Tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống các sân golf đang hoạt động

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 103 - 106)

9. Lời cám ơn

3.1.2.2. Tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống các sân golf đang hoạt động

Để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng về golfing ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại, trước hết cần ưu tiên đầu tư, hoàn thiện các sân golf đang có sức hấp dẫn đối với khách du lịch golf như Đồng Mô, Chí Linh, Tam Đảo … ở phía Bắc; Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng Tàu, Sài Gòn, Long Thành, Đồng Nai ở phía Nam …

So sánh giữa số lượng người chơi golf hiện nay ở Việt Nam chỉ vào khoảng 5.000 người trong đó có khoảng 2.000 người chơi thường xuyên, số lượng khách du lịch golf đi theo tour du lịch chỉ chiếm từ 5 – 6% trên tổng lượng khách du lịch golf tại Việt Nam, hơn nữa golfing là một hoạt động thể thao còn mới mẻ, chưa có tính xã hội hoá do chi phí tham gia đắt đỏ so với đại bộ phận người dân Việt Nam, với tổng số 14 sân golf đã đi vào hoạt động thì việc khai thác triệt để công suất của các sân golf này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của khách. Theo tính toán của các sân golf Đồng Mô và Chí Linh thì trong một ngày một sân golf 18 lỗ có công suất phục vụ tối đa là 144 người như vậy có thể ước lượng được một năm công suất phục vụ của tất cả các sân golf ở Việt Nam đạt tối

đa là 1,08 triệu lượt khách chơi golf. Và một sân golf 18 lỗ có thể phục vụ tối đa là hơn 51.000 lượt khách/năm, trong khi đó hầu hết các sân golf 18 lỗ ở Việt Nam đều chỉ đạt công suất khoảng từ 25.000 - 30.000 lượt khách/năm.

Ngoài việc tận dụng công suất sử dụng các sân golf cũng cần thực hiện một số biện pháp làm giảm bớt tác động của thời vụ trong golfing ở Việt Nam, tuy rằng tính thời vụ của golfing ở Việt Nam là rất nhỏ do khách du lịch golf đi theo tour du lịch chiểm tỷ lệ ít, đa phần khách du lịch golf đều đến từ các khu vực xung quanh sân golf với khoảng cách không quá xa. Vào các thời gian thấp điểm của thời vụ có thể gây ra sự lãng phí về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tài nguyên lao động. Ngược lại vào thời gian cao điểm của thời vụ có thể gây ra tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như môi trường không gian sân golf, sự không ổn định về chất lượng dịch vụ do tình trạng tập trung khách quá đông. Bản thân khách cũng cảm thấy không thoải mái do phải chờ đợi lâu.

Để hạn chế được tính thời vụ cần có biện pháp kéo dài thời vụ golfing chính, tạo điều kiện để hình thành thời vụ golfing thứ hai kế tiếp. Ví dụ như ở phía Bắc có mùa Đông mưa phùn, ở phía Nam có mùa mưa nhiều thì nên áp dụng biện pháp giảm giá, thưởng thêm dịch vụ cho khách chơi golf…hoặc tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật đã có để phục vụ cho các loại hình du lịch khác như hội nghị-hội thảo, nghỉ dưỡng-chữa bệnh, tham quan …

3.1.2.3. Có kế hoạch phát triển thêm các sân golf mới

Mặc dù ở thời điểm hiện tại Việt Nam chưa có sự bùng nổ về golfing nhưng trong thời gian gần chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Cơ sở của điều này là dựa trên các điều kiện thuận lợi mà Việt Nam đang có như sự tăng trưởng kinh tế ổn định liên tục ở mức cao, là điểm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư nước ngoài năm sau cao hơn năm trước, lượng khách du lịch quốc tế từ các quốc gia có mức sống cao và golfing phát triển đến Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, chi phí chơi golf tương đối thấp hơn so với một số quốc gia

khác… . Do vậy cũng cần có kế hoạch phát triển thêm các sân golf mới ngoài các sân golf đã có.

Xu hướng xây dựng các sân golf sẽ tập trung ở những khu vực xung quanh các trung tâm kinh tế – du lịch lớn như vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà thủ đô Hà Nội là hạt nhân, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà thành phố Đà Nẵng là tiêu điểm do các khu vực này có nhu cầu golfing lớn hơn và khả năng chi trả cũng tốt hơn so với các khu vực còn lại.

Việc xây dựng sân golf cũng cần tận dụng những nơi có các điều kiện tự nhiên phù hợp như các vùng đồi núi, ven rừng cây, bãi cát ven biển, sông, hồ lớn… . Ví dụ như khu vực đồi núi ở các tỉnh phía Bắc, vùng đồi núi Tây Nguyên và đặc biệt là các vùng đất ven biển mà Việt Nam có nhiều lợi thế ở khu vực miền Trung.

Tuy nhiên việc lựa chọn các vị trí để xây dựng sân golf cũng cần phải được rút kinh nghiệm từ các quốc gia có golfing phát triển sớm hơn Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Malaysia, những quốc gia này đã phát triển và xây dựng các sân golf một cách ồ ạt, không cân nhắc trên các diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, canh tác. Và hệ quả là các quốc trên đây đã gặp phải các vấn đề về an ninh lương thực sau đó. Việt Nam là một quốc gia mà kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân do vậy chỉ nên xây dựng sân golf ở các khu vực có đất đai không phù hợp cho canh tác nông nghiệp hoặc chỉ cho hiệu quả thấp như các vùng đồi núi đất khô cằn, vùng đất ven biển nhiễm mặn, phèn chua hay các vùng đầm lầy cửa sông…

Các sân golf được xây dựng cũng sẽ tạo ra các điểm du lịch mới làm tăng tính hấp dẫn của toàn vùng du lịch và thu hút được nhiều khách du lịch do có sự đa dạng về sản phẩm du lịch. Ở những địa phương có sân golf được xây dựng

cũng có nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư từ nơi khác vào các lĩnh vực kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng của địa phương đó.

Trong thời gian tới do sự phát triển của nền kinh tế đem lại cho người dân các phương tiện vận chuyển tiện nghi, tốc độ nhanh hơn, đường giao thông thuận lợi hơn sẽ cho phép con người có thể đi xa hơn. Đồng thời con người sẽ có nhiều thời gian nghỉ hơn do năng suất lao động tăng lên và như vậy các sân golf có thể được xây dựng không nhất thiết có bán kính ngắn tính từ các trung tâm kinh tế – du lịch mà bán kính này có thể lên tới 250 – 300 km.

Trong tương lai nhu cầu về golfing ở Việt Nam sẽ tăng nhanh, các sân golf hiện tại sẽ quá tải và cần phải xây dựng thêm các sân golf mới. Việc hiện nay Việt Nam có gần 30 dự án sân golf mới đang và sẽ được thực hiện cũng thể hiện rõ định hướng này.

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)