Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 125 - 154)

9. Lời cám ơn

3.2.4. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành

Hiện nay hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đã có liên kết với một số các công ty lữ hành như Exotissimo, Saigon Tourist, Viettravel, Apex … Tuy nhiên trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn các liên hệ với các công ty du lịch – lữ hành khác.

Việc liên kết với các doanh nghiệp lữ hành không những giúp cho hai sân golf có lượng khách dồi dào, tăng hiệu quả kinh doanh do khách du lịch sử dụng nhiều dịch vụ và hàng hoá đồng thời cũng làm cho sản phẩm lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành trở nên phong phú. Dựa vào điều kiện thực tế có thể có một số chương trình du lịch như dưới đây:

 Tour du lịch golf thuần tuý

Được thiết kế dựa trên mục đích chính duy nhất của khách du lịch trong chuyến đi là chơi golf. Có thể chỉ là sự kết hợp các hoạt động chơi golf của khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh cũng như tại các sân golf khác ở phía Bắc với nhau. Hoặc là sự kết hợp hoạt động chơi golf của khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh được nối tour với tour du lịch golf thuần tuý từ phía Nam đi ra (Ví dụ tour du lịch golf Hành trình Hồ Chí Minh).

Được thiết kế dựa trên sự kết hợp mục đích chơi golf tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh với các mục đích du lịch khác trong chuyến đi của khách du lịch.

(Tham khảo gợi ý một số tour du lịch golf ở khu vực phía Bắc trong phụ lục số 1.)

3.2.5. Liên kết với các cơ quan, tổ chức

Để phát triển golfing hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh cần có sự thiết lập và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan Nhà Nước của Việt Nam và các tổ chức quốc tế lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế tài chính, ngoại giao bởi golfing thường đi kèm với các hoạt động chính trị – ngoại giao, đầu tư – thương mại – tài chính. Các cơ quan, tổ chức này là những nguồn cung cấp khách du lịch MICE cho hai sân golf.

Trong thời gian tiếp theo cần tiếp tục có liên hệ hoặc làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các cơ quan tổ chức ngoại giao như: Bộ Ngoại giao Việt Nam, các Đại sứ quán các quốc gia có golfing phát triển, các Hội hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Liên hệ với các tổ chức, cơ quan hay thể chế tài chính như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước, Văn phòng đại diện Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, Văn phòng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các tập đoàn kinh tế nước ngoài, các công ty, hãng lớn quốc tế, Hiệp hội golf quốc tế…

Việc các tổ chức, cơ quan này do tính chất của công việc tiến hành các hoạt động chơi golf ở hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh sẽ làm cho golfing ở đây phát triển.

3.2.6. Liên kết với các sân golf trong khu vực

Hiện nay các sân golf ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành một mạng lưới các mối liên kết với nhau từ khi Hiệp hội golf Việt Nam ra đời. Tuy nhiên để cho golfing phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn nữa cần có sự gắn kết chặt chẽ

hơn giữa các sân golf đặc biệt là các sân golf trong cùng một khu vực, có các đặc điểm tương đồng nhau.

Hiện nay ở khu vực phía Bắc đã có 7 sân golf được đưa vào hoạt động bao gồm sân golf Đồng Mô (Hà Tây), sân golf Chí Linh (Hải Dương), sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sân golf Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội), sân golf Vân Trì (Đông Anh, Hà Nội), sân golf Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) và sân golf Lương Sơn (Hoà Bình) trong đó hai sân golf có hiệu quả kinh doanh cao nhất cũng như có số lượng khách chơi golf tương đối phong phú và ổn định là Đồng Mô và Chí Linh.

Để cho việc phát triển golfing nói riêng của hai sân Đồng Mô và Chí Linh cũng như phát triển golfing nói chung của khu vực phía Bắc đạt được hiệu quả cao cần có sự liên kết giữa các sân golf này. Việc liên kết sẽ giúp các sân golf có điều kiện học hỏi trao đổi các kinh nghiệm hoạt động của nhau, phát huy được các ưu thế và hạn chế các nhược điểm của từng sân golf, chuẩn hoá các tiêu chuẩn giúp các sân golf có chất lượng dịch vụ tương đồng nhau.

Việc liên kết này sẽ làm tăng giá trị cũng như đa dạng hoá sản phẩm golfing ở các sân golf từ đó tạo ra sức hấp dẫn lớn hơn và thu hút được nhiều khách du lịch golfing hơn. Mặt khác việc liên kết cũng sẽ tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau về khách du lịch golfing. Ví dụ như trong trường hợp một sân golf vào thời gian cao điểm có thể quá tải về lượng khách và để đảm bảo về chất lượng dịch vụ cũng như san sẻ trong kinh doanh có thể gợi ý khách du lịch tới các sân golf khác có cùng chất lượng về dịch vụ. Các sân golf cũng cần có sự liên kết với nhau trong hoạt động quảng cáo.

Sự kết hợp tạo thành các mạng lưới sân golf như vậy sẽ giúp đáp ứng đầy đủ các nhu cầu golfing của khách du lịch và tăng cường hiệu quả kinh doanh của các sân golf trong đó có hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh.

3.2.7. Thường xuyên đăng cai tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

Các giải thi đấu golf chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp không những là cơ hội để thu hút khách du lịch golfing mà còn giúp quảng bá cho các sân golf. Trung bình mỗi giải thi đấu golf ở Việt Nam thu hút từ 150 – 200 khách [51].

Với lợi thế là hai sân golf đầu tiên ở phía Bắc và đã có kinh nghiệm hoạt động, trong thời gian tới sân golf Đồng Mô và sân golf Chí Linh cần tiếp tục đẩy mạnh việc đăng cai tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp như: Carlsberg Master Cup … và các giải thi đấu golf không chuyên nghiệp như: giải vô địch quốc gia Championship, giải Tạp chí golf, giải Vietcombank American Express, giải Hanoi Golf Club Championship, Mercedes Trophy, BMW Tournament, Johnnie Walker Classic …

Hai sân golf cũng cần tận dụng cơ hội là thành viên của Hiệp hội golf Việt Nam để đăng cai tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc tế nằm trong hệ thống các giải thi đấu golf châu Á Asian Tour.

3.2.8. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá

Hai sân golf có lợi thế đều nằm ở các địa phương gần với thủ đô Hà Nội trung tâm chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư của cả nước. Các cơ quan ngoại giao Việt Nam, cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức kinh tế lớn trong nước cũng như nước ngoài đều có trụ sở tại Hà Nội. Do vậy cần có các hoạt động quảng cáo, quảng bá trực tiếp tới các tổ chức này. Việc xúc tiến quảng bá có thể thông qua hình thức gửi tập quảng cáo với các thông tin chi tiết, có thể tổ chức các tour du lịch golf famtrip miễn phí cho những người lãnh đạo của các tổ chức kinh tế hay ngoại giao…

Hai sân golf cũng cần kết hợp với các công ty lữ hành và các khách sạn lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt là các công ty lữ hành và các khách sạn ở các trung tâm kinh tế – du lịch phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh … để tiến hành quảng bá. Ví dụ như đặt các tập gấp giới thiệu hay các bàn cung cấp thông tin về sân golf cho khách du lịch golf.

Cần kết hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam và Hiệp hội golf Việt Nam để tiến hành hoạt động xúc tiến quảng ở nước ngoài.

Hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như vô tuyến truyền hình, internet là hết sức cần thiết.

Ngoài ra việc kết hợp với các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Pacific Airlines để quảng bá trên các chuyến bay, nhất là các chuyến bay tới các quốc gia, vùng lãnh thổ có lượng khách du lịch golf đến Việt Nam lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan cũng sẽ giúp tăng số lượng khách du lịch golf và doanh thu của hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh. Tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch hoặc các hội chợ về golf tại các thị trường gửi khách du lịch golf chủ yếu của Việt Nam.

3.3. Một số giải pháp phát triển golfing ở Việt Nam

3.3.1. Liên kết và tham gia vào các hiệp hội golf quốc gia và quốc tế

Với việc hình thành Hiệp hội golf vào 8/2007, Việt Nam đã có một tổ chức chuyên nghiệp đại diện cho golfing của cả nước. Trong thời gian tiếp theo để phát triển golfing ở Việt Nam, Hiệp hội golf Việt Nam cần có sự liên kết với các Hiệp hội golf ở các quốc gia có golfing đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc … thông qua sự liên kết này golfing Việt Nam sẽ có được các kinh nghiệm trong tổ chức và sự chia sẻ về nguồn khách du lịch golf.

Hiệp hội golf Việt Nam cần tham gia vào các tổ chức golf quốc tế trong khu vực như Hiệp hội golf ASEAN (AGT – Asean Golf Tour), Cơ quan tổ chức các giải golf chuyên nghiệp châu Á (AT – Asian Tour), Hiệp hội golf chuyên nghiệp châu Á (APGA – Asian Professional Golf Association), Liên đoàn golf châu Á - Thái Bình Dương (APGC – Asian Pacific Golf Confederation)… Thông qua việc trở thành thành viên của các tổ chức golf quốc tế này Việt Nam có cơ hội đăng cai tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp trong khu vực, thu hút

đông đảo khách du lịch golf quốc tế tới các sân golf ở Việt Nam. Ví dụ như các giải thi đấu golf chuyên nghiệp thuộc hệ thống giải thi đấu golf châu Á Asian Tour. Mỗi năm Asian Tour tổ chức trung bình khoảng 25 giải đấu với tổng giải thưởng lên đến 30 triệu USD [58]. Ngoài số lượng người thi đấu golf mỗi giải khoảng 200 người, số lượng các khán giả đến xem các giải thi đấu golf trong một năm cũng lên tới hàng chục nghìn người.

Việc Hiệp hội golf Việt Nam tham gia vào các tổ chức golf quốc tế cũng giúp nâng cao vị thế và hình ảnh của golfing Việt Nam nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung từ đó tạo ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài.

