a) Công suất sử dụng buồng
Trong những năm gần đây, năm 2003, tính bình quân cả nước, công suất sử dụng buồng trong toàn hệ thống CSLTDL đạt khoảng 38,7%. Đây là số
thấp đột biến ngoài dự kiến và kế hoạch phát triển của ngành, có thể nói đây là năm khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành khách sạn nói riêng do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm (H5N1). Năm 2004, công suất chung đã đạt khoảng 55,29%, năm 2005 công suất sử dụng buồng của hệ thống CSLTDL trong cả nước là khoảng 58,2%. Cụ thể, qua thống kê của Vụ Khách sạn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kết quả điều tra tổng thể cơ sở lưu trú du lịch năm 2005 - Viện Nghiên cứu phát triển [45], công suất sử dụng buồng trung bình trong cả nước với từng hạng sao được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.6.
Bảng 2.6: Công suất buồng bình quân của các CSLTDL theo hạng sao
Đơn vị tính: %
Stt Hạng CSLTDL Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 5 sao 35,00 68,29 76,26 88,15% 2 4 sao 47,86 56,37 59,44 67,9% 3 3 sao 60,77 77,29 64,35 66,5% 4 2 sao 48,0 52,26 56,02 58% 5 1 sao 40,56 53,45 54,58 60% 6 Đạt tiêu chuẩn 35,86 42,84 43,40 50,12% 7 Chưa xếp hạng 31,89 48,54 44,46 68,7% 8 Tính bình quân trong cả nƣớc 38,7 52,29 58,20 66%
Nguồn: Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2006 [38]
b) Tính thời vụ trong kinh doanh
Kinh doanh lưu trú du lịch phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan như: tình hình phát triển kinh tế, yếu tố chính trị trong và ngoài nước, yếu tố thu nhập của cộng đồng, động cơ đi du lịch, sức hút của du
lịch tại điểm đến và toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ du khách của đất nước. Xét trên phạm vi cả nước, hoạt động kinh doanh của nhiều CSLTDL vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này và mang tính thời vụ. Hiện tại, chỉ có 89,34% CSLTDL (chiếm 90,28% tổng số buồng trong cả nước) hoạt động quanh năm và 8,59% cơ sở lưu trú du lịch (chiếm 7,50% tổng số buồng trong cả nước) hoạt động dưới 6 tháng trong năm.
Xét theo phạm vi từng địa phương, tính thời vụ trong hoạt động lưu trú du lịch thể hiện rõ nét tại các tỉnh ven biển miền Bắc như: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tính thời vụ trong hoạt động của CSLTDL còn phụ thuộc vào cấp hạng của mỗi CSLTDL. Hầu hết CSLTDL được xếp hạng từ 3 sao trở lên hoạt động quanh năm trong khi đó 3,44% CSLTDL loại đạt tiêu chuẩn hoặc chưa được xếp hạng thường chỉ hoạt động dưới 6 tháng trong năm.
Tại các Thành phố lớn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, yếu tố thời vụ ít hơn do bên cạnh việc đón khách du lịch, các thành phố này còn đón một lượng khách lớn là khách công vụ, khách thương gia. Đánh giá chung, nguyên nhân dẫn đến tính thời vụ trong kinh doanh lưu trú du lịch chủ yếu do một số yếu tố sau:
- Thị trường gửi khách: Khách nước ngoài đến Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu từ các nước Tây Âu, Anh, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản,... thời điểm họ đi du lịch chủ yếu từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm kế tiếp. Đây là khoảng thời gian thời tiết ở các nước này rất khắc nghiệt do mùa đông kéo dài, hoặc ở Nhật Bản thời gian ngoài Tết Nguyên đán của Việt Nam, nhiều trường học học sinh, sinh viên được nghỉ. Do vậy, đây là khoảng thời gian nhiều khách du lịch tiềm năng có thời gian rỗi, có nhiều người đi du
lịch và là thời điểm đón khách chủ yếu của các cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam.
- Yếu tố thời tiết của Việt Nam, mùa hè đặc biệt không phù hợp với người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam do nhiệt độ và độ ẩm quá cao. Bên cạnh đó, thời tiết mùa mưa bão cũng ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.
- Đối với khách du lịch nội địa, do tính chất nghỉ biển vào mùa hè nói chung ở cả nước và thời tiết của miền Bắc chỉ phù hợp cho du lịch biển trùng với thời gian nghỉ hè của học sinh nên hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
c) Năng lực phục vụ hội thảo, hội nghị, dịch vụ của hệ thống cơ lưu trú du lịch [45]
- Năng lực phục vụ Hội nghị: Tính trên phạm vi cả nước, tổng số phòng họp tại các CSLTDL khoảng 1.756 phòng với quy mô khác nhau trong đó có khoảng 867 phòng họp trên 50 chỗ. 100% CSLTDL được xếp hạng từ 3 sao trở lên đều có phòng họp tiêu chuẩn quốc tế.
