Chính sách về tài nguyên khoáng sản một sốn ước trên thế giới

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

Điều 3 Luật Khoáng sản quy định tài nguyên khoáng sản sở hữu Nhà nước. Quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản do Quốc vụ viện thi hành. Quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản, dù ở gần bề mặt đất không thay đổi theo sự thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất có tài nguyên khoáng sản đi kèm.

Điều 5 quy định: Nhà nước thực hành chế độ cấp giấy phép thăm dò và khai thác khoáng sản có thu tiền bồi thường. Bất cứ ai khai thác tài nguyên khoáng sản đều phải nộp thuế tài nguyên và tiền bồi thường tài nguyên khoáng sản theo các quy định liên quan của Nhà nước.

Điều 7 quy định: Nhà nước thực hành chính sách kế hoạch thống nhất, phân bổ hợp lý thăm dò tổng hợp, khai thác hợp lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản.

Điều 34 quy định, những sản phẩm khoáng sản theo quy định của Quốc vụ nên dành cho những đơn vịđược chỉđịnh mua sẽ không được bán cho những đơn vị, cá nhân khác, những người khai thác các loại khoáng sản này không được bán các sản phẩm của mình cho những đơn vị không được chỉđịnh.

Lut Khai khoáng ca Nht Bn

Trong Luật khai khoáng Nhật Bản không có điều khoản riêng quy định về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, điều 2 của Luật Khai khoáng Nhật Bản quy định, nhà nước có thẩm quyền cấp quyền khai thác và quyền chiếm hữu khoáng sản chưa khai thác. Như vậy, khi một mỏ khoáng sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 chưa được nhà nước cấp quyền khai thác và quyền sở hữu cho ai thì mỏ đó vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Điều 7 Luật khai khoáng quy định: Không một tổ chức nào được tự ý khai thác mỏ và cũng không được thu gom khoáng sản trừ khi đã được cấp quyền khai thác mỏ. Trừ khí đốt, đolomit, sét sử dụng cho mục đích tiêu dùng gia đình và không có mục đích thu lợi nhuận.

Điều 8 quy định: Chủ giấy phép khai thác mỏ, chủ hợp đồng khai thác được sở hữu các loại khoáng sản đã khai thác trong vùng khai thác mỏ có liên quan.

Điều 9 quy định: Khi chuyển nhượng giấy phép khai thác hoặc hợp đồng khai thác thì quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu giấy phép khai thác mỏ hoặc chủ hợp đồng khai thác cũng được chuyển sang chủ mới.

Điều 12 quy định: Quyền khai thác mỏđược xem như là quyền thật sự và áp dụng theo những quy định liên quan đến bất động sản trừ khi có quy định

khác của Luật này.

Điều 17, ngoài công dân Nhật và công ty của Nhật không ai được sở hữu

quyền khai thác mỏ trừ khi có quy định khác của một hiệp ước.

Về thời hạn giấy phép thăm dò theo quy định là 2 năm kể từ ngày đăng ký.

Mt s quy định ca Hoa K v khoáng sn

Quyền sở hữu khoáng sản, cũng như quyền sở hữu mặt đất ở Hoa Kỳ thuộc tư nhân, chính phủ tiểu bang và chính phủ liên bang. Phần lớn đất đai có triển vọng cho việc thăm dò, phát triển và khai thác kim loại quý, đều do Chính phủ liên bang sở hữu và được tiếp nhận thông qua hệ thống chủđộng xin đăng ký quyền khai thác theo luật khai khoáng chung 1872 đã sửa đổi.

Các bang riêng biệt thường theo hệ thống cấp phép riêng đối với các khoáng sản do các bang sở hữu. Tư nhân có quyền bán, cho thuê hoặc ký các thỏa thuận khác như liên doanh liên quan đến khoáng sản mà họ sở hữu hoặc kiểm soát. Mọi hoạt động khai khoáng, dù trên đất tư hay đất công đều được điều chỉnh bởi rất nhiều luật, quy định, quy chế, pháp lệnh của liên bang, tiểu bang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 hay địa phương, chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau kể cảo bảo vệ môi trường, giảm thiểu và phục hồi môi trường.

Các văn bản quy định các hoạt động và các hạn chế liên quan đến các vấn đề này do các cơ quan có trách nhiệm của chính phủ ban hành ở tất cả các giai đoạn của hoạt động khai khoáng.

Lut Khai khoáng Hàn Quc

Trong Luật Khai khoáng của Hàn Quốc cũng không có điều khoản riêng quy định về quyền sở hữu khoáng sản. Tuy nhiên, Điều 2 Quyền hạn của Nhà nước quy định: Nhà nước có thẩm quyền cấp quyền khai thác và quyền chiếm hữu khoáng sản chưa khai thác.

Điều 6 quy định: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Cộng hòa Hàn Quốc trong đó có một nửa hoặc hơn nửa số vốn, hoặc phần lớn phiếu biểu quyết thuộc về người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài thì không được cấp quyền khai thác, trừ khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và tài nguyên và được Hội đồng Quốc gia chấp thuận.

Điều 7 quy định: Khoáng sản chưa khai thác sẽ không được khai thác nếu

chưa thiết lập quyền khai thác.

Điều 14 quy định thời hạn của một giấy phép không quá 25 năm. Một người nắm giữ quyền khai thác có thể mở rộng thời hạn của một quyền khai thác với sự phê chuẩn của Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Tài nguyên trước khi kết thúc của thời hạn đó, dưới các điều kiện như đã quy định bởi Sắc lệnh Tổng thống. Trong trường hợp này, như sự gia hạn sẽ được tạo ra cho một giai

đoạn không nhiều hơn 25 năm.

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)