Một số mục tiêu cụ thể của Ngành Du lịch Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 113)

- Đảm bảo cho sự tăng trưởng cao của Ngành Du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010; lượng khách quốc tế tăng mỗi năm từ 10% - 20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lượt vào năm 2010; khách nội địa tăng trung bình 15% - 20%/năm, đạt 25 triệu lượt vào năm 2005.

- Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và xác định vị trí xứng đáng của Du lịch Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế trên cơ sở đẩy mạnh xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch.

- Cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tạo dựng một số sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch.

3.1.4. Xu hướng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam

Trước hết cần khẳng định các CSLTDL nói chung và khách sạn nói riêng không chỉ phục vụ nhu cầu về lưu trú và nghỉ ngơi cho khách du lịch mà còn phục vụ nhu cầu lưu trú và nghỉ ngơi của nhiều đối tượng khác trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu kinh tế giữa các nước, các vùng, các địa phương ngày càng tăng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng vào ngành giao thông vận tải và viễn thông. Sự đi lại của con người giữa các châu lục, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng thuận tiện, dễ dàng và an toàn; nhu cầu về lưu trú nói chung tăng lên không ngừng. Nhu cầu của khách rất phong phú và đa dạng không chỉ về mục đích chuyến đi, về phương tiện đi lại, về khả năng thanh toán, các nhà đầu tư và kinh doanh các CSLTDL đã xây dựng và kinh doanh các loại CSLTDL khác nhau để phục vụ khách. Xu hướng chung là nhu cầu của thị trường cần gì các nhà kinh doanh lưu trú đáp ứng ngay theo nhu

cầu đó. Trên quan điểm này, trong thời gian tới, xu hướng phát triển chủ yếu của các loại CSLTDL cơ bản sẽ theo bốn hướng sau:

3.1.4.1.Cơ sở lưu trú du lịch là một tổ hợp hoặc một cơ sở đơn lẻ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đa dạng của con người

Xuất phát từ xu hướng này, ngày nay trên thế giới xuất hiện rất nhiều loại CSLTDL khác nhau để thoả mãn nhu cầu của con người khi đi khỏi nơi ở thường xuyên của mình. Các loại CSLTDL này thoả mãn nhu cầu của khách không chỉ về khả năng thanh toán của họ, mà còn đáp ứng các nhu cầu của từng loại đối tượng từ sang trọng đến nhu cầu bình thường và tối thiểu. Đó là:

- Loại khách sạn và tổ hợp khách sạn cao cấp phục vụ các thương gia và chính khách.

- Loại khách sạn du lịch, chủ yếu phục vụ khách du lịch đi tham quan theo các chương trình du lịch trọn gói và khách thương nhân cũng như những người có nhu cầu về lưu trú với khả năng thanh toán trung bình

- Các khách sạn dọc theo các đường giao thông, đối tượng phục vụ chủ yếu cho khách đi bằng ô-tô thường gọi là khách sạn bên đường (motel) và các CSLTDL xây dựng tại các nhà ga, bến cảng, sân bay nhằm phục vụ hành khách của các loại phương tiện vận chuyển gọi là các CSLTDL quá cảnh.

- Các biệt thự, nhà gỗ và cơ sở cắm trại phục vụ cho các loại khách yêu thích thiên nhiên muốn gần gũi với thiên nhiên.

- Các CSLTDL di động, đó là những phương tiện vận chuyển bố trí chỗ ngủ cho khách từ tầu hoả đến tàu thuỷ, tầu biển, ô-tô và ngay cả toa du lịch do ô-tô kéo theo sau.

3.1.4.2. Các cơ sở lưu trú du lịch hạng cao sao, cao cấp sẽ phát triển mạnh mạnh

Nhu cầu của khách trong quá trình lưu trú tại các CSLTDL phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, mức sống cao và khả năng chi trả lớn của du khách,

với mục tiêu thoả mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú, các chủ đầu tư sẽ không ngừng xây dựng CSLTDL quy mô lớn, chất lượng cao hoặc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của mình lên hạng cao sao, cao cấp để phục vụ khách du lịch. CSLTDL sẽ có các trang bị hiện đại là:

- Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, fax, internet, truyền hình cáp, họp từ xa thông qua hệ thống truyền hình vệ tinh,... an toàn tuyệt đối, chất lượng cao, nhằm đảm bảo thông tin đến với khách một cách nhanh nhất, khắc phục sự xa cách về không gian, địa lý giữa nơi ở tạm thời và nơi ở thường xuyên của khách.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thể thao, giải trí cho khách như sân tennis, bể bơi, sân tập golf, phòng thể dục - thể hình với những trang thiết bị, dụng cụ thể thao chất lượng tốt; khu vực dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho khách như phòng tắm nước khoáng, tắm bùn, xông hơi, xoa bóp và các dịch vụ y tế phục hồi sức khỏe.

