Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50)

- Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nộp tài nguyên khoáng sản + Số DN nộp thuế/tổng số DN kê khai

+ Số DN nợđọng thuế/ tổng số DN nộp thuế

- Chỉ tiêu phản ánh giá tính thuế tài nguyên khoáng sản - Chỉ tiêu phản ánh các khoản miễn, giảm, nợ thuế TN ;

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình đăng ký, kê khai, nộp thuế, kiểm tra, quyết toán thuế tài nguyên khoáng sản.

+ Công tác chấp hành qui định đăng ký thuế: Tỷ lệđăng ký thuế, số hồ sơ thuếđăng ký

+ Việc kê khai, tính thuế và nộp thuế: Số lượng và tỷ lệ kê khai và nộp thuế, số lượng và tỷ lệ hồ sơ thuếđược kiểm tra

+ Việc chấp hành chếđộ kế toán, hoá đơn chứng từ: Tỷ lệ chấp hành + Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế

- Nhóm các chỉ tiêu về yếu tốảnh hưởng + Hệ thống chính sách pháp luật thuế

+ Ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT: Tỷ lệ hiểu về luật thuế TN và phí BVMT, mức độ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, mức độ hợp tác với cơ quan thuế

+ Sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan: mức độ hợp tác của các cơ quan

+ Mô hình quản lý thuế + Cơ chế quản lý thuế

+ Hệ thống thông tin của ngành thuế về NNT: Số lượng, chất lượng thông tin, tỷ lệđánh giá về mức độđầy đủ về thông tin

+ Trình độ và phẩm chất cán bộ kiểm tra thuế: Số lượng cán bộ, số lượng và tỷ lệở các trình độ khác nhau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

4.1.1 Phân cp qun lý

4.1.1.1. B máy t chc qun lý thuế

Ở Việt Nam hiện nay ngành thuếđược tổ chức thành ba cấp tại Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ tài Chính. Cấp tỉnh, thành phố có các Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế. Tại các quận, huyện, thị xã có các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế.

Cục Thuế Bắc Giang được thành lập theo quyết định 121 TC/QĐ/TCCB ngày 12/1997 của Bộ Tài chính trên cơ sở tách Cục thuế tỉnh Hà Bắc thành hai Cục Thuế Bắc Ninh và Cục Thuế Bắc Giang. Cục Thuế Bắc Giang là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Sơđồ 4.1 : Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế

(Nguồn: Phòng hành chính quản trị tài vụ) CỤC TRƯỞNG CỤC PHÓ CỤC PHÓ CỤC PHÓ CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC 1. Phòng tổ chức cán bộ 2. Phòng hành chính quản trị tài vụ và ấn chỉ 3. Phòng kiểm tra thuế số I 4. Phòng kiểm tra thuế số II 5. Phòng kê khai kế toán thuế

6. Phòng thanh tra

7. Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

8. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế

9. Phòng quản lý các khoản thu từđất 10. Phòng kiểm tra nội bộ

11. Phòng tin học

12. Phòng nghiệp vụ dự toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Trên đây là mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế, thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ giúp hạn chế tình hình thất thu thuế tài nguyên.

4.1.1.2. Phân cấp quản lý thuế

Việc phân cấp quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường nói riêng cho từng cấp là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, từ năm 1999, hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương gồm ba cấp là: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế. Trong đó Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hướng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; Ởđiạ phương có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Chi Cục thuế trực thuộc Cục thuế. Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ương hay thuếđịa phương). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân cấp quản lý trong ngành thuế thường căn cứ vào đối tượng quản lý. Ngoài ra việc phân cấp này cũng phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực cơ quan thuế. Một đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho người nộp thuế vì chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế.

Căn cứ quy định tại Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ) quy định về kê khai và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế;

Căn cứ Quyết định số 1343/QĐ-TCT ngày 19/8/2010 của Tổng cục Thuế về việc triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng Internet.

Sau khi xin ý kiến chỉđạo của UBND tỉnh, Cục Thuế Bắc Giang triển khai một số nội dung về kê khai và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Tài nguyên, Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

+ Kể từ ngày 01/01/2013 việc quản lý thu thuế Tài nguyên, phí BVMT của các tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Trường hợp tổ chức, cá nhân ở tỉnh ngoài khai thác hoặc thu mua gom Tài nguyên, khoáng sản thì Chi cục Thuế nơi có khoáng sản có trách nhiệm quản lý thu thuế, phí BVMT theo quy định.

