Xây dựng quy hoạch cho hệ thống các sân golf tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 101 - 103)

9. Lời cám ơn

3.1.2.1. Xây dựng quy hoạch cho hệ thống các sân golf tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có 14 sân golf đang hoạt động và gần 30 dự án sân golf khác được nghiên cứu xây dựng. Vấn đề quy hoạch hệ thống các sân golf tại Việt Nam ngoài việc cần phải dựa trên chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước, còn phải tính toán tới việc cân đối quỹ đất với các ngành, nghề kinh tế khác nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội một cách hài hoà.

Trong thời gian tới cần nhanh chóng quy hoạch chi tiết cho hệ thống các sân golf trên toàn Việt Nam trong thời gian tới dựa trên một số các yếu tố có tác động đến hoạt động này như sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam - đặc biệt là nhóm khách du lịch có khả năng chi trả cao, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế… để từ đó xác định được số lượng, quy mô, kiểu cách, vị trí, khoảng cách giữa các sân golf và tính đặc thù gắn với yếu tố địa phương của sân golf cần xây dựng sao cho đạt được hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội cao nhất, tránh việc tạo ra khủng hoảng thừa sân golf gây lãng phí do việc đầu tư xây dựng ồ ạt không tính toán kỹ lưỡng, mà Thái Lan là một ví dụ điển hình.

Một sân golf cần phải có một số tiêu chuẩn đặc trưng như: về địa điểm đó phải là một nơi gần gũi với thiên nhiên bao gồm một khoảng không gian rộng lớn với màu xanh của cây cỏ, mây trời, với các hồ nước, ven sông, ven biển, với không khí trong lành, ánh sáng chan hoà, sự yên tĩnh cách xa các khu đô thị; về diện tích phải có diện tích tối thiểu là 100 ha; về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đòi hỏi phải có chất lượng cao, đa dạng vì khách du lịch golf là nhóm khách có khả năng chi trả cao nhưng đồng thời họ cũng kỹ tính trong việc sử dụng các dịch vụ.

Khách du lịch golf chủ yếu có nhu cầu thư giãn, nghỉ dưỡng, rèn luyện thể lực phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng. Du lịch golf còn nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thương mại giữa những nhà kinh doanh. Ngoài ra đây cũng là môi trường rất quan trọng trong việc đạt được hiệu quả cho các hội nghị chính trị, ngoại giao lớn mang tính chất quốc tế. Mặt khác, du lịch golf cũng là một hình thức của du lịch cuối tuần.

Theo quan điểm hệ thống nhu cầu tâm lý của con người các sân golf cần có các điều kiện để:

- Thoả mãn nhu cầu tự nhiên như phải có chỗ ăn nghỉ, khu vực thể thao giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Như vậy ngoài khu vực để phương tiện vận chuyển của khách, sân golf còn có sân bãi để khách chơi golf, các khu thể thao phụ trợ như khu tập đánh bóng, sân tennis, bể bơi… , nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, quầy cho thuê dụng cụ thể thao.

- Đảm bảo sự an toàn cho người chơi golf. Trước khi ra sân chơi cần có sự hướng dẫn cụ thể chi tiết của các nhân viên sân golf. Có đội ngũ nhân viên bảo đảm an ninh, an toàn cho tính mạng và tài sản của khách chơi golf (hoả hoạn, trộm cắp, xung đột…).

- Thoả mãn nhu cầu ký kết các hợp đồng kinh tế, trao đổi thông tin, đồng thuận quan điểm, đạt được mục tiêu cho các hội nghị hội thảo chính trị, ngoại giao, kinh tế lớn. Do vậy cần có hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng hội thảo, các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại.

Quy hoạch chi tiết là tài liệu pháp lý để các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng. Khi có quy hoạch chi tiết sẽ định hướng được việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, điện nước, thông tin… . Đối với người dân địa phương, quy hoạch chi tiết có tác dụng giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, có việc làm. Đối với chính quyền địa phương, bản quy hoạch chi tiết là cơ sở pháp lý để họ quản lý các hoạt động trong khu vực.

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)