3.1.4.3. Xu hướng nâng cao tỷ lệ sử dụng sản phẩm “sinh thái”, phát triển khách sạn “xanh” phục vụ khách triển khách sạn “xanh” phục vụ khách

Một trong những xu hướng mới của các CSLTDL trên thế giới đó là đảm bảo môi trường sinh thái không chỉ bên trong các CSLTDL mà còn cả bên ngoài CSLTDL, đáp ứng nhu cầu của khách thích gần gũi thiên nhiên. Vấn đề này được biểu hiện trước hết là khẩu hiệu “xanh - sạch - đẹp” trong các CSLTDL, khách lưu trú tại đây có cảm giác gần gũi với thiên nhiên với màu xanh của cây cối, hoa lá, môi trường sạch sẽ, vệ sinh, không gian thoáng mát, yên tĩnh. Nhiều khách sạn và CSLTDL còn tạo ra những khung cảnh thiên nhiên rất tự nhiên với mầu sắc, mùi vị, âm thanh, ánh sáng độc đáo. Ngoài việc tạo ra môi trường tự nhiên, các CSLTDL còn có các chương trình bảo vệ

và gìn gữi môi trường trong từng khu vực dịch vụ phục vụ khách như: buồng ngủ, phục vụ ăn uống, chế biến món ăn, bộ phận đón tiếp.

3.1.4.4. Xu hướng thuê tập đoàn quản lý, thuê thương hiệu và phát triển khách sạn theo chuỗi khách sạn theo chuỗi

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều tập đoàn khách sạn đã xuất hiện và đầu tư, kinh doanh ngay từ những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ 20. Từ khi xuất hiện, với sự chuyên nghiệp về quản lý, kinh nghiệm điều hành, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, các tập đoàn như Hilton, Melia, Accor, Marriot, Nikko, Renaissance, Victoria,... đã thu được nhiều thành công và đang mở rộng kinh doanh. Nhiều chủ đầu tư đã thuê các tập đoàn khách sạn uy tín này quản lý hoặc thương thảo thuê thương hiệu. Xu hướng chuỗi khách sạn mang tên các tập đoàn quản lý nước ngoài đã hình thành tại Việt Nam. Kể cả trong nước, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Bến Thành Tourist cũng đã và đang thành công với chuỗi khách sạn mang tên Sài Gòn, Bến Thành.

3.2.Một số giải pháp và kiến nghị để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về cơ sở lƣu trú du lịch ở Việt Nam

3.2.1. Một số giải pháp

Trong những năm vừa qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Một loạt các biện pháp kích cầu du lịch đã được Chính phủ và một số Bộ, ngành liên quan thực hiện như miễn visa có thời hạn cho Việt Kiều, công dân Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bắc Âu,... đơn giản thủ tục cấp visa, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, roadshow ở nước ngoài, hợp tác hoặc mở nhiều đường bay trực tiếp đến Việt Nam,... đã tạo ra những làn sóng mới trong luồng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Luật Du lịch có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2006 cũng đã tạo dựng khuôn khổ pháp luật chặt chẽ hơn,

tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước về du lịch. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hơn nữa cho Ngành Du lịch nói chung và lĩnh vực quản lý lưu trú du lịch nói riêng thực sự phát triển, ổn định, tranh thủ được thời cơ bên trong và bên ngoài đó là: (i) môi trường quốc tế; (ii) quyết tâm của Chính phủ trong phát triển du lịch; (iii) nhận thức và quyết tâm của các doanh nghiệp du lịch cũng như toàn xã hội; và (iv) sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã có tác động không nhỏ tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng của Ngành Du lịch. Trong Luận văn này, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, phát triển bền vững hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, Luận văn đề xuất một số giải pháp như sau:

Giải pháp thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ theo hướng đổi mới bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, tránh trùng lắp, xây dựng cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng, phân cấp, phân quyền cho địa phương và đẩy mạnh cổ phần hóa, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển lưu trú du lịch

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cả về chuyên môn và đời sống; rà soát, loại bỏ những văn bản không phù hợp đồng thời bổ sung những văn bản mới đáp ứng các nhu cầu phát triển. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch theo định hướng - tự chủ, có cơ chế pháp lý khuyến khích một số tổ chức phi chính phủ phát triển như Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Nhà hàng, Hiệp hội đầu bếp,... phân biệt rõ giữa khái niệm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp trong công tác chỉ đạo cũng như điều hành của Ngành Du lịch.

Đặc biệt, đối với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đây là lĩnh vực nhạy cảm cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lưu trú du lịch sở hữu tài sản có giá trị cao, có đội ngũ lao động dồi dào, kinh nghiệm nhưng hiệu quả kinh doanh không cao, Chính phủ không nhất thiết áp dụng cơ chế cổ phần hóa theo hình thức Nhà nước

chiếm giữ 51% vốn, còn lại bán cho các đối tượng khác mà áp dụng việc định giá, bán đấu giá 100% tài sản nhà nước cho các đối tượng đáp ứng được yêu cầu. Trong điều kiện của nước đang phát triển như chúng ta, khi nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực lại hạn hẹp thì việc tận dụng và khuyến khích mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển các thành phần vào kinh doanh lưu trú du lịch là tất yếu.

