9. Lời cám ơn
2.3.2. Đánh giá sự phát triển của golfing ở Việt Nam
Với những đặc điểm đã được phân tích ở trên có thể thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn cả khách quan lẫn chủ quan trong việc phát triển golfing. Thực tế là đã có một bước nhảy vọt của golfing ở Việt Nam khi mà năm 1993 cả nước mới có 2 sân golf, một ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và một ở Đông Mô (Hà Tây) với lượng người chơi chỉ khoảng 70 người kể cả caddie (người nhặt bóng) đến nay số lượng các sân golf đang hoạt động đã lên đến 14 sân và khoảng hơn 30 dự án sân golf khác đang được tiến hành đầu tư xây dựng với lượng người chơi golf lên đến 5000 người trong đó có 2000 khách chơi thường xuyên [06]. Khách du lịch golf thường xuyên là những hội viên của một câu lạc bộ golf nào đó với tần suất đến sân tối thiểu khoảng 1 lần một tuần. Để trở thành hội viên phải trả phí thẻ hội viên trung bình là 20.000 USD/thẻ và phải đóng phí bảo dưỡng sân trung bình là khoảng 500 USD/năm.
Theo khảo sát thực tế của Văn phòng Tạp chí golf Việt Nam năm 2006, trung bình một sân golf ở Việt Nam đón khoảng 70 khách chơi golf vào ngày thường trong tuần và khoảng 200 khách chơi golf vào các ngày cuối tuần. Như vậy tổng lượng khách chơi golf ở tất cả các sân golf tại Việt Nam trong năm 2006 là 532.420 lượt khách.
Nếu tính bình quân chi phí cho một khách chơi golf không thường xuyên bao gồm khách của hội viên và những khách du lịch golf vãng lai (Walk-in player) là 100 USD/lần [16] thì tổng doanh thu của các sân golf ở Việt Nam năm 2006 bao gồm phí chơi golf của hội viên, phí chơi golf của khách du lịch golf, phí thẻ hội viên, phí bảo dưỡng sân hàng năm của hội viên, phí ăn uống của khách chơi golf và các phí dịch vụ bổ sung khác chưa kể đến doanh thu từ quảng cáo và hoạt động kinh doanh bất động sản là khoảng hơn 50 triệu USD. Như vậy so với tổng doanh thu xã hội từ du lịch của Việt Nam năm 2006 là 51.000 tỷ đồng hay 3,2 tỷ USD [42] thì doanh thu từ golfing chiếm chỉ khoảng 1,5%.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch golf hơn nữa lại là một trong những quốc gia có sân golf được xây dựng sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng so với các quốc gia khác trong khu vực mà golfing được coi là một ngành công nghiệp với số lượng sân golf từ vài trăm đến vài nghìn; số lượng khách du lịch golf từ hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu lượt, cụ thể như Thái Lan năm 2004 đón khoảng 1 triệu khách du lịch golf quốc tế và doanh thu đạt 500 triệu USD [47] thì golfing ở Việt Nam còn được xem là chậm phát triển.
Du lịch golf ở Việt Nam chủ yếu dưới dạng du lịch cuối tuần và du lịch trong ngày. Khách du lịch đến các sân golf đều là những người nước ngoài và những người Việt Nam sống và làm việc ở các khu đô thị hoặc các khu chế xuất công nghiệp trong phạm vi có bán kính khoảng 80 – 100 km tính từ các sân golf và họ đều tự tổ chức chuyến đi của mình do khoảng cách tới sân golf gần. Lượng khách du lịch golf quốc tế vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với khách du lịch golf Việt Nam, vào khoảng 80% tổng lượng khách, trong đó đặc biệt nhiều là các nhóm khách du lịch golf Hàn Quốc và Nhật Bản, lần lượt chiếm các tỷ lệ là 45% và 25% [31].
Hình thức tổ chức các chuyến du lịch golf trọn gói, dài ngày đưa khách du lịch golf tới chơi golf ở nhiều sân khác nhau của Việt Nam hầu như chưa phát triển, hiện nay mới chỉ có một số ít công ty du lịch ở Việt Nam tổ chức với số lượng không nhiều như Exotissimo, Saigontourist, Vietravel [53] do vậy không khai thác được hiệu quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi – giải trí buổi tối, mua sắm, đồ lưu niệm ...
Du lịch golf chưa có sự kết hợp với các du lịch khác như du lịch MICE, tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng – giải trí cao cấp (resort), casino, caraval … mặc dù Việt Nam đang có lợi thế về các loại hình du lịch này cho nên không tạo ra được các
chuyến đi với các sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn khách du lịch qua đó kéo dài ngày khách du lịch và đạt được doanh thu tối đa.
Mặt khác các sân golf đang hoạt động ở Việt Nam phần lớn có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa hoàn thiện và đang tiếp tục trong quá trình xây dựng nhiều hạng mục công trình mới, đặc biệt là các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu lưu trú, giải trí – nghỉ dưỡng với quy mô lớn hơn, chất lượng tốt hơn và nhiều chức năng hơn, nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu đa dạng khác nhau của khách du lịch golf.
