Thực trạng hội nhập của hệ thống cơ sở lưu trú du

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 83)

Trong thời gian qua, Du lịch Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với một vị trí mới, cao hơn. Là nước chủ nhà của nhiều sự kiện du lịch quốc tế quan trọng, quy mô lớn như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương của UNWTO về du lịch văn hóa và giảm nghèo, ngày 11 - 12/6/2004 tại Huế, Diễn đàn Du lịch Mê Kông tại Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997) và tại Hà Nội (năm 2003), Du lịch Việt Nam và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã tổ chức thành công các Hội nghị, góp phần nâng cao uy tín của ngành, gây tiếng vang lớn đối với bạn bè quốc tế. Tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, Du lịch Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và khai thác quyền lợi của nước hội viên; đồng thời đưa ra những sáng kiến cụ thể góp phần thúc đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức.

Ngành Du lịch đã hợp tác sâu rộng và toàn diện với các tổ chức quốc tế như ASEAN và chuyên ngành khác như UNWTO, PATA; hợp tác du lịch trong các cơ chế đa phương như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Ba Quốc gia một điểm đến, sông Hằng - sông Mê Kông (MGC), ASEAN - Ấn Độ được duy trì và củng cố; mới gia nhập cơ chế hợp tác ACMES (gồm 5 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan - Việt Nam) năm 2004; mở rộng hợp tác quốc tế trong Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với việc thành lập Nhóm công tác du lịch tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF 9), họp ngày 7/8/2004 tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Du lịch Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế tham gia vào hỗ trợ phát triển du lịch như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, Tổ chức Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN ESCAP), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC),... và một số tổ chức phi chính phủ đóng góp tích cực vào phát triển du lịch như Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới

(IUCN), Tổ chức động vật hoang dã (WWF), Tổ chức phát triển bền vững Tây Ban Nha (FUNDESO),... thông qua hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển du lịch.

Về hợp tác song phương, cho đến nay Du lịch Việt Nam đã ký thêm các Hiệp định cấp Chính phủ với Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Bỉ, Ấn Độ, Bungary nâng tổng số hiệp định, thỏa thuận đã ký lên số 39 [29]. Du lịch Việt Nam đã thiết lập bạn hàng với trên 1000 hãng của hơn 50 quốc gia và lãnh thổ. Mở rộng hợp tác quốc tế đã và đang giúp Du lịch Việt Nam nói chung từng bước mở rộng thị trường để thu hút khách, vốn đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, quy hoạch, tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam ra khu vực và thế giới. Cùng với tham gia sâu rộng vào các cơ chế đa phương, nhiều hiệp định hợp tác du lịch song phương đã ký được triển khai, cụ thể hóa thành những chương trình, dự án hợp tác cụ thể, góp phần quan trọng để du lịch Việt Nam hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Như vậy, với chủ trương đúng đắn và sự tích cực hội nhập, tham gia hợp tác kinh tế quốc tế thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của ngành, làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước, đóng góp tích cực vào công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp du lịch đã xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường du lịch khu vực và thế giới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ của ngành. Các doanh nghiệp có điều kiện cọ sát mạnh hơn với thị trường quốc tế, dần dần điều chỉnh hoạt động kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chiều sâu còn hạn chế, chưa khai thác triệt để những lợi thế có sẵn và lợi thế mà hội nhập, hợp tác quốc tế mang lại. Trong quá trình hội nhập và tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, tác giả nhận thấy, Du lịch Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định: (i) Du lịch Việt Nam đang phát triển, thiếu kinh nghiệm, vốn, nhân lực có trình độ; mới bắt đầu hội nhập nên vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế; (ii) Ngành lại chưa có kế hoạch hợp tác quốc tế dài hạn, nên khả năng chủ động đưa ra những lĩnh vực, dự án hợp tác theo hướng mở, phù hợp với yêu cầu phát triển; (iii) Sức cạnh tranh của ngành và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch còn yếu so với một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,...

Khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức luôn song hành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác về du lịch. Nếu không khắc phục được khó khăn, tiên lượng, chủ động đối phó với thách thức để hội nhập và tham gia hợp tác kinh tế quốc tế tất yếu sẽ bị tụt hậu và khó tránh khỏi khả năng bị gạt ra ngoài lề tiến trình vận động phát triển đi lên của du lịch thế giới; mặt khác không phát huy khai thác thế mạnh, chủ động tận dụng, tranh thủ cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại sẽ bị lỡ cơ hội phát triển. Do vậy, để đạt được mục tiêu của ngành trong giai đoạn mới, giai đoạn 2005 - 2010 cũng như các mục tiêu chung sau khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Bên cạnh việc cần tập trung củng cố và tăng cường cả bề rộng lẫn chiều sâu các quan hệ du lịch song phương nhằm biến những cam kết, thỏa thuận thành những chương trình, dự án cụ thể, tranh thủ khai thác, hợp tác và giúp đỡ có tính đặc thù, truyền thống với từng nước, làm cơ sở cho hợp tác đa phương. Ngành Du lịch Việt Nam cần triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, các cam kết, hiệp tác đã ký với WTO,

khẩn trương tiến hành triển khai kết quả của các vòng đàm phán dịch vụ du lịch trong ASEAN, kế hoạch hành động chung APEC.

Trong lĩnh vực lưu trú du lịch, song hành cùng thực hiện những cam kết và thỏa thuận đã đạt được của Ngành Du lịch, có thể nói hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam là người đi tiên phong trong tiến trình hợp tác quốc tế, ngay những ngày đầu mở cửa của nền kinh tế, khách sạn Việt Nam đã tiếp nhận các làn sóng đầu tư, liên doanh từ nước ngoài, các chủ đầu tư đã thuê Giám đốc điều hành, trưởng một số bộ phận chủ chốt người nước ngoài để nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên. Đồng thời, xuất phát từ môi trường làm việc luôn phải tiếp xúc và phục vụ các đối tượng khách có quốc tịch khác nhau, đội ngũ lao động người Việt Nam có thêm được cơ hội trao đổi, tiếp nhận các nền văn hóa, văn minh và lối sống khác nhau từ khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ và được hưởng lợi từ các dự án như Dự án Luxembourg, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ với hệ thống đào tạo đào tạo viên cho các bộ phận trực tiếp phục vụ khách, cấp chứng chỉ VTOS cho các đào tạo viên. Dự án ADB hỗ trợ phát triển du lịch các quốc gia Tiểu vùng Mê Kông với các cấu phần khác nhau về đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng, thống kê cũng đang có những bước khởi điểm mang lại lợi ích to lớn cho Ngành du lịch, đặc biệt là du lịch các tỉnh tại hạ nguồn sông Mê Kông.

Cho đến nay, ở Việt Nam đã có mặt hầu hết các Tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, Starwood (Sheraton), Hilton, Swiss Bell Intenational, Sol Melia, Nikko, Daewoo, Marriott, Park Hyatt, Omni, Six Senses, InterContinental,.... Chính những tập đoàn này đã phần nào thể hiện được sự hợp tác sâu rộng, chính sách ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn của

Du lịch Việt Nam, đặc biệt là quản lý nhà nước về lưu trú du lịch đã tạo ra những nền tảng bứt phá cho công nghệ khách sạn thế giới vào Việt Nam. Trong tương lai gần, thực thi các điều khoản đã ký kết với các Tổ chức, quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, chắc chắn sự hội nhập này sẽ sâu rộng, thiết thực hơn.

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangement) giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên ASEAN dự kiến sẽ được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN ký vào tháng 01/2009 nhân dịp Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 diễn ra tại Hà Nội và có hiệu lực thực hiện vào năm 2009, theo đó hệ thống tiêu chuẩn, chức danh nghề trong khách sạn sẽ được áp dụng và cấp chứng chỉ rộng rãi cho lao động khách sạn các nước ASEAN, mức độ ràng buộc, hàng rào bảo hộ lao động của mỗi nước sẽ giảm thiểu tới mức tối đa. Lao động nội khối ASEAN có quyền được lao động bất cứ đâu, bất cứ chức danh gì trong khách sạn miễn rằng chủ thể đó có hợp đồng lao động với chủ đầu tư, trái với các quy định hiện hành là khống chế số lượng người lao động được làm việc trong khách sạn. Đây là động thái tích cực, là cơ hội cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong khách sạn ở Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với lao động bản xứ trong việc nâng cao tay nghề, trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Về phía quản lý nhà nước trong lưu trú du lịch, những xu hướng này, đặc biệt là thỏa thuận trong ASEAN sẽ là thách thức cần phải bứt phá để nâng chất lượng dịch vụ công, cũng như chất lượng lao động, dịch vụ trong hệ thống lưu trú du lịch ở Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng thị trường.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về cơ sở lƣu trú du lịch ở Việt Nam