Hơn nữa, lưu trú du lịch không phải là một ngành kinh tế then chốt buộc nhà nước phải nắm giữ, do đó cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia tích cực hơn vào kinh doanh lưu trú du lịch. Ngành Du lịch nên tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, đồng thời đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Không đặt vai trò định hướng hay chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch. Tăng cường công tác cổ phần hóa khách sạn nhà nước là nhằm tạo cơ hội hơn nữa cho doanh nghiệp chủ động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.

Giải pháp thứ hai, triển khai điều chỉnh quy hoạch, chiến lược phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trong chiến lược phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung

Trong những những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, công suất buồng khách sạn hạng cao cấp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm du lịch lớn quá cao, cung vượt cầu đã đẩy giá trung bình cho 1 đêm lưu trú tại các khách sạn này vượt xa so với các nước trong khu vực, giá khách sạn cao đẩy giá tour du lịch Việt Nam lên cao, một lượng lớn khách du lịch khó tiếp cận với Việt Nam. Đây là sự bùng phát của thị trường ngoài dự kiến và cũng là xu hướng, tỷ lệ tăng trưởng, phát triển của Du lịch Việt Nam và thế giới, vì vậy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, dự báo tốc độ phát triển của hệ thống CSLTDL trong những năm tới. Thực tế này cần có hội

đồng khoa học, công trình nghiên cứu tin cậy đảm nhận nhiệm vụ này. Quy hoạch và chiến lược phát triển phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin để các nhà đầu tư được biết, đồng thời Du lịch và các Bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã phê duyệt.

- Giải pháp thứ ba, triển khai, thực hiện phát triển cơ sở lưu trú du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả theo xu thế phát triển của thế giới và ở Việt Nam

Phát triển du lịch và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng một cách bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của quản lý nhà nước. Trên phạm vi toàn quốc, phát triển cơ sở lưu trú du lịch bền vững có ý nghĩa là cung cấp những sản phẩm lưu trú hấp dẫn đối với thị trường nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và giữ gìn môi trường sinh thái. Nói cách khác, phát triển những loại hình, sản phẩm lưu trú du lịch đáp ứng "các yêu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai", chu kỳ sống của sản phẩm gần như không có giới hạn. Tuy vậy, do thị hiếu của khách du lịch luôn thay đổi, cần chú trọng thường xuyên nâng cấp hoàn thiện đổi mới sản phẩm đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Đối với Ngành Du lịch hiện nay, nên tập trung phát triển những loại hình lưu trú du lịch mà chúng ta có thế mạnh như du lịch biển, nghỉ dưỡng và sinh thái. Trong quá trình phát triển sản phẩm lưu trú du lịch, nhà nước cần có biện pháp tăng cường kỷ cương quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường thiên nhiên, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Trên góc độ thị trường, phát triển bền vững còn có ý nghĩa là thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh sản phẩm lưu trú của quốc gia như nơi nghỉ hấp dẫn và an toàn. Trong điều kiện của Việt Nam đi đôi với việc quảng bá và xúc tiến trên thị trường du lịch quốc tế, Ngành Du lịch cần có những biện pháp khuyến khích đầu tư xây dựng sản phẩm lưu trú du lịch tương xứng với luồng khách

quốc tế. Hạn chế các hiện tượng bắt chẹt khách, tăng giá quá mức và cạnh tranh không lành mạnh.

- Giải pháp thứ tư, hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn Quốc gia về xếp hạng CSLTDL, quản lý nghiêm chất lượng cơ sở lưu trú du lịch hạng thấp cấp và tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đây sẽ là tài liệu quý cho các nhà đầu tư, các cơ sở lưu trú du lịch trong việc định hình, xây dựng chuẩn mực chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ. Bộ quy chuẩn cũng sẽ là công cụ đắc lực phục công tác thống kê và quy hoạch du lịch của Ngành Du lịch. Giúp nhà đầu tư không mất thời gian tìm tòi tiêu chuẩn xây dựng, đồng thời quy chuẩn là công cụ góp phần minh bạch thị trường cơ sở lưu trú du lịch, là phương tiện để thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với các CSLTDL có chất lượng thấp, kinh doanh không lành mạnh.

Cơ sở lưu trú du lịch hạng thấp cấp được xác định là loại hạng 1-2 trở xuống, làm sao để đảm bảo những khách sạn này đáp ứng tốt các yêu cầu của Ngành Du lịch, đón được các đối tượng khách lẻ, đặc biệt là khách đi ba lô,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 113)