Mặt khác sự liên hệ của golfing Việt Nam với các tổ chức golf quốc tế còn giúp tiêu chuẩn hoá và hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển golfing.

3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài

Trong năm 2006, Việt Nam ghi nhận một kỷ lục mới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 10,2 tỷ USD. Việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn đã tạo điều kiện cho golfing ở Việt Nam phát triển do phần lớn khách du lịch golf, khoảng 80% [72], tới các sân golf đều là khách nước ngoài và họ phần lớn đến từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy lớn và văn phòng đại diện tại các địa phương của Việt Nam.

Mặt khác trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì tỷ lệ vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, thể thao, giải trí như các khách sạn lớn, các khu nghỉ cao cấp (resort), sân golf, nhà hàng… ngày càng tăng.

Do vậy cần tiếp tục có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ du lịch – khách sạn, thể thao – giải trí.

3.3.3. Tiếp tục có các chính sách thuận lợi cho hoạt động du lịch vào Việt Nam

Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch trong việc nhập cảnh vào Việt Nam du lịch, nhất là các khách du lịch từ các quốc gia, vùng

lãnh thổ được coi là các thị trường gửi khách du lịch golfing lớn tới Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan… . Ví dụ như có thể kéo dài thời gian được miễn thị thực vào Việt Nam đối với khách du lịch Nhật Bản và Hàn Quốc từ 15 ngày hiện nay lên 30 ngày. Có thể xem xét việc miễn thị thực có thời hạn nhất định đối với Hongkong, Đài Loan cũng như một số quốc gia có golfing phát triển ở châu Âu như Anh, Xcốt Len, Ai Len, Pháp …

Tạo thuận lợi cho hình thức du lịch caraval vào Việt Nam theo con đường xuyên Á phát triển, vì khách du lịch caraval cũng là nhóm khách có khả năng chi trả cao, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp và sử dụng các dịch vụ lưu trú, thể thao, giải trí – nghỉ dưỡng cao cấp. Phát triển thêm nhiều cửa khẩu đường bộ và đường biển trở thành các cửa khẩu quốc tế, tạo điều kiện làm visa nhanh tại các cửa khẩu quốc tế để khách du lịch có thể dễ dàng vào Việt Nam.

Chú trọng tới việc phát triển hình thức du lịch tàu biển vì đây cũng là nhóm khách du lịch khả năng chi trả cao. Chi tiêu bình quân khách/ngày đối với hình thức du lịch tàu biển gấp 4 lần so với chi tiêu bình quân khách/ngày của du lịch thông thường [69]. Nhóm khách này cũng thường tham gia vào các hoạt động giải trí cao cấp.

Đẩy mạnh việc phát triển các hãng hàng không giá rẻ hoạt động ở Việt Nam nhất là từ các quốc gia trong khu vực như ASEAN, Đông – Bắc Á, Úc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch golf ở các quốc gia trong khu vực này đến Việt Nam chơi golf đông hơn.

3.3.4. Tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế

Hiệp hội golf Việt Nam cần tiến hành tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc gia như: giải thi đấu golf vô địch quốc gia và các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc tế. Việc tiến hành tổ chức các giải thi đấu có thể được chia ra các hạng hay các thể thức thi đấu khác nhau.

Khi các giải thi đấu golf chuyên nghiệp được tổ chức không những thu hút được các tay thi đấu golf chuyên nghiệp khắp nơi, đông đảo khán giả ham thích golf mà còn tạo ra các phong trào chơi golf ở Việt Nam. Các giải thi đấu golf chuyên nghiệp còn là một hình thức quảng cáo cho golfing cũng như các sân golf ở Việt Nam. Chính vì những lý do như vậy sẽ làm cho golfing ở Việt Nam phát triển.

3.3.5. Tích cực đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn

Các sự kiện quốc tế lớn về chính trị – ngoại giao hay kinh tế – thương mại - đầu tư được tổ chức ở Việt Nam như Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Á-Âu ASEM, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC… đều được coi là các hình thức du lịch MICE hết sức tiềm năng cho việc phát triển golfing ở Việt Nam, vì các hội nghị chính trị – ngoại giao và kinh tế – thương mại - đầu tư này luôn cần tới golfing và golfing được coi như một phần tạo nên sự thành công của các hội nghị.

Do vậy trong thời gian tới Việt Nam cần tích cực tăng cường đăng cai, tổ chức các sự kiện chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại - đầu tư quốc tế lớn trong khu vực và trên thế giới.

3.3.6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá

Hoạt động quảng bá về golfing ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều khách du lịch golf không biết ở Việt Nam có những sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế và nằm trong nhóm 50 sân golf đẹp nhất châu Á như sân golf Chí Linh, Đồng Mô hay Đà Lạt… Chính vì vậy để golfing Việt Nam phát triển đúng với tiềm năng của nó cần thiết phải tiến hành hoạt động xúc tiến quảng bá.

Thông qua các hoạt động ngoại giao, kinh tế của Nhà Nước hay các kênh

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 125 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)