Thực trạng hoạt động kinh doanh golfing tại sân golf Chí

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 77 - 82)

9. Lời cám ơn

2.2.2.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh golfing tại sân golf Chí

a. Số lượng, cơ cấu và nguồn khách

Sân golf Chí Linh là sân golf ra đời thứ hai ở phía Bắc của Việt Nam sau sân golf Đồng Mô (Hà Tây). Được khai trương và đi vào hoạt động bắt đầu từ cuối tháng 11 năm 2003, sân golf Chí Linh có lợi thế là sân golf nằm ở trung tâm tam giác kinh tế, du lịch phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cho nên đã thu hút đông đảo khách chơi golf ở khu vực này. Cơ cấu khách chơi golf của sân golf Chí Linh chủ yếu là người nước ngoài trong đó nhiều nhất là khách Nhật Bản chiếm khoảng 38%, tiếp đến là khách Hàn Quốc chiếm khoảng 27%, khách Việt Nam chiếm khoảng 15%, khách Đài Loan chiếm 10% còn lại là khách đến

từ Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, châu Âu và Mỹ. Hiện nay sân golf Chí Linh có trên 800 hội viên [51].

Nguồn khách đến chơi golf tại sân Chí Linh chủ yếu bao gồm các hội viên của Câu lạc bộ golf Chí Linh, những người nước ngoài và Việt Nam sống và làm việc ở các thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất … trong phạm vi xung quanh sân golf với bán kính 100 km như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh … . Sân golf Chí Linh còn đón tiếp một lượng khách du lịch golf đi theo tour du lịch được tổ chức bởi một số công ty du lịch. Trung bình mỗi ngày sân golf Chí Linh đón từ 1 – 2 tour du lịch. Mỗi tour khoảng 2 nhóm, mỗi nhóm tối đa là 4 người, tối thiểu là 2 người [51]. Ngoài các nguồn khách trên sân golf Chí Linh còn thu hút một lượng khách golf trong các giải thi đấu golf diễn ra ở đây. Trung bình một tháng có ba giải đấu, mỗi giải đấu thu hút ít nhất là 80 người và nhiều nhất là 280 người [51].

Khách du lịch golf tại sân Chí Linh chủ yếu là khách du lịch đi theo hình thức du lịch cuối tuần và du lịch trong ngày. Việc tổ chức các tour du lịch golf đưa khách quốc tế trực tiếp từ nước ngoài vào chơi golf tại sân golf Chí Linh còn hạn chế.

Lượng khách du lịch golf tại sân golf Chí Linh giai đoạn 2004 – 2006 tăng trưởng mỗi năm thêm khoảng 17,5% và được thể hiện như sau (Bảng 2.11).

Bảng 2.11. Số lượng khách chơi golf tại sân golf Chí Linh giai đoạn 2004- 2006

(Đơn vị: lượt khách)

Năm 2004 2005 2006

Số lượng 45.120 49.762 62.690

b. Hiệu quả kinh doanh

Trong cơ cấu khách du lịch golf của sân golf Chí Linh thì lượng khách từ hai quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 và thứ 10 thế giới là Nhật Bản và Hàn Quốc [71] chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tổng lượng khách du lịch golf từ hai quốc gia này chiếm tới 65% số khách tới sân golf Chí Linh. Do đây là hai quốc gia có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh nên khả năng chi trả cho hoạt động du lịch cao. Hơn nữa lại là các cường quốc về golfing trong khu vực châu Á. Chính vì

vậy hiệu quả kinh doanh golfing tại sân golf Chí Linh là rất lớn. Doanh thu của sân golf Chí Linh hiện thời bao gồm các khoản thu từ phí

bán thẻ hội viên (trung bình 24.000 USD/thẻ), phí bảo dưỡng sân bắt buộc đối với tất cả các hội viên trung bình là 500 USD/năm, phí thuê caddie (người nhặt bóng và ghi điểm) 10 USD/người, phí chơi golf của khách du lịch (trung bình 90 USD/người), phí ăn uống (trung bình 15 USD/suất), phí dịch vụ bổ sung [51].

Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi gửi cho những hội viên của Câu lạc bộ golf Chí Linh và các khách du lịch golf thì số lần đến sân golf trung bình của một hội viên chủ yếu là khoảng 1 lần/tuần (chiếm 84,4% số người được hỏi); 92% số khách chơi golf tại sân golf Chí Linh có sử dụng dịch vụ ăn trưa và đồ uống; 13,4% số khách có sử dụng dịch vụ tập đánh bóng. Từ các số liệu trên và bảng phí của sân golf Chí Linh (trình bày tại phụ lục) có thể ước tính doanh thu từ golfing tại sân Chí Linh trong giai đoạn 2004 - 2006 như dưới đây (Bảng 2.12).

