Việt Nam-điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 52 - 56)

9. Lời cám ơn

2.1.2.5. Việt Nam-điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài

Ngày nay golfing được sử dụng như là một phương tiện quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Thông qua golfing các nhà kinh doanh có cơ hội thuận lợi trong việc tìm hiểu, tiếp xúc với đối tác. Môi trường golfing đã trở thành chất xúc tác có hiệu quả nhằm gắn kết lợi ích giữa các doanh nghiệp với nhau và nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết. Golfing thực sự là một phần không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh thương mại. Chính vì vậy khi hoạt động kinh doanh thương mại gia tăng sẽ kéo theo sự phát triển của golfing.

Việt Nam đang trở thành một điểm hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment). Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 được liên tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 ngày càng tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp, được đầu tư vào Việt Nam trong hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Hơn nữa, theo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua vào năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004, thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp,

không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây [32].

Lượng vốn trực tiếp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (FDI) giai đoạn 2000- 2006 tăng trung bình thêm 40%/năm (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2006

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Dự kiến

FDI 2,01 2,59 1,62 1,91 4,1 6,8 10,2 15 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007)

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) hiện có khoảng 50 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 50 tỷ USD đang được các nhà đầu tư nước ngoài dự định triển khai tại Việt Nam [27]. Trong đó đáng lưu ý là làn sóng đầu tư thứ hai từ Nhật Bản vào khu vực phía Bắc của Việt Nam, tiếp theo làn sóng đầu tư lần đầu tiên vào khu vực phía Nam những năm 1990. 70% vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2006 là tập trung vào khu vực phía Bắc. Số công ty Nhật Bản tại Hà Nội đã lên đến 240 công ty gần đuổi kịp con số 350 công ty Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh [45].

Mặt khác, cơ cấu các quốc gia có lượng FDI lớn vào Việt Nam lại chủ yếu từ các nước có golfing phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ…(Bảng 2.7) nên đã tạo ra một nguồn du khách golf rất dồi dào cho Việt Nam đó chính là các doanh nhân của các doanh nghiệp đầu tư, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay lượng khách du lịch golf tại Việt Nam chủ yếu là nhóm khách này [53].

Bảng 2.7. Mười nền kinh tế có FDI chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2001-2005

TT 2001 2002 2003 2004 2005

1 Hà Lan Đài Loan Đài Loan Đài Loan Nhật Bản

2 Đài Loan Hàn Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Hàn Quốc 3 Pháp Hongkong Đảo Virgin Hàn Quốc Luxembourg 4 Singapore Hoa Kỳ Trung Quốc Singapore Samoa 5 Nhật Bản Malaysia Hongkong Hongkong Đài Loan

6 Hàn Quốc Nhật Bản Úc Đảo Virgin Hongkong

7 Hoa Kỳ Đảo Virgin Nhật Bản Malaysia Đảo Virgin

8 Hongkong Trung Quốc Hoa Kỳ Canada Hoa Kỳ

9 Trung Quốc Tây Ấn (Anh) Singapore Hoa Kỳ Malaysia 10 Đảo Virgin Singapore Tây Ấn (Anh) Trung Quốc Singapore (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)

Trong tương lai gần, giai đoạn 2006 – 2010, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu vẫn từ các quốc gia có golfing phát triển và có lượng khách du lịch golf đến Việt Nam lớn (Bảng 2.8).

Trong 11 dự án có vốn đầu tư lớn ở bảng 8. có đến 4 dự án đầu tư ở phía Bắc và cùng với làn sóng đầu tư vào khu vực phía Bắc của các nhà đầu tư Nhật Bản hiện nay, sẽ tạo ra một bước phát triển vượt bậc mới cho các sân golf ở khu vực phía Bắc.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Tính đến cuối năm 2006, cả nước hiện có 215 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký lên đến 5,2 tỷ USD [04]. Trong đó các dự án sân golf đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tổng lượng vốn đầu tư cho việc xây dựng hàng chục các sân golf mới đạt khoảng hơn 2 tỷ USD [06].

TT Tên đơn vị đầu tƣ Lĩnh vực đầu tƣ Địa điểm đầu tƣ Số vốn đầu tƣ (triệu USD)

1. Tập đoàn Foxconn Đài Loan

Điện tử Bắc Ninh 5.000

2. Nhật Bản Nhiệt điện than Khánh Hoà 4.000

3. Tập đoàn Posco Hàn Quốc

Thép Hà Tĩnh 3.500

4. Hoa Kỳ Quặng bô xít Đăk Nông 3.000

5. Hoa Kỳ Điện Quảng Ninh 1.463

6. Trung Quốc Nhiệt điện than Bình Thuận 1.400

7. Singapore Hoá dầu Khánh Hoà 1.200

8. Tập đoàn Starbay Holding, Hongkong

Khu nghỉ cao cấp Phú Quốc 800

9. Đài Loan Phôi thuỷ tinh Quảng Ninh 800

10. Đài Loan Máy tính xách tay

Vĩnh Phúc 500

11. Hàn Quốc Đóng tàu Khánh Hoà 500

(Nguồn: TTXVN, 2007)

Hơn nữa, dịch vụ golfing thường luôn gắn liền với các dịch vụ du lịch cao cấp. Muốn có được các dịch vụ với chất lượng cao thì tất yếu phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi, sang trọng. Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2007 tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt được 9,6 tỷ USD. Trong đó có rất nhiều dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng giải trí cao cấp. Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch của Việt Nam giúp xây dựng được các khách sạn, các khu căn hộ, vila với quy mô lớn, hiện đại, các nhà hàng sang trọng với các món

ăn phong phú đa dạng và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như bể bơi, quầy bar, phòng hội thảo, khu vật lý trị liệu sauna-massage, khu giải trí tổng hợp… nhằm cung ứng các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi của khách du lịch golf. Cụ thể có các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí tổng hợp cao cấp với lượng vốn lớn như dự án của tập đoàn Rockingham (Anh) với số vốn trên 1 tỷ USD tại đảo Phú Quốc, dự án của tập đoàn New City (Brunei) với số vốn 1,5 tỷ USD tại Phú Yên, dự án của 4 tập đoàn Nhật Bản (Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Limtec) với số vốn 1,2 tỷ USD tại Đankia – Suối Vàng, dự án của tập đoàn Winvest (Hoa Kỳ) với số vốn 300 triệu USD tại Vũng Tàu…[42].

Một phần của tài liệu Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh (Trang 52 - 56)