số CSLTDL với 10.468 buồng, chiếm 8% tổng số buồng trong cả nước. Các CSLTDL có quy mô nhỏ thường là nhà nghỉ, nhà trọ du lịch phục vụ khách nội địa, chất lượng thấp và kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
- Từ 10 - 19 buồng: Có khoảng 2.635 CSLTDL chiếm 41,28% tổng số CSLTDL với 34.765 buồng, chiếm 26,58% tổng số buồng trong cả nước. Loại CSLTDL này chủ yếu là khách sạn thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, được xây dựng trong vòng 10 năm trở lại đây, trang thiết bị và dịch vụ thường hạn chế.
- Từ 20 - 49 buồng: có khoảng 1.562 CSLTDL chiếm 24,47% tổng số CSLTDL với 44.287 buồng, chiếm 33,86% tổng số buồng trong cả nước. Loại CSLTDL này hầu hết thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Về đặc điểm chung, chất lượng trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ của loại CSLTDL này được đầu tư ban đầu không cao, kết hợp với sự yếu kém và thiếu trách nhiệm trong quản lý nên hiện nay chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật và dịch vụ đang có hiện tượng xuống cấp, tay nghề người lao động không cao.
- Từ 50 - 79 buồng: Có 260 CSLTDL chiếm 4,07% tổng số CSLTDL với 15.830 buồng, chiếm 12,10% tổng số buồng trong cả nước. Loại CSLTDL này thường rất đa dạng, tập trung chủ yếu tại các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, chất lượng khá tốt.
- Từ 80 - 199 buồng: Có 160 CSLTDL chiếm 2,51% tổng số CSLTDL với 17.249 buồng, chiếm 13,19% tổng số buồng trong cả nước. Xét về tỷ trọng, CSLTDL có quy mô buồng lớn chưa nhiều nhưng hình thức đa dạng
gồm khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (resort) và khu căn hộ du lịch. Loại CSLTDL này phần lớn thuộc những đơn vị mạnh của quốc doanh hoặc có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Từ 200 buồng trở lên: Có khoảng 29 CSLTDL chiếm 0,45% tổng số CSLTDL với 8.213 buồng, chiếm 6,28% tổng số buồng trong cả nước. Loại CSLTDL này hầu hết là khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt hạng 5 sao liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài, tập trung tại các thành phố lớn và các khu du lịch trọng điểm trong cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Hội An và Mũi Né (Phan Thiết).
Bảng 2.5: Tỷ lệ cơ sở lưu trú du lịch tính theo quy mô
Stt Quy mô cơ sở lƣu
trú du lịch Số lƣợng Tỷ trọng (%) Tổng số buồng Tỷ trọng (%) 1 Dưới 10 buồng 1.738 27,22 10.468 8,00 2 Từ 10 – 19 buồng 2.635 41,28 34.765 26,58 3 Từ 20 – 49 buồng 1.562 24,47 44.287 33,86 4 Từ 50 – 79 buồng 260 4,07 15.830 12,10 5 Từ 80 - 199 buồng 160 2,51 17.249 13,19 6 Từ 200 buồng trở lên 29 0,45 8.213 6,28
Nguồn: Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2005 2.1.2.6. Số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch
- Hệ thống CSLTDL Việt Nam phát triển nhanh về số lượng. Năm 1990, cả nước chỉ có 350 CSLTDL, đến năm 2007, con số này là khoảng 8500 CSLTDL. Cùng với sự gia tăng về số lượng CSLTDL, số buồng đưa vào phục vụ cũng tăng nhanh từ 16.700 buồng năm 1990 đến năm 2006 đã đạt gần 170.500 buồng. Xét về tốc độ tăng trưởng, bình quân số CSLTDL tăng 25,16%/năm và số buồng tăng khoảng 15,16%/năm.
- Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn. Loại dưới 50 buồng chiếm 92,74% tổng số CSLTDL và chiếm 67,74% tổng số buồng trong cả nước.
- Cơ sở lưu trú du lịch tập trung chủ yếu tại các thành phố và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước. Một số loại CSLTDL chưa có tiêu chuẩn và việc quản lý chất lượng chưa được quan tâm đúng mức nên đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí là nơi dễ xảy ra các tệ nạn xã hội.
- Khách sạn là loại CSLTDL chủ yếu trong hệ thống CSLTDL nhưng có tới 70% số khách sạn có quy mô nhỏ. Các khách sạn này thường gặp khó khăn trong việc phục vụ các đoàn khách có số lượng lớn đồng thời khó khăn trong hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút khách và thực hiện các chương trình hành động của ngành như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Khách sạn hạng 1 và 2 sao chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 15,1% tổng số CSLTDL trong cả nước và 83,27% tổng số khách sạn được xếp hạng). Khách sạn 1 sao, chiếm 41,02% tổng số khách sạn được xếp hạng, chủ yếu cung cấp dịch vụ ăn sáng, phòng ngủ. Vì vậy, cả hai loại khách sạn này chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Các CSLTDL hạng cao cấp, đặc biệt là khách sạn cao sao (hạng 3-5 sao) đã quan tâm tới việc đầu tư nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi, đầu tư đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giao tiếp. Chất lượng được nâng cao không ngừng, công tác tự quảng bá, xúc tiến được đẩy mạnh góp phần thu hút khách, nâng cao doanh thu cho khách sạn và cho ngành du lịch.