+ Các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thực hiện nộp hồ sơ kê khai thuế tài nguyên, phí BVMT và nộp thuế tài nguyên, phí BVMT từ kỳ kê khai tháng 01/2013 với cơ quan thuế trực tiếp quản lý (nộp tại Cục thuế nếu thuộc Cục thuế quản lý, nộp tại chi cục nếu thuộc Chi cục quản lý) cùng với việc khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải kê khai và nộp khác.

Việc phân cấp quản lý như trên giúp cho cơ quan thuế chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi thường xuyên, liên tục đối với hoạt động kinh doanh, sản lượng khai thác tài nguyên góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu từ thuế tài nguyên, phí BVMT và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

4.1.2. Thc trng cp giy phép khai thác khoáng sn

Sở Tài nguyên môi trường (2014), theo báo cáo đến hết tháng 10/2014, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hơn 145 DN khai thác khoáng sản nhưng chỉ với hơn 71 đơn vị khai thác được cấp giấy phép khai thác do hai đơn vị cấp là Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp năm giấy phép gồm khai thác đá, than, đất, nước,quặng sắt... Cho một số như công ty than Hương Vĩ, công ty cổ phần quặng sắt Bố Hạ...

Số doanh nghiệp khai thác được cấp giấy phép thay đổi qua các năm. Với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 2,25%. Năm 2012 có 68 DN khai thác được cấp phép nhưng đến năm 2013 chỉ cón có 65 DN được cấp thép, 05 DN bị thu hồi giấy phép khai thác do vi phạm quy chế khai thác và do không đủđiều kiện để khai thác, có 02 DN (DN Hương Lan và DN Bảo Phú) được cấp giấy phép khai thác đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 san lấp. Đến năm 2014 có thêm 03 DN được cấp phép khai thác nước, đất và quặng, 02 DN được tái cấp phép khai thác.

Bảng 4.1. Số doanh nghiệp được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 - 2014 STT Lĩnh vực khai thác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Than 5 4 6 80,00 150,00 109,54 2 Cát 12 10 10 83,33 100,00 91,29 3 Đất 15 13 16 86,67 123,08 103,28 4 Nước 5 6 5 120,00 83,33 100,00 5 Sỏi 10 11 10 110,00 90,91 100,00 6 Đá 7 5 7 71,43 140,00 100,00 7 Quặng 4 5 6 125,00 120,00 122,47 8 Sắt 5 5 6 100,00 120,00 109,54 9 Thủy sản 2 2 2 100,00 100,00 100,00 10 Khác 2 4 3 133,33 75,00 100,00 Tổng 68 65 71 95,45 109,52 102,25

(Nguồn: Phòng kê khai kế toán thuế)

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là DN khai thác đất, nước, sỏi điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội, hiện nay trên khắp cả nước đang diễn ra cuộc cách mạng xây dựng với hàng ngàn trung cư cao tầng mọc lên đòi hòi sử dụng nhiều đất, cát, sỏi. Nhu cầu tài nguyên khoáng sản tăng cao trong những năm qua đòi hỏi phát triển nhanh ngành khai thác và sản xuất khoáng sản, dẫn đến việc quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản chưa đáp ứng kịp thời. Đặc biệt, đã xảy ra tình trạng khai thác lậu, bừa bãi, không tập trung, lãng phí một số loại vật liệu nhưđá xây dựng, cát, đất đá san lấp, đất sét…

Qua khảo sát, số cơ sở khai thác lậu khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2014 đã có 81 đơn vị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp không được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Bắc Giang

STT Lĩnh vực khai thác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Than 3 4 4 133,33 100,00 115,47 2 Cát 33 30 35 90,91 116,67 102,99 3 Đất 10 13 13 130,00 100,00 114,02 4 Nước 4 6 5 150,00 83,33 111,80 5 Sỏi 13 11 10 84,62 90,91 87,71 6 Đá 7 5 7 71,43 140,00 100,00 7 Quặng 1 0 1 0,00 8 Sắt 2 2 3 100,00 150,00 122,47 9 Khác 3 2 3 66,67 150,00 100,00 Tổng 76 73 81 96,05 110,96 103,24

(Nguồn: Phòng kê khai thuế)

Một thực tếđáng buồn là số DN khai thác lậu còn nhiều hơn số DN được cấp phép. Tốc độ gia tăng DN khai thác lậu qua ba năm là 3,24%. Trong đó lĩnh vực khai thác cát lậu lên tới trên 30 đơn vị khai thác tập trung chủ yếu ở huyện Lục Nam, Hiệp Hòa. Hình thức khai thác dùng thuyền hút cát chạy dài trên tuyến sông chạy qua hai huyện này, DN khai thác lậu cát bán cho người dân và bán cho các công ty xây dựng. Điều này làm thất thu thuế TN và phí BVMT và làm mất khả năng cạnh tranh trên thị trường.

