Đánh giá về golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 82 - 88)

9. Lời cám ơn

2.3.1. Đánh giá về golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh

Cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều là những sân golf xuất hiện đầu tiên ở phía Bắc của Việt Nam, lần lượt được đưa vào hoạt động trong các năm 1993 và 2003 do vậy có thuận lợi trong việc thu hút các khách du lịch golf tiềm năng ở khu vực này.

Sân golf Đồng Mô và sân golf Chí Linh thuộc hai tỉnh Hà Tây và Hải Dương có vị trí địa lý gần các thành phố và tỉnh gồm Hà Nội, Hải Phòng và

Quảng Ninh là ba cực của tam giác phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Những địa phương này có số lượng người dân đi du lịch đông, trong đó có du lịch golf do kinh tế phát triển hàng đầu và có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong khu vực Bắc Bộ. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất hàng hoá GDP của 3 địa phương này trong năm 2006 đều ở mức hai con số (11,5%, 12%, 13,2%). Mức thu nhập bình quân đầu người của cả ba địa phương này đều đạt trên 1000 USD/năm trong năm 2006 [30]. Hà Tây và Hải Dương là hai tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái, thể thao – giải trí và nghỉ dưỡng do vậy có khả năng thu hút khách du lịch lớn từ Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Vị trí của hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều nằm trong phạm vi có bán kính tối đa khoảng 70 km tính từ 3 trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh do vậy hoàn toàn thuận lợi cho các chuyến du lịch golf trong ngày và cuối tuần của những người Việt Nam và nước ngoài sống và làm việc tại 3 địa phương này. Ngoài ra hai sân golf này cũng còn thu hút được lượng khách du lịch golf thông qua hình thức du lịch MICE do nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế thương mại quốc gia và quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh còn là 3 trung tâm du lịch quốc tế nhận khách chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Lượng khách du lịch quốc tế đến mỗi địa phương này năm 2006 là đều xấp xỉ một triệu lượt [69] bằng 27% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hà Tây và Hải Dương là các điểm đến du lịch vệ tinh của các trung tâm du lịch trên cho nên cũng sẽ được hưởng nguồn khách du lịch quốc tế đến từ 3 trung tâm du lịch này.

Hơn nữa hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc với tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu vực này trong giai đoạn 1988 – 2005 lên đến trên 18 tỷ USD, xếp thứ hai

trong số các khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI nhiều trên cả nước [29]. Vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc cũng là nơi tập trung lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất với 58 khu đến cuối năm 2006 (Bảng 2.13). Theo thống kê của sân golf Đồng Mô, sân golf Chí Linh và tạp chí golf Việt Nam vào cuối năm 2006 thì có đến 75% lượng khách du lịch golf tới hai sân golf này là các nhà đầu tư thương mại, các doanh nhân nước ngoài và chủ yếu họ làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trong khu vực các địa phương xung quanh hai sân golf.

Cơ cấu khách du lịch golf của hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chủ yếu là người nước ngoài trong đó đặc biệt là hai nhóm khách người Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo số liệu điều tra xã hội học của tác giả, tổng lượng khách du lịch golf đến từ hai quốc gia này tại cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều chiếm từ 65 - 70% lượng khách golf tới đây [51, 52] do Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai quốc gia đầu tư lớn nhất vào vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. Lượng khách du lịch golf là người Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại là các khách du lịch Đài Loan và các quốc gia khác trong ASEAN.

Bảng 2.13. Số lượng các khu công nghiệp trong các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2006

(Đơn vị: khu) NỘI HẢI PHÒNG QUẢNG NINH HẢI DƢƠNG VĨNH PHÚC TÂY BẮC NINH HƢNG YÊN 05 03 08 07 05 09 15 06

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007)

Tuy nhiên hiện nay lượng khách đến hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chủ yếu đi theo hình thức du lịch trong ngày và du lịch cuối tuần. Lượng khách

du lịch golf đến hai sân golf này chủ yếu là những người Việt Nam và người nước ngoài sống và làm việc trong các khu vực xung quanh sân golf với bán kính tính từ các sân golf khoảng 80 km trở xuống, chiếm 87% số người được hỏi. 94% lượng khách du lịch golf tới hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh tự tổ chức chuyến đi bằng cách liên hệ trực tiếp với hai sân golf để có dịch vụ golfing mà không thông qua một chương trình du lịch được tổ chức bởi các công ty du lịch hay lữ hành nào. Lượng khách du lịch golf đi theo hình thức các tour du lịch golf được các công ty du lịch – lữ hành tổ chức tới hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chiếm số lượng nhỏ chỉ khoảng 5 – 6% tổng lượng khách du lịch golf tới hai sân golf [51, 52].

Do phần lớn khách du lịch golf tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều thực hiện chuyến đi trong ngày với một mục đích gần như duy nhất là chơi golf cho nên việc tiến hành kinh doanh các dịch vụ khác tại điểm du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí buổi tối, nghỉ dưỡng, văn hoá, các dịch vụ bổ sung khác… không đạt hiệu quả cao. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi chỉ có từ 8 – 10% lượng khách du lịch golf tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh có nhu cầu lưu trú qua đêm. Trong khi đó trên 92% lượng khách du lịch golf đều có nhu cầu ăn uống buổi trưa tại đây. Ngoài ra, các nhu cầu bổ sung thể thao, nghỉ dưỡng khác cũng được khách du lịch golf yêu cầu nhiều như bể bơi 84%, sauna 80,3 %, jacuzzi 78%, tennis 62,4% .