- Về năng lực phục vụ hội thảo và hội nghị lớn tầm cỡ quốc tế, hiện chỉ có các khách sạn 5 sao và một số khách sạn 4 sao có hệ thống dịch vụ như dịch thuật và đèn chiếu phục vụ cho các hội thảo, hội nghị quốc tế này.
- Ăn uống: tổng số nhà hàng thuộc CSLTDL trong cả nước khoảng 2.286 nhà hàng (phòng ăn) với 249.220 ghế ngồi (bình quân 110 ghế ngồi một nhà hàng).
- Hầu hết CSLTDL được xếp hạng 2 sao trở lên đều có ít nhất một nhà hàng. Đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao có nhiều nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn như món ăn Nhật, nhà hàng phục vụ món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc, nhà hàng phục vụ món ăn Âu. Phần lớn các CSLTDL cấp hạng thấp hơn thường chỉ có một nhà hàng phục vụ chung cho
các món ăn. Quầy bar thường ở trong tiền sảnh hoặc trong các nhà hàng. Số quầy bar phục vụ trong đêm chủ yếu là trong các khách sạn từ 3 sao trở lên.
- Năng lực phục vụ các dịch vụ khác: dịch vụ bổ sung trong CSLTDL chủ yếu là xoa bóp (23,72%), xông hơi (10,76%), karaoke (9,55%), dịch vụ internet (8,41%), quầy hàng lưu niệm (4,73%); bể sục (2,38%). Đối với CSLTDL được xếp hạng 3 sao trở lên đều có các dịch vụ bổ sung phục vụ khách lưu trú như đại lý vé máy bay (12%), dịch vụ vận chuyển và lữ hành (11,3%), dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp (8,9%), rút tiền tự động (7%) và khu vui chơi giải trí có thưởng (4,8%).
2.2. Thực trạng hội nhập khu vực và quốc tế của hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch Việt Nam
2.2.1. Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS) và các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới
Dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới, dịch vụ chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới và tạo ra 30% việc làm. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Được đàm phán trong vòng Uraguay, GATS là một hiệp định dài bao gồm 29 điều quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc chính trong thương mại dịch vụ như đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, minh mạch chính sách, ngoại lệ,... và 8 phụ lục kèm theo danh mục cam kết của các nước thành viên về mở cửa thị trường và giành đãi ngộ quốc gia trong từng ngành dịch vụ cụ thể. Hiệp định cũng định nghĩa 4 phương thức trao đổi dịch vụ:
- Cung cấp qua biên giới (Phương thức 1): Một nước cung ứng dịch vụ
cho một nước khác (ví dụ: các cuộc điện thoại quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ vận tải đường ống,...).
- Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Phương thức 2): Người tiêu dùng hoặc
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ: du lịch quốc tế, dịch vụ du học, sửa chữa tầu biển tại nước ngoài,...).
- Hiện diện thương mại (Phương thức 3): Doanh nghiệp nước ngoài lập
chi nhánh hoặc công ty con hoặc văn phòng đại diện tại một nước nhằm cung ứng dịch vụ tại nước đó (ví dụ: các giao dịch ngân hàng, dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ bán lẻ - phân phối,...)
- Hiện diện thể nhân (Phương thức 4): Người cung cấp dịch vụ cử đại
diện hoặc các cá nhân rời khỏi một nước để sang cung ứng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ: dịch vụ chuyên gia, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý hoặc người mẫu thời trang,...)
Tổ chức Thương mại Thế giới phân chia tất cả các ngành dịch vụ của nền kinh tế thành 12 ngành hay 155 phân ngành. Việc bao nhiêu phân ngành trong số này cam kết là tuỳ thuộc vào khả năng của nước sở tại và kết quả đàm phán giữa nước đó với các nước thành viên khác của WTO.
Về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam đã cam kết khoảng 110 phân ngành trong tổng số 155 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ theo sự phân loại của WTO. Cam kết về dịch vụ trong WTO của Việt Nam rộng hơn về diện, nhưng không cao hơn về mức độ mở cửa so với Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement - BTA).
Theo tài liệu W/120, hiện chưa có phân loại chi tiết. Tuy nhiên, theo CPC, thì CPC 641 (các dịch vụ khách sạn và lưu trú khác) được chia thành CPC 6411 (dịch vụ khách sạn), CPC 6412 (dịch vụ nhà nghỉ) và CPC 6419 (các dịch vụ lưu trú khác). Dịch vụ nhà hàng lại được chia ra CPC 6421 (dịch vụ cung cấp thức ăn tại nhà hàng), các cơ sở tự phục vụ thức ăn (CPC 6422), các cơ sở cung cấp thức ăn nhanh (CPC 6423). Đối với phục vụ đồ uống trong nhà hàng (CPC 643) được phân ra các dịch vụ phục vụ đồ uống không
kèm theo dịch vụ giải trí ( CPC 6431) và các dịch vụ phục vụ đồ uống kèm theo dịch vụ giải trí (CPC 6432).
Tại vòng đàm phán Uruguay, ngày 23/10/1990, Ban thư ký WTO đã phát hành tài liệu “Phân loại các dịch vụ liên quan tới du lịch”, tài liệu này bao gồm danh mục minh hoạ các hoạt động chính của du lịch dựa trên bản dự thảo “Phân loại các hoạt động du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế” (SICTA) của Tổ chức Du lịch Thế giới. Theo bản dự thảo này (SICTA) thì có khoảng 70 hoạt động cụ thể liên quan đến cung cấp dịch vụ du lịch và khoảng 70 hoạt động khác ít, nhiều cũng có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch.
Theo tài liệu của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, biểu CLX- Việt Nam, Phần II - Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, tại ngành 9 - Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan có cam kết tại Bảng 2.7 sau.
Bảng 2.7: Những cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trƣờng Hạn chế đối xử quốc gia Cam kết bổ sung A.Khách sạn và nhà hàng gồm: - Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110) - Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống ( CPC 643) (1)Không hạn chế (2)Không hạn chế
(3)Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau đó không hạn chế.
(4) Chưa cam kết, trừ cam kết chung. (1)Không hạn chế (2)Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết, trừ cam kết chung.
Nguồn: Trích từ tr.52 Biểu CLX- Việt Nam, ngày 27/10/2006 – Tài liệu cam kết của
2.2.2. Thực trạng hội nhập của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Trong thời gian qua, Du lịch Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với một vị trí mới, cao hơn. Là nước chủ nhà của nhiều sự kiện du lịch quốc tế quan trọng, quy mô lớn như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương của UNWTO về du lịch văn hóa và giảm nghèo, ngày 11 - 12/6/2004 tại Huế, Diễn đàn Du lịch Mê Kông tại Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997) và tại Hà Nội (năm 2003), Du lịch Việt Nam và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã tổ chức thành công các Hội nghị, góp phần nâng cao uy tín của ngành, gây tiếng vang lớn đối với bạn bè quốc tế. Tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, Du lịch Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và khai thác quyền lợi của nước hội viên; đồng thời đưa ra những sáng kiến cụ thể góp phần thúc đẩy mạnh hợp tác trong tổ chức.
Ngành Du lịch đã hợp tác sâu rộng và toàn diện với các tổ chức quốc tế như ASEAN và chuyên ngành khác như UNWTO, PATA; hợp tác du lịch trong các cơ chế đa phương như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Ba Quốc gia một điểm đến, sông Hằng - sông Mê Kông (MGC), ASEAN - Ấn Độ được duy trì và củng cố; mới gia nhập cơ chế hợp tác ACMES (gồm 5 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan - Việt Nam) năm 2004; mở rộng hợp tác quốc tế trong Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với việc thành lập Nhóm công tác du lịch tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF 9), họp ngày 7/8/2004 tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Du lịch Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế tham gia vào hỗ trợ phát triển du lịch như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, Tổ chức Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN ESCAP), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC),... và một số tổ chức phi chính phủ đóng góp tích cực vào phát triển du lịch như Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới
(IUCN), Tổ chức động vật hoang dã (WWF), Tổ chức phát triển bền vững Tây Ban Nha (FUNDESO),... thông qua hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển du lịch.
Về hợp tác song phương, cho đến nay Du lịch Việt Nam đã ký thêm các Hiệp định cấp Chính phủ với Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Bỉ, Ấn Độ, Bungary nâng tổng số hiệp định, thỏa thuận đã ký lên số 39 [29]. Du lịch Việt Nam đã thiết lập bạn hàng với trên 1000 hãng của hơn 50 quốc gia và lãnh thổ. Mở rộng hợp tác quốc tế đã và đang giúp Du lịch Việt Nam nói chung từng bước mở rộng thị trường để thu hút khách, vốn đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, quy hoạch, tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam ra khu vực và thế giới. Cùng với tham gia sâu rộng vào các cơ chế đa phương, nhiều hiệp định hợp tác du lịch song phương đã ký được triển khai, cụ thể hóa thành những chương trình, dự án hợp tác cụ thể, góp phần quan trọng để du lịch Việt Nam hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Như vậy, với chủ trương đúng đắn và sự tích cực hội nhập, tham gia hợp tác kinh tế quốc tế thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của ngành, làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước, đóng góp tích cực vào công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp du lịch đã xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường du lịch khu vực và thế giới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ của ngành. Các doanh nghiệp có điều kiện cọ sát mạnh hơn với thị trường quốc tế, dần dần điều chỉnh hoạt động kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chiều sâu còn hạn chế, chưa khai thác triệt để những lợi thế có sẵn và lợi thế mà hội nhập, hợp tác quốc tế mang lại. Trong quá trình hội nhập và tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, tác giả nhận thấy, Du lịch Việt Nam