2.3.1. Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch giai đoạn trước tháng 9 năm 20078

Trong những năm trước đây, Tổng cục Du lịch9

trực thuộc Chính phủ là cơ quan chuyên ngành cao nhất chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành kinh tế đặc thù, tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình với bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh gồm các Vụ chức năng về lữ hành, khách sạn, tài chính, hợp tác quốc tế,... và hệ thống các Sở Du lịch, Sở Du lịch Thương mại và Sở Thương mại Du lịch tại 64 tỉnh, thành phố; các Phòng Thương mại Du lịch, Phòng Kinh tế tổng hợp cấp quận, huyện trong cả nước. Bộ máy này đã góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm đến hai con số.

Đối với quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, bên cạnh thành tựu đạt được nêu trên, về mặt pháp lý và công tác xây dựng văn bản pháp luật, quản lý cơ sở lưu trú du lịch đã có các căn cứ là Pháp lệnh Du lịch, Nghị định số 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch, Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001, Quyết định số 02/QĐ-TCDL về ban hành Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn và hiện nay là Luật Du lịch, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Thực trạng thực hiện các công cụ pháp lý để quản lý lưu trú du lịch trên được tóm lược như sau:

8

Giai đoạn Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ

Pháp lệnh Du lịch và Nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/8/2000, đã đạt được những kết quả nhất định như tạo điều kiện thuận lợi và định hướng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, định hình và khẳng định chất lượng của từng cấp hạng khách sạn.

Nghị định 39/2000/NĐ-CP đã thực sự trở thành cơ sở pháp lý và công cụ phục vụ doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, đồng thời là phương tiện để cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp thực hiện công tác quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch ngay trong cơ sở mình, tiến tới đồng bộ và chuẩn hóa công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược và hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch.

Bên cạnh hai văn bản pháp luật trên, Tổng cục Du lịch ban hành Thông tư số 01/2001/TT-TCDL, ngày 27/4/2001, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ-CP. Thông tư này về cơ bản đã làm rõ được những vấn đề như khái niệm chi tiết một số loại hình CSLTDL: khách sạn, nhà nghỉ du lịch, biệt thự du lịch, làng du lịch, căn hộ du lịch và bãi cắm trại du lịch. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thẩm định và thẩm định lại loại, hạng CSLTDL và các quy định về hoạt động kinh doanh đối với các dịch vụ, dịch vụ có điều kiện; quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong quản lý CSLTDL.

Một trong những phương diện quản lý nhà nước về lưu trú du lịch là xếp hạng CSLTDL, để thực hiện điều này, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Những quy định về tiêu chuẩn khách sạn đã kịp thời nâng cao vị thế khách sạn Việt Nam, chuyển dần từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu. Việc lựa chọn loại hình khách sạn để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn xếp hạng là đúng đắn và phù hợp với trình độ phát triển của khu vực và trên thế giới trong công tác xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng khách

sạn, khách sạn là loại CSLTDL phổ biến được nhiều khách lựa chọn khi đi du lịch hoặc đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình vì mục đích nào đó, khách sạn cũng là loại CSLTDL được nhiều nhà đầu tư nghiên cứu, xây dựng. Do vậy, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở Việt Nam bước đầu đã đạt được một số thành công trong quản lý như:

- Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn đã tạo cơ sở khoa học và pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm lưu trú du lịch. Tạo được sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thẩm định chất lượng khách sạn giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh. Thống nhất tạo hình ảnh chung về chất lượng hệ thống khách sạn Việt Nam trên toàn quốc.

- Đối với hoạt động kinh doanh của CSLTDL, Thông tư số 01/2001/TT-

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập (Trang 83)