Sản phẩm du lịch golf chủ yếu được khai thác kinh doanh một cách đơn lẻ, không có sự kết hợp với các sản phẩm du lịch khác như văn hoá - lễ hội, MICE, tìm hiểu – khám phá, mạo hiểm (adventure) hay các sản phẩm về thể thao, nghỉ dưỡng khác trong khu vực dẫn đến sự đơn điệu của chuyến du lịch, độ dài ngày khách du lịch ngắn, không đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.

Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật của cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện đầy đủ cho nên cũng không

có khả năng cung cấp các dịch vụ một cách đa dạng. Thực tế, sân golf Đồng Mô hiện tại chỉ có một Nhà hàng Câu lạc bộ với khoảng 200 chỗ, phòng hội thảo khoảng 60 chỗ, một bể bơi chiều dài 25 m, khu sauna hơi với 10 buồng, một bồn jacuzzi nhỏ, một khu tập đánh bóng với sức chứa hạn chế. Câu lạc bộ sân golf Đồng Mô đang tiến hành xây dựng một tổ hợp resort với quy mô lớn hiện đại đa chức năng bao gồm một nhà ăn Câu lạc bộ mới với hơn 600 chỗ ngồi được lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm và các màn hình TV cỡ lớn thu truyền hình vệ tinh, phòng hội thảo 500 chỗ được lắp đặt các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị thông tin viễn thông liên lạc đa chức năng, các bể bơi lớn, sân tennis, khu sauna-massage-jacuzzi hiện đại nhiều buồng, khu bán dụng cụ chơi golf, khu tập đánh bóng với 20 đường đánh bóng, các bãi tập đẩy bóng và đánh bóng hố cát. Đặc biệt, Câu lạc bộ sân golf Đồng Mô đang trong quá trình hoàn thiện một loạt các nhà nghỉ, nhà biệt thự với các trang thiết bị nội thất, sinh hoạt đầy đủ có chất lượng cao và được bố trí tách biệt nhau, gần gũi với thiên nhiên trên các sườn đồi, ven các rừng cây có thể dùng để bán hoặc cho thuê. Trong tương lai gần khu resort thể thao – nghỉ dưỡng sân golf Đồng Mô có thể đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của đông đảo khách du lịch golf cùng một lúc [51].

Sân golf Chí Linh hiện mới chỉ hoàn thiện và đưa vào kinh doanh 27 trong tổng số 36 lỗ, có một nhà ăn Câu lạc bộ với 250 chỗ ngồi, một khu sauna với 18 buồng, khu tập đánh bóng, quầy bán dụng cụ chơi golf. Trong thời gian tới một khu khách sạn quốc tế 5 sao trong quần thể sân golf Chí Linh sẽ được đưa vào hoạt động phục vụ các khách du lịch golf đến đây. Hiện nay khu khách sạn đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến kết thúc việc hoàn thiện vào cuối năm 2007. Sau khi hoàn thiện, khách sạn 5 sao này sẽ có 100 buồng hạng sang, hai nhà hàng, phòng hội thảo đầy đủ tiện nghi, cùng khu thư giãn với các dịch vụ như tắm nước khoáng, sân tennis, bể bơi, câu lạc bộ đêm và hai quầy bar. Một loạt các khu nhà nghỉ và biệt thự với nhiều kiểu kết cấu (gỗ, bê tông…), kiến trúc đa

dạng độc đáo, tiện nghi sinh hoạt cao cấp được xây dung bố trí hoà nhập với thiên nhiên cũng sẽ sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đa dạng cao cấp của khách du lịch golf trong thời gian tới [52].

Cả hai sân golf thì chỉ có sân golf Chí Linh mới tổ chức được một giải thi đấu golf chuyên nghiệp là giải Carlsberg Master Cup liên tục từ năm 2004 đến nay. Đây là một giải đấu thuộc hệ thống giải golf chuyên nghiệp châu Á (Asian Tour). Asian Tour là một giải đấu golf chuyên nghiệp có uy tín và rất nổi tiếng ở châu Á.

Giải đấu này thường thu hút một lượng lớn các tay golf chuyên nghiệp không chỉ ở châu Á mà còn từ khắp mọi nơi trên thế giới, không những thế nó còn hấp dẫn một lượng lớn các khán giả đến xem các thần tượng golf của mình thi đấu. Hơn nữa đây là một cơ hội quý giá để nơi diễn ra giải thi đấu golf chuyên nghiệp này quảng bá cho các sân golf của mình cũng như các tài nguyên du lịch ở đó nhờ vậy sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là nhóm khách du lịch golf đến chơi. Những tay golf chuyên nghiệp cũng là nhóm khách du lịch có khả năng chi trả đặc biệt cao. Hầu hết các giải thi đấu golf chuyên nghiệp ở các quốc gia có golfing phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore …đều thuộc hệ thống giải thi đấu golf chuyên nghiệp Asian Tour và do vậy thường thu hút rất đông đảo các khách du lịch golf cũng như đạt được doanh thu cao từ golfing.

Hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh cũng như năm sân golf đang hoạt động khác đều cùng nằm ở khu vực Bắc Bộ, có khoảng cách giữa các sân chưa đến 100 km với những đặc điểm khá tương đồng về vị trí, lượng khách, cơ cấu khách … . Tuy nhiên các sân golf này chưa có sự liên kết để tạo ra các tour du lịch golf chuyên nghiệp, làm tăng giá trị của sản phẩm golfing, đem lại cho khách du lịch các cảm giác khác nhau khi chơi ở các sân khác nhau qua đó cũng phát huy hết những tiềm năng về golfing trong khu vực Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 82 - 88)