9. Lời cám ơn
1.3.1.3. Đối với môi trường sinh thái
Các sân golf được xây dựng đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho con người. Từ những vùng đất trống đồi trọc, bãi cát, đất cằn cỗi đã trở nên một thảm cỏ xanh với những hồ nước, cây cối xanh tươi góp phần vào việc cân bằng và cải tạo môi trường sinh thái tự nhiên. Đảm bảo cho con người sinh sống tại đây được hưởng không khí trong lành, không gian yên tĩnh và cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Đối với những người chơi golf, đây không chỉ là nơi quan hệ làm ăn mà còn là nơi nghỉ dưỡng hưởng thụ những phẩm vật của tự nhiên ban tặng.
Chính những sân golf này đã góp phần không nhỏ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, cân bằng lại những gì mà con người đã lấy đi của tự nhiên qua đó giúp bảo vệ trái đất chung của mọi người.
1.3.2. Vai trò của golfing đối với du lịch
Trên thế giới hiện nay có khoảng 75 triệu người tham gia vào golfing, tuy nhiên số lượng người chơi golf chuyên nghiệp chỉ chiếm không tới 0,5% số lượng người chơi [33]. Như vậy golfing thực sự là một môn chơi có sự tham gia lớn nhất của những người không chuyên. Và chính những người chơi golf không chuyên lại là lượng khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch thể thao – giải trí. Mục đích chuyến đi của họ là nhằm thư giãn, hồi phục sức khoẻ và giải trí thông qua việc
tham gia vào golfing tại các sân golf của điểm đến du lịch. Đặc điểm của nhóm du khách này là có khả năng chi trả rất cao vì họ đều là những người thành đạt trong kinh doanh, các quan chức hay những người có nguồn tài chính dồi dào vì thế có thể tạo ra sự vượt trội trong doanh thu của ngành du lịch địa phương.
Loại hình du lịch thể thao – giải trí là loại hình du lịch mà sản phẩm của nó chính là các hoạt động thể thao nhằm đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Golfing là một sản phẩm du lịch có nhiều lợi thế hơn so với các hoạt động thể thao khác. Thứ nhất, nó tạo ra loại hình du lịch cao cấp qua đó đem lại doanh thu cao cho du lịch của địa phương. Thứ hai, nó là hoạt động thể thao nhẹ nhàng, thanh nhã, không có tính đối kháng, không đòi hỏi chặt chẽ các điều kiện về thể lực, tuổi tác hay giới tính như một số hình thức du lịch thể thao khác (trekking, kayaking, lướt sóng, dù bay, môtô nước, lặn biển, leo núi, nhảy dù …) do vậy mọi đối tượng khách du lịch đều có thể tham gia. Thứ ba nó là hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu giải trí – nghỉ dưỡng, mà nhu cầu này chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 60%-70% các chuyến đi của khách du lịch [67]. Và cuối cùng nó còn đáp ứng nhu cầu thể hiện mình trong xã hội, một nhu cầu ngày càng được đòi hỏi trong hoạt động du lịch hiện đại. Khách du lịch golf đều là những người được coi là có đẳng cấp trong xã hội, có thể là có vị trí trong xã hội hoặc là những người thành đạt trong kinh doanh.
Mặt khác, việc xây dựng các sân golf sẽ tạo ra những điểm du lịch mới với cảnh quan đẹp, tăng tính hấp dẫn của khu du lịch hiện có, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mới như giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… Golfing góp phần phát triển loại hình du lịch MICE (Meeting-Incentive-Conference-Event) và loại hình du lịch thể thao – giải trí – nghỉ dưỡng cao cấp. Các hội nghị khu vực và quốc tế thường có việc chơi golf trong chương trình.
Golfing cũng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận cho việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch và hàng hoá khác trong khu vực. Thông qua golfing, điểm du lịch sẽ được quảng bá rộng rãi làm tăng số lượng du khách tới điểm du lịch.
CHƢƠNG 2
GOLFING TRONG VIỆC THU HÖT KHÁCH DU LỊCH Ở SÂN GOLF ĐỒNG MÔ VÀ SÂN GOLF CHÍ LINH 2.1. Golfing ở Việt Nam