Bảng 2.12. Doanh thu ước tính của sân golf Chí Linh giai đoạn (2004-2006)

(Đơn vị: triệu USD)

Năm 2004 2005 2006

Năm 2006 du lịch Hải Dương thu hút 1,1 triệu khách du lịch và đạt doanh thu 360 tỷ đồng trong đó khách du lịch đến sân golf Chí Linh là 62.690 lượt chiếm 5,6% tổng số khách du lịch và doanh thu từ golfing của sân đạt 5,03 triệu USD tức 78,4 tỷ đồng bằng xấp xỉ 22% tổng doanh thu xã hội từ du lịch của Hải Dương [61].

c. Các hiệu quả xã hội và các hiệu quả khác

Sân golf Chí Linh giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động ở địa phương, trong đó riêng đội ngũ caddie đã chiếm tới 350 người, hầu hết họ là những người làm nông nghiệp tại huyện Chí Linh và một số từ các huyện giáp ranh. Mức thu nhập bình quân mỗi người là 1,2 triệu đồng/tháng gấp đôi so với làm nông nghiệp qua đó nâng cao mức sống vật chất của người dân, 100% số cán bộ công nhân viên được ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm y tế và xã hội đầy đủ [17].

Golfing là một dịch vụ cao cấp do vậy để đáp ứng được các yêu cầu của khách chơi không những cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt mà còn phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước sạch, thông tin liên lạc, đường giao thông…) đảm bảo và như vậy người dân địa phương quanh khu vực sân golf cũng được hưởng lợi ích từ các công trình này.

Mặc dù golfing là một hoạt động kéo theo bởi các hoạt động đầu tư thương mại nhưng ngược lại golfing cũng có những ảnh hưởng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thương mại từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư nhiều hơn nữa vào tỉnh Hải Dương.

Trong một thời gian dài trước đây du lịch của Hải Dương không có cơ hội phát triển vì Hải Dương nằm trong tam giác phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, với 3 cực là 3 trung tâm du lịch lớn Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có tài nguyên du lịch phong phú và rõ nét. Các hoạt động du lịch nhất là du lịch quốc tế đến chủ yếu diễn ra ở các trung tâm này, còn Hải Dương chỉ là một trạm

trung chuyển, một điểm dừng chân trong chuyến du lịch của du khách tới các trung tâm du lịch. Việc sân golf Chí Linh được khai trương và đi vào hoạt động từ cuối năm 2003 đã làm cho Hải Dương thực sự trở thành một điểm đến du lịch. Đó là điểm đến của du lịch thể thao – giải trí – nghỉ dưỡng, du lịch công vụ – thương mại, du lịch MICE và du lịch nghỉ cuối tuần. Trong thời gian tới với sự hoạt động kinh doanh ngày càng chuyên nghiệp chắc chắn sân golf Chí Linh sẽ góp một phần quan trọng làm tăng lượng khách du lịch tới Hải Dương qua đó tăng doanh thu du lịch của địa phương này xét ở góc độ vi mô và làm phong phú sản phẩm du lịch qua đó kéo dài ngày khách du lịch, phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ khi xét ở góc độ vĩ mô.

Việc sân golf Chí Linh tổ chức thành công giải golf chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2004, giải Carlsberg, với sự tham gia của các tay golf chuyên nghiệp quốc tế đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…đã giúp làm cho cộng đồng quốc tế có một nhận thức mới hoàn toàn tích cực về đất nước và con người Việt Nam, một đất nước hoà bình đang phát triển mạnh mẽ chứ không phải một đất nước của chiến tranh. Thậm chí có những tay golf chuyên nghiệp đã hết sức bất ngờ khi chơi tại sân golf Chí Linh trong giải Carlsberg vì không nghĩ là Việt Nam lại có một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như vậy [07].

Golfing bản thân nó đã là một môn thể thao tinh tế với một loạt các quy định khắt khe đòi hỏi người chơi phải tuân thủ một cách triệt để các chuẩn mực đạo đức xã hội, các cách thức ứng xử cho nên hầu hết những người chơi golf đều là những người có học vấn cao, có vị trí trong xã hội hoặc là những người thành đạt trong kinh doanh. Hoạt động của sân golf Chí Linh sẽ giúp nâng cao đời sống văn hoá, trình độ dân trí của người dân trong khu vực, trước hết là những người làm việc trong sân golf.

Khách chơi golf cũng là những người có khả năng thanh toán cao do vậy những sản phẩm địa phương, sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương và một số tỉnh lân cận có thể được tiêu thụ tại sân golf Chí Linh, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ.

Golfing là hoạt động có tính chất gắn với thiên nhiên, lấy các yếu tố thiên nhiên làm các điều kiện cơ bản và tiên quyết. Không có các yếu tố đó không thể có golfing do vậy sự xuất hiện của sân golf Chí Linh sẽ giúp tuyên truyền giáo dục cho người dân bản địa trong việc bảo vệ các yếu tố thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống. Mặt khác sân golf Chí Linh với các yếu tố thiên nhiên sẵn có cùng với hoạt động chăm sóc của con người đã trở thành một tiểu vùng sinh thái của huyện Chí Linh giúp điều hoà khí hậu cho các khu dân cư đô thị ở đây. Hơn nữa mặc dù tiêu chí của các sân golf là hướng tới thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn có những sự tác động hết sức tinh tế của con người thông qua việc thiết kế, sắp xếp tạo dáng vẻ cho sân golf do đó đã tạo ra những địa điểm đẹp hấp dẫn cho hoạt động tham quan du lịch.

Trong nhiều năm, sân golf Chí Linh đã nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt hàng năm sân golf có tổ chức các giải golf từ thiện, quyên góp hơn 1 tỷ đồng giúp đỡ những gia đình khó khăn, tàn tật, học sinh nghèo vượt khó học giỏi…

2.3. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)