ĐVT: Doanh nghiệp

Đồ th 4.1. S DN khai thác không được cp giy phép

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Năm 2012 có 76 đơn vị khai thác khoáng sản không được cấp phép, năm 2013 có 73 đơn vị khai thác không có giấy phép, giảm 03 vị so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 tăng 08 đơn vị khai thác lậu.

Lĩnh vực khai thác lậu nhiều thứ hai đó là Đất với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 14,02%. Chỉ có lĩnh vực khai thác quặng, sắt là DN khai thác lậu rất ít vì hai lĩnh vực khai thác này đòi hỏi phải có máy móc hiện đai mới khai thác được, các DN có vốn đầu tư lớn và sự kiểm soát tốt của Chi cục thuế Bắc Giang.

Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế, phá huỷ môi trường nhưng việc quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay chỉ thực hiện được đối với các cơ sở có địa điểm cố định. Việc thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với các cá nhân trực tiếp khai thác cát, sỏi, đất, đá hầu như chưa quản lý được do không có qui hoạch, địa bàn rộng, ở các vùng sâu khai thác chủ yếu bằng thủ công, địa điểm không cố định, dẫn đến tình trạng không kê khai hoặc kê khai thiếu số lượng. Các bến bãi khai thác đất, đá nguyên liệu chủ yếu do chính quyền xã hợp đồng cho thuê bến, bãi và hàng tháng, quí hoặc năm tiến hành thu một khoản phí đóng góp cho địa phương. Ngoài việc thất thu thế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường còn thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, làm mất trật tự trị an.

4.1.3 Thc trng xây dng d toán thuế tài nguyên và phí bo v môi trường

4.1.3.1. Thực trạng xây dựng dự toán thuế tài nguyên

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003; Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006; các Luật thuế; Luật khoáng sản; Pháp

lệnh phí và lệ phí; Ngày 24 tháng 3 năm 2011 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý, chống thất thu thuế trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 qua đề án này giúp các cơ quan thuế có kế hoạch cụ thể trong việc thu thuế đảm bảo nguồn thu cho NSNN tránh được hiện tượng thất thu thuế tài nguyên.

UBND tỉnh giao cho Cục Thuế tỉnh hướng dẫn các đơn vị thực hiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện đề án, định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉđạo.

Tình hình xây dựng dự toán thuế TN căn cứ vào số thu thực tế, số nợ thuế các năm liền trước và phương hướng nhiệm vụ của năm hiện tại, dự toán thuế TN thay đổi qua các năm, với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 1,29% với số tiền trên 54 tỷđ. Trong đó dự toán thuếđối với khai thác tài nguyên đất cao nhất chiếm trên 30%, dự toán thuế cao thứ hai là tài nguyên sắt chiếm trên 20% mặc dù lượng khai thác sắt hàng năm chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá đánh thuế cho việc khai thác sắt lại rất cao. Dự toán thuế đối với khai thác hải sản tự nhiên là thất nhất, hàng năm trên 229 triệu đồng chiếm 0,42% so với tổng dự toán vì ở tỉnh Bắc Giang tài nguyên Hải sản không nhiều và giá tính thuế lại thấp.

Năm 2013 nhìn chung dự toán thuế thấp hơn năm 2012 hơn 3 tỷđồng là do Thứ nhất: Thực tế thu của năm 2012 dự toán hơn 57 tỷđồng thu được có 54 tỷđồng

Thứ hai: Năm 2013 có 03 DN bị thu hồi phép khai thác

Thứ ba: Theo dự báo thời tiết năm 2013 có nhiều mưa lên ảnh hưởng tới khai thác khoáng sản

Thứ tư: Phương hướng, nhiệm vụ đặt ra cho chi cục thuế Bắc Giang ra quân quyết liệt tăng cường kiểm tra các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2014 dự toán thuế tài nguyên lại tăng lên con số rất cao là trên 59 tỷđ, cao hơn năm 2013 hơn 5 tỷ đồng điều này là do thực tế nợđọng thuế của năm 2013 và số DN được cấp phép khai thác lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 4.3. Dự toán thuế tài nguyên năm 2012 - 2014 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50)