Nhân lực cho golfing ở Việt Nam cũng là một vấn đề bất cập. Hiện nay Việt Nam thiếu khoảng 120.000 nhân viên phục vụ golf bao gồm nhân viên nhặt bóng và ghi điểm cho khách, nhân viên lái xe điện, nhân viên tiếp đón, chăm sóc cỏ …vv. Một số sân golf đã đi vào hoạt động một thời gian khá lâu như Đồng Mô, Long Thành, Chí Linh … mặc dù sở hữu số lượng nhân viên lên đến 600 – 700 người, tuy nhiên trình độ nghiệp vụ của các nhân viên vẫn chưa có tính chuyên nghiệp cao vì hầu hết các chương trình đào tạo đều do các sân golf này tự biên soạn cho nên nội dung không đầy đủ, không theo tiêu chuẩn quốc tế, không có sự xếp bậc tay nghề dẫn đến có những lúng túng của nhân viên khi phục vụ khách nhất là ở các sân golf nhiều khách quốc tế [70].
Việt Nam mới chỉ tổ chức được một giải thi đấu golf chuyên nghiệp là giải Carlsberg Master Cup hàng năm, bắt đầu từ năm 2004 còn phần lớn các giải golf được tổ chức ở Việt Nam chỉ là các giải giao hữu hay quảng cáo cho một sản phẩm hay thương hiệu như Vietcombank Cup, giải golf VCCI, giải golf Johnnie Walker (Johnnie Walker Classic), giải golf BMW Việt Nam (BMW Viet Nam Classic) …không thể hiện tính chuyên nghiệp cao do đó không hấp dẫn được các tay golf chuyên nghiệp nổi tiếng ở khu vực hay thế giới đến chơi. Những người được coi là “chim mồi” hoặc chất xúc tác quan trọng trong việc tạo ra một làn sóng khách du lịch golf từ những người hâm mộ đi theo họ. Hơn nữa bản thân
danh tiếng của những tay golf chuyên nghiệp cũng sẽ quảng cáo cho các sân golf cũng như các điểm du lịch mà họ đến, làm thu hút nhiều hơn khách du lịch golf đến từ khắp nơi. Chính vì vậy Việt Nam cần tổ chức nhiều giải golf mang tính chuyên nghiệp cao nằm trong khuôn khổ giải Asian Tour như hình thức các giải Thailand Open của Thái Lan hay Malaysia Open của Malaysia… nhằm tận dụng triệt để tiềm năng khách du lịch golf trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc Hiệp hội golf Việt Nam ra đời vào tháng 08 năm 2007 [10] có thể tạo ra một “cú huých” trong việc hình thành các giải thi đấu golf chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam trong thời gian tới. Và điều này chắc chắn có ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển du lịch golf tại Việt Nam.
Ngày 2/7/2007 đánh dấu một sự kiện trọng đại đối với nền công nghiệp golf khu vực Đông Nam Á nói chung cũng như đối với loại hình du lịch golf Việt Nam nói riêng bằng việc mở màn Hành trình golf Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Golf Trail). Đây là một chuyến du lịch golf mang tính chuyên nghiệp cao lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam bởi công ty du lịch – lữ hành quốc tế Exotissimo. Tour du lịch Hành trình golf Hồ Chí Minh không chỉ là một hành trình nối liền tất cả các sân golf đẹp nhất trong cả nước từ Bắc chí Nam mà nó còn đi kèm với một chuỗi các dịch vụ cao cấp hạng nhất về khách sạn, khu nghỉ cũng như các danh thắng nổi tiếng về du lịch và văn hoá của Việt Nam trên suốt tuyến hành trình. Các điểm dừng chân trên hành trình gồm: sân golf Đà Lạt – một trong 10 sân golf đẹp nhất châu Á do Tạp chí Asian golf đánh giá, sân golf Phan Thiết Ocean Dunes nằm sát biển Đông do Nick Faldo thiết kế, sân golf Ngôi sao Chí Linh nơi diễn ra giải thi đấu golf chuyên nghiệp châu Á Carlsberg Masters Cup, sân golf Thủ Đức, sân golf Tam Đảo ở phía Bắc, sân golf Đồng Nai và sân golf Đồng Mô. Các điểm nghỉ ngơi sẽ là khách sạn Đà Lạt Palace và Sofitel Đà Lạt Palace, du thuyền Emeraude trên vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, các khách sạn 5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, khu nghỉ tại bãi biển Phan Thiết
cũng như thưởng thức tham quan các kiểu kiến trúc cổ, kiến trúc Pháp, các yếu tố văn hoá đặc trưng của các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Lạt …
Phát triển các sân golf và tổ chức nhiều hơn nữa các giải thi đấu golf cũng như các tour du lịch golf sẽ là một phần quan trọng của kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam nhằm thu hút 6 triệu khách du lịch quốc tế một năm vào năm 2010.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GOLFING ĐỂ THU HÖT KHÁCH DU LỊCH
3.1. Định hƣớng phát triển golfing tại Việt Nam