Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Việc phát hiện ra "quản lý" được coi là kết quả tất yếu của sự chuyển biến của nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại một cách khoa học. C.Mác5
đã viết "Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo, điều hành, điều hòa những hoạt động cá nhân,... Một nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng".
Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên.
Về nội dung, thuật ngữ "quản lý" [9] có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến nhất thì "quản lý” có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã ổn định.
Với khái niệm được đề cập trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn
là con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.
- Khách thể quản lý chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người, các quá trình xã hội.
Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm xác định do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Thực chất của quản lý con người trong tổ chức là nhằm đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Quá trình quản lý chịu sự tác động của các yếu tố sau: - Yếu tố con người (yếu tố xã hội);
- Yếu tố chính trị (môi trường chính trị); - Yếu tố tổ chức;
- Yếu tố quyền lực; - Yếu thông tin;
- Yếu tố văn hóa tổ chức.
Bên cạnh khái niệm quản lý, thuật ngữ quản lý nhà nước nói chung (nguyên bản tiếng Anh là Public Administration)6
[9] với các nghĩa là: thứ
nhất, tất cả quyền lực của hành chính nhà nước là của nhân dân hay nói cách
khác là bắt nguồn từ nhân dân; thứ hai, đối tượng phục vụ của nền hành chính nhà nước là nhân dân; thứ ba, nền hành chính nhà nước thực hiện công cụ và giải quyết tự do, quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của công dân, tổ chức.
Trong quản lý nhà nước, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động đa dạng trung tâm, chủ yếu: vì hoạt động hành chính là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội. Tuy nhiên, quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý nhà nước. Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước tức là hoạt động chấp hành và điều hành. Thứ hai, chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: "quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [9].
Với cách tiếp cận về thuật ngữ quản lý như trên, có thể thống nhất quan điểm là: khái niệm quản lý nhà nước, công tác quản lý nhà nước xuất hiện cùng với nhà nước, quản lý nhà nước được gọi là quản lý các công việc của nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động
lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các Hiệp hội,... Trong hoạt động quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt.
Một là, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước,
gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hai là,đối tượng quản lý của Nhà nước là toàn thể nhân dân tức toàn bộ
dân cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Ba là, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong xã
hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Bốn là, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật
làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.2.2. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch