4.2.2.1 Do quản lý và phân cấp quản lý
Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế tài nguyên. Thông qua công tác quản lý người nộp thuế, Cục Thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc lập dự toán thu thuế, phí sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế tài nguyên, trước hết cần phải phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Cục Thuế và các Chi cục Thuế. Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý đối tượng nộp thuế một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp
Trước đây, việc phân cấp quản lý thuế tài nguyên của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang được thực hiện dựa trên chỉ tiêu địa điểm khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên ởđâu thì kê khai nộp thuế tài nguyên và phí BVMT với cơ quan thuế tại địa phương đó Ví dụ Doanh nghiệp A thuộc đối tượng quản lý thuế của Chi cục thuế Thành phố Bắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Giang nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên tại huyện Yên Dũng thì hàng tháng ngoài việc kê khai thuế tại Chi cục thuế Thành phố Bắc Giang thì Doanh nghiệp A vẫn phải kê khai thuế tài nguyên, phí BVMT tại Chi cục thuế huyện Yên Dũng như vậy dẫn tới một doanh nghiệp hai cơ quan thuế quản lý gây khó khăn cho việc theo dõi, kê khai, quyết toán thuế . Tuy nhiên, đến năm 2014 Cục thuế Bắc Giang đã thực hiện phân cấp quản lý lại các doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Hiện tại doanh nghiệp do cơ quan thuế nào hiện đang quản lý thì mọi hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế đều nộp cho cơ quan thuế đó. Việc phân cấp như vậy tạo điều kiện tập trung quản lý, tuy nhiên đối với hoạt động khai thác tài nguyên thì rất khó quản lý vì thường địa bàn khai thác tài nguyên rất xa và thuộc vùng sâu nên công tác tiếp cận thực tế của cơ quan thuế quản lý là rất khó trong việc kiểm soát sản lượng tài nguyên khai thác, nhiều khi các doanh nghiệp khai thác đất, đá bán cho nhu cầu sử dụng cá nhân thường xuyên mua bán tại mỏ, tại nơi khai thác trả tiền ngay, không cần lấy hoá đơn do đó doanh nghiệp cũng không kê khai phần doanh thu này với cơ quan thuế. Tình trạng này dẫn tới thất thu các khoản thuế tài nguyên, phí BVMT, ảnh hưởng tới sự bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp.
4.2.2.2 Do năng lực của cán bộ thuế
Ngành Bắc Giang nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước vời quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế.
Mô hình và cơ chế đào tạo chưa được xác định rõ ràng; công tác đào tào bồi dưỡng cán bộ công chức thuế chủ yếu vẫn còn chú trọng về số lượng, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác đào tạo tập trung còn hạn chế; hệ thống giáo trình, tài liệu đầo tạo kỹ năng chuyên sâu quản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 lý thuế còn chậm so với yêu cầu; đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế.
Năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu thuế tài nguyên bởi lẽ những cán bộ thuế có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra tình hình thu thuế nên hạn chếđược tình trạng thất thu thuế.
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát đánh giá công tác quản lý của cán bộ ngành thuếđối với doanh nghiệp
STT Tiêu chí đánh giá Chưa tốt Bình thường Tốt Tổng 1 Hợp tác với DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế 2 4 3 9 2
Hướng dẫn kê khai, trợ giúp
pháp lý cho DN 3 5 2 10 3 Thái độứng xử với DN 3 6 2 11 4 Số DN đánh giá cả 3 tiêu chí trên 8 15 7 30 5 Tỷ lệđánh giá chung (%) 26,67 50 23,33 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua khảo sát thực tế ta thấy đại đa số DN đều đánh giá chưa tốt năng lực trình độ của cán bộ thuế (chiếm tỷ lệ 26,67). Đây là yếu tố rất hạn chế dẫn đến tình trạng thất thu thuế tài nguyên khoáng sản bởi lẽ các DN tin tưởng vào các cán bộ thuế thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ thuế về đường lối chính sách thuế từ đó mà người nộp thuế hiểu và tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN mình. Mặt khác cán bộ thuế chưa được trang bị kiến thức kỹ năng tốt, nhiều cán bộ bị cán dỗ, họ làm việc không công tâm và thiếu trách nhiệm hơn, một số cán bộ trình độ thấp thường ỉ lại, làm việc kém hiểu quả tạo kẽ hở cho các đối tượng có thể trốn thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
4.2.2.3 Do hệ thống tổ chức công tác thu thuế
* Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế
Cơ sở dữ liệu người nộp thuế do cấp Cục thuế quản lý về cơ bản đã được tập trung tại cấp Tổng cục, tuy nhiên cơ sở dữ liệu người nộp thuế do cấp chi cục thuế quản lý vẫn còn phân tán, việc khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế còn hạn chế.
Việc kết nối, trao đổi, thu thập thông tin về người nộp thuế giữa cơ quan thuế với các bộ, cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan còn hạn chế do chưa có cơ chế phù hợp; chưa có cơ sở dực liệu tập trung, và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin giữa các ngành khác nhau, chưa có tiêu chuẩn về thiết bị, tiêu chí kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật... thống nhất.
* Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hoá quản lý thuế
Hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng của yêu cầu cải cách, hiện đại hoá quản lý thuế và những thay đổi trong hệ thống tổ chức bộ máy của ngành thuế; mức độ tích hợp và tự động hoá của hệ thống ứng dụng chưa cao, hệ thống báo cáo khai thác từ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉđạo, điều hành còn hạn chế.
4.2.2.4 Do công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên. Năm 2012 có 29 cuộc gia quân kiểm tra tại 29 DN khai thác tài nguyên, trong đó phát hiện 22 DN sai phạm với tổng số tiền vị phạm thuế và phí là 4.379 triệu đồng, phạt vi phạm nộp NSNN 8.758 triệu đồng. Năm 2013 số cuộc ra quân kiểm tra có 27 cuộc vì năm 2013 lực lượng thuế tập chung nhiều cho kiểm tra thuế VAT, trong đó có 25 DN khai thác vi phạm xử phạt 7.126 triệu đồng, năm 2014 số vụ kiểm tra 30 vụ tăng 03 vụ so với năm 2013, số vụ kiểm tra định kỳ chiếm 23 vụ, số DN vị phạm 23 DN, có vi phạm thất thu thuế 02, vi phạm thất thu phí BVMT 02 với tổng số tiền phạt 10.658 triệu đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra về chấp hành thuế TN và phí BVMT STT Các tiêu chí ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Tổng số cuộckiểm tra cuộc 29 27 30 93,10 111,11 101,71 Số cuộc kiểm tra định kỳ cuộc 17 22 23 129,41 104,55 116,32 Số cuộc kiểm tra đột xuất cuộc 12 5 7 41,67 140,00 76,37 2 Số DN kiểm tra DN 29 25 30 86,21 120,00 101,71 3 Số DN vi phạm DN 22 22 23 100,00 104,55 102,25 Vi phạm các thủ tục HC DN 3 2 3 66,67 150,00 100 Vi phạm nợđọng thuế DN 7 8 9 114,29 112,50 113,39 Vi phạm thất thu thuế DN 4 3 2 75,00 66,67 70,71 Vi phạm nợđọng phí DN 6 7 6 116,67 85,71 100 Vi phạm thất thu phí DN 2 2 3 100,00 150,00 122,47 4 Tổng số tiền vi phạm thuế và phí trđ 4.379 3.563 5.329 81,37 149,56 110,32 Thất thu thuế trđ 2.988 2.185 3.855 73,13 176,43 113,59 Thất thu phí trđ 1.391 1.378 1.474 99,07 106,97 102,94 5 Tổng số tiền xử phạt vi phạm trđ 8.758 7.126 10.658 81,37 149,56 110,32 (Nguồn: Tổng hợp điều tra)
Nguồn lực dành cho công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự khai tự nộp thuế số cán bộ thanh tra, kiểm tra. Chưa áp dụng toàn diện, đầy đủ thống nhất trong toàn hệ thống, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro; việc thu thập thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chưa tập trung thống nhất. Sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về thuế chưa đực hoàn thiện. Phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các công ty, doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành kịp thời khi có sảy ra sai phạm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
4.2.2.5 Do chế tài xử lý
Chế tài xử phạt vi phạm Luật thuế tài nguyên chưa thoả đáng đối với các hành vi vi phạm Luật hay nói cách khác là mức xử phạt còn quá nhẹ.
Tại Điểm 3, Mục II, Phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC của Bộ tài Chính quy định: Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần.
Về thời hạn tính phạt hành vi vi phạm pháp luật về thuế tại Điểm 1, Điều Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ so khai thuế quá thời hạn quy định từ 5 đến 10 ngày; nhưng theo thông tư 61/2007/TT-BTC của Bộ tài Chính quy định: từ 5 đến 10 ngày làm việc.
Về thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủđã không quy định thẩm quyền xử phạt của ngành thuế, việc này phần nào gây khó khăn về thủ thủ tục xử lý đối với doanh nghiệp.
Biện pháp được các quốc gia sử dụng thành công nhất là chế tài xử phạt rất nặng đối với các hành vi vi phạm. Không chỉ xử phạt về mặt tài chính mà còn cả các biện pháp mang tính hình sự. Điều này đã nâng cao được hiệu quả thực thi của chính sách thuế tài nguyên, phí BVMT đồng thời còn nâng cao được ý thức của người nộp thuế.
4.2.2.6 Do nhận thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế
Ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở tỉnh Bắc Giang. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có nhiều đơn vị tham gia khai thác đá vôi, đất san lấp, than, nước khoáng... quy mô khai thác có nơi tập trung, có nơi nhỏ lẻ. Song, ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đã ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách. Nhiều đơn vị khai thác đất đá lợi dụng kẽ hở của chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước để cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN; Lợi dụng một số tài nguyên là đất san lấp cho các công trình đê điều, Quốc phòng, An ninh được miễn thuế tài nguyên người nộp thuế đã kê khai cả phần đất san lấp cho các công trình dân dụng khác vào diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
được miễn thuếđể trốn tránh nghĩa vụ thuế tài nguyên và các khoản thu khác. Theo số liệu khảo sát của một số doanh nghiệp chọn mẫu trên địa bàn tỉnh cho thấy số liệu kiểm tra của cơ quan thuế thường tăng từ 25% trở lên so với số đơn vị tự kê khai, thậm chí một số doanh nghiệp mới chỉ kê khai được trên 30%- 50% khối lượng thực tế khai thác. Như vậy, ý thức chấp hành của người nộp thuế ởđịa bàn tỉnh Bắc Giang trong việc thực thi chính sách đang là vấn đềđặt ra cho các nhà quản lý.
Yếu tố này quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT trong quá trình thi hành luật thuế tài nguyên, ví dụ như nghĩa vụ về đăng ký, kê khai, thu nộp thuế; nghĩa vụ về thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; nghĩa vụ về khai báo, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tính và thu thuế tài nguyên... Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT một mặt nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật thuế tài nguyên, đưa việc thực thi luật thuế tài nguyên vào nề nếp, kỷ cương; mặt khác, là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm về thuế tài nguyên, đảm bảo sự kiểm soát, quản lý của cơ quan thuế đối với quá trình chấp hành luật thuế tài nguyên được chặt chẽ, kịp thời.
Bảng 4.17: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết về các luật thuế, quy trình nộp thuế của doanh nghiệp khai thác khoáng sản
STT Tiêu chí đánh giá Số doanh nghiệp Tỷ lệ % 1
DN đã nắm vững luật và
nhận thức đúng trách nhiệm 17 56,67 2
DN chưa nắm vững,
chưa được quán triệt đầy đủ 8 26,67
3 DN không trả lời 5 16,67
Tổng 30 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng số liệu điều tra trên cho thấy đa số các DN Khai thác khoáng sản DN đã nắm vững luật và nhận thức đúng trách nhiệm chiếm 56,67%. Số DN chưa nắm vững, chưa được quán triệt đầy đủ chiếm 26,67%. Tuy nhiên, trên thực tế một sốđối tượng có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn thiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 tự giác trong tuân thủ pháp luật thuế gây thất thu cho NSNN, quản lý các đối tượng này để cho họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết đặt ra cho cơ quan thuế.