- Về loại hình cơ sở lưu trú du lịch: bên cạnh khách sạn, loại nhà nghỉ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (khoảng 36,94% tổng số CSLTDL trong cả nước) nhưng quy mô nhỏ chỉ xấp xỉ 10 buồng. Nhà nghỉ phân bố rải rác tại hầu hết
các địa phương trong cả nước, nhỏ lẻ, tự phát, việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nhân lực chưa được chú trọng, nhà nghỉ tuy được xác định là loại hình được phép đón khách du lịch nhưng chính khách du lịch, bản thân những cơ sở này vẫn chưa gặp nhau ở nhu cầu, thậm chí tư duy của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vẫn cho rằng đây là đối tượng không nằm trong kế hoạch phát triển buồng phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó, hiện nay nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch đang phát triển nên loại hình khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort), làng du lịch đang được ưu tiên quy hoạch xây dựng, chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, các loại CSLTDL này chiếm tỷ trọng thấp (chưa tới 1% tổng số CSLTDL) nhưng lại là đối tượng chính hình thành nên đặc trưng của sản phẩm lưu trú du lịch Việt Nam, công suất buồng tăng cao, số ngày lưu trú lớn và tỷ suất chi tiêu cao do các CSLTDL này chú trọng mở rộng dịch vụ phục vụ khách như dịch vụ phòng họp phục vụ hội nghị, hội thảo, xông hơi, xoa bóp, spa, chăm sóc sắc đẹp,...
- Về chiến lược kinh doanh, các CSLTDL liên tục tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến, tiếp thị, mở rộng thị trường thu hút khách. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bán phòng qua mạng toàn cầu hoặc liên kết với các mạng đặt buồng nổi tiếng trên thế giới.
2.1.2.7.Đánh giá thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Sản phẩm lưu trú du lịch hoàn chỉnh gồm hai phần cấu thành: Đó là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, tiện ích phục vụ và mức độ đảm bảo sẵn sàng phục vụ của các trang thiết bị tiện nghi, các dịch vụ. Phần mềm là yếu tố con người, năng lực vận
hành, khả năng xử lý tình huống, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ khách của người điều hành và đội ngũ nhân viên lao động trong cơ sở lưu trú du lịch.
Theo quy định tại Điều 64 của Luật Du lịch, một trong những điều kiện để kinh doanh lưu trú du lịch là cơ sở phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng với mỗi loại hạng. Qua số liệu thống kê khách sạn đã được xếp hạng ở Bảng 2.1, hiện nay, số có năng lực đón khách quốc tế chủ yếu rơi vào hạng 3 - 5 sao, và một số khách sạn 1 - 2 sao ở các trung tâm du lịch lớn. Theo cấp hạng từ thấp đến cao, tổng hợp các loại hình khác nhau, cả nước hiện có 99.631 lao động làm việc trong cơ sở lưu trú du lịch (Kết quả thống kê tính đến năm 2005), trong đó số lao động thường xuyên chiếm tỷ lệ 88,81%.
Về trình độ:
- Lao động có trình độ trên đại học khoảng 1.192 người chiếm tỷ lệ 1,35%
- Lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 15.816 người, tỷ lệ 17,89% - Lao động có trình độ trung cấp là 18.884 người chiếm tỷ lệ 21,365 - Lao động có trình độ sơ cấp là 17.775 người, chiếm tỷ lệ 20,11%
- Lao động phổ thông là 34.721 người, chiếm tỷ lệ 39,28%, còn lại là các đối tượng lao động theo thời vụ.
