Thực trạng cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)

Sở Tài nguyên môi trường (2014), theo báo cáo đến hết tháng 10/2014, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hơn 145 DN khai thác khoáng sản nhưng chỉ với hơn 71 đơn vị khai thác được cấp giấy phép khai thác do hai đơn vị cấp là Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp năm giấy phép gồm khai thác đá, than, đất, nước,quặng sắt... Cho một số như công ty than Hương Vĩ, công ty cổ phần quặng sắt Bố Hạ...

Số doanh nghiệp khai thác được cấp giấy phép thay đổi qua các năm. Với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 2,25%. Năm 2012 có 68 DN khai thác được cấp phép nhưng đến năm 2013 chỉ cón có 65 DN được cấp thép, 05 DN bị thu hồi giấy phép khai thác do vi phạm quy chế khai thác và do không đủđiều kiện để khai thác, có 02 DN (DN Hương Lan và DN Bảo Phú) được cấp giấy phép khai thác đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 san lấp. Đến năm 2014 có thêm 03 DN được cấp phép khai thác nước, đất và quặng, 02 DN được tái cấp phép khai thác.

Bảng 4.1. Số doanh nghiệp được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 - 2014 STT Lĩnh vực khai thác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Than 5 4 6 80,00 150,00 109,54 2 Cát 12 10 10 83,33 100,00 91,29 3 Đất 15 13 16 86,67 123,08 103,28 4 Nước 5 6 5 120,00 83,33 100,00 5 Sỏi 10 11 10 110,00 90,91 100,00 6 Đá 7 5 7 71,43 140,00 100,00 7 Quặng 4 5 6 125,00 120,00 122,47 8 Sắt 5 5 6 100,00 120,00 109,54 9 Thủy sản 2 2 2 100,00 100,00 100,00 10 Khác 2 4 3 133,33 75,00 100,00 Tổng 68 65 71 95,45 109,52 102,25

(Nguồn: Phòng kê khai kế toán thuế)

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là DN khai thác đất, nước, sỏi điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội, hiện nay trên khắp cả nước đang diễn ra cuộc cách mạng xây dựng với hàng ngàn trung cư cao tầng mọc lên đòi hòi sử dụng nhiều đất, cát, sỏi. Nhu cầu tài nguyên khoáng sản tăng cao trong những năm qua đòi hỏi phát triển nhanh ngành khai thác và sản xuất khoáng sản, dẫn đến việc quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản chưa đáp ứng kịp thời. Đặc biệt, đã xảy ra tình trạng khai thác lậu, bừa bãi, không tập trung, lãng phí một số loại vật liệu nhưđá xây dựng, cát, đất đá san lấp, đất sét…

Qua khảo sát, số cơ sở khai thác lậu khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2014 đã có 81 đơn vị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp không được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Bắc Giang

STT Lĩnh vực khai thác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Than 3 4 4 133,33 100,00 115,47 2 Cát 33 30 35 90,91 116,67 102,99 3 Đất 10 13 13 130,00 100,00 114,02 4 Nước 4 6 5 150,00 83,33 111,80 5 Sỏi 13 11 10 84,62 90,91 87,71 6 Đá 7 5 7 71,43 140,00 100,00 7 Quặng 1 0 1 0,00 8 Sắt 2 2 3 100,00 150,00 122,47 9 Khác 3 2 3 66,67 150,00 100,00 Tổng 76 73 81 96,05 110,96 103,24

(Nguồn: Phòng kê khai thuế)

Một thực tếđáng buồn là số DN khai thác lậu còn nhiều hơn số DN được cấp phép. Tốc độ gia tăng DN khai thác lậu qua ba năm là 3,24%. Trong đó lĩnh vực khai thác cát lậu lên tới trên 30 đơn vị khai thác tập trung chủ yếu ở huyện Lục Nam, Hiệp Hòa. Hình thức khai thác dùng thuyền hút cát chạy dài trên tuyến sông chạy qua hai huyện này, DN khai thác lậu cát bán cho người dân và bán cho các công ty xây dựng. Điều này làm thất thu thuế TN và phí BVMT và làm mất khả năng cạnh tranh trên thị trường.

ĐVT: Doanh nghiệp

Đồ th 4.1. S DN khai thác không được cp giy phép

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Năm 2012 có 76 đơn vị khai thác khoáng sản không được cấp phép, năm 2013 có 73 đơn vị khai thác không có giấy phép, giảm 03 vị so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 tăng 08 đơn vị khai thác lậu.

Lĩnh vực khai thác lậu nhiều thứ hai đó là Đất với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 14,02%. Chỉ có lĩnh vực khai thác quặng, sắt là DN khai thác lậu rất ít vì hai lĩnh vực khai thác này đòi hỏi phải có máy móc hiện đai mới khai thác được, các DN có vốn đầu tư lớn và sự kiểm soát tốt của Chi cục thuế Bắc Giang.

Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế, phá huỷ môi trường nhưng việc quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay chỉ thực hiện được đối với các cơ sở có địa điểm cố định. Việc thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với các cá nhân trực tiếp khai thác cát, sỏi, đất, đá hầu như chưa quản lý được do không có qui hoạch, địa bàn rộng, ở các vùng sâu khai thác chủ yếu bằng thủ công, địa điểm không cố định, dẫn đến tình trạng không kê khai hoặc kê khai thiếu số lượng. Các bến bãi khai thác đất, đá nguyên liệu chủ yếu do chính quyền xã hợp đồng cho thuê bến, bãi và hàng tháng, quí hoặc năm tiến hành thu một khoản phí đóng góp cho địa phương. Ngoài việc thất thu thế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường còn thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, làm mất trật tự trị an.

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)