Trong đó các số thống kê trên, lao động được đào tạo chính quy chuyên ngành du lịch làm việc trực tiếp trong các cơ sở lưu trú du lịch còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 21,82% trong tổng số lao động đang làm việc trong các cơ sở lưu trú, cụ thể:
- Trên Đại học là 105 người, chiếm tỷ lệ 0,12%
- Đại học và cao đẳng là 3180 người, chiếm tỷ lệ 3,60% - Trung cấp là 7342 người, chiếm tỷ lệ 8,31%
- Sơ cấp là 8657 người, chiếm tỷ lệ 9,79%
Một trong những nhu cầu cấp bách của Ngành Du lịch Việt Nam là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về mặt kỹ năng phục vụ và trình độ ngoại ngữ. Đối với lĩnh vực lưu trú du lịch, ngoài các trường Đại học đang đào tạo cử nhân ngành du lịch, hiện các trường Cao đẳng, Trung cấp liên quan đến công tác đào tạo nhân lực phục vụ cơ sở lưu trú du lịch đã và đang tiến hành đào tạo hai lĩnh vực là khách sạn - nhà hàng với các ngành nghề: Lễ tân, tiền sảnh, buồng, nhà hàng, bar, bếp. Bên cạnh đó, các dự án như Luxembourg, dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ và các trung tâm dạy nghề du lịch cũng góp phần đáng kể vào việc đào tạo nghề du lịch. Đây là nguồn cung cấp nhân lực ban đầu cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, thống kê của Vụ Tổ chức Cán bộ - Tổng cục Du lịch (năm 2005) [31], hàng năm ước tính có khoảng 15.000 người tốt nghiệp các hệ đào tạo du lịch trên khắp cả nước bổ sung vào lực lượng lao động trong ngành du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, bên cạnh các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm tham gia phục vụ ngành từ ngày mới thành lập, còn có đội ngũ cán bộ, nhân viên mới trưởng thành sau thời kỳ đổi mới, họ học tập kinh nghiệm, được các tập đoàn nước ngoài, các khách sạn liên doanh đào tạo. Đây là nguồn cung cấp cán bộ quản lý có trình độ khá chuyên nghiệp cho Ngành Du lịch Việt Nam.
Trước thực trạng cung cấp nguồn nhân lực như trên, một trong những nhiệm vụ thuộc chức năng của Tổng cục Du lịch trước kia và hiện nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là tiến hành đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch. Do ngân sách nhà nước còn hạn chế, nên các khóa đào tạo vẫn chưa nhiều, chủ yếu rơi vào các thời điểm cần nguồn nhân lực đồng bộ, chất lượng cao phục vụ các sự kiện
chính trị - kinh tế lớn của đất nước như phục vụ SEA Games 23, phục vụ ASEM 5, phục vụ các Hội nghị APEC tại Việt Nam. Chính vì vậy, tinh thần của Ngành là chỉ đạo các địa phương, các cơ sở lưu trú du lịch liên tục, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch bằng nguồn ngân sách và doanh thu của mình. Trong tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, bên cạnh các tiêu chí về vị trí kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ và mức độ sẵn sàng phục vụ, vệ sinh - an toàn phục vụ khách, tiêu chí cán bộ nhân viên luôn được đánh giá cao và chiếm một phần lớn điểm trong tổng điểm đạt được của cơ sở lưu trú du lịch. Có thể kết luận rằng, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch phụ thuộc vào trình độ tay nghề, lòng hiếu khách và tinh thần phục vụ khách của đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp phục vụ.
Thực tế cho thấy, phần lớn lao động trong ngành du lịch ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch của cả nước đều có tay nghề tương đối tốt, đặc biệt là các khách sạn cao cấp hạng 3 - 5 sao, các khách sạn hạng thấp hơn, do quy mô hạn chế nên việc tuyển dụng và đào tạo thường xuyên vẫn chưa được chủ đầu tư chú trọng đúng mức, nên tay nghề người lao động vẫn còn hạn chế, nhưng bù lại, các khách sạn này lại có được sự chăm sóc khách tốt hơn các khách sạn lớn khi phải phục vụ đồng thời một số lượng lớn khách du lịch. Đối với loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác, nguồn nhân lực phục vụ lại đang là vấn đề lớn khi tới nay ngành du lịch thực hiện công tác đánh giá xếp hạng, cụ thể là nhà nghỉ du lịch, nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê, biệt thự du lịch, bãi cắm trại du lịch,... đây là đối tượng cần nhiều công sức và thời gian để Ngành thực hiện công tác đồng bộ hóa về mặt bằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.1.2.8. Thực trạng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội
Có thể nói hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam là lực lượng đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Theo phương pháp phỏng vấn một số chuyên gia làm công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch của Vụ Khách sạn - Tổng cục Du lịch, qua số liệu tổng hợp báo cáo của các Sở quản lý du lịch trên cả nước về tình hình hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Tổng cục Du lịch và qua thực tiễn công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch mà tác giả được tiếp cận, nhìn chung, toàn ngành du lịch chưa để xảy ra sự cố gì lớn về môi trường, an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.
Bên cạnh đó, về phía quản lý nhà nước, Ngành Du lịch đã có những phối hợp khá chặt chẽ với chính quyền các địa phương, thực hiện triển khai Luật Môi trường, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan; triển khai Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, cụ thể như sau:
- Cùng với Ngành Du lịch, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định chỉ đạo và phát động các chương trình hành động, phong trào thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường cộng đồng. Phối hợp với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh,... trong các cơ sở lưu trú và ăn uống du lịch. Đặc biệt, một số địa phương đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, tiến hành khảo