Kinh nghiệm chống thất thu thuế tài nguyên ở một số tỉnh trong

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)

Ti tnh Hi Dương [9]

Thu thuế trong lĩnh vực thuê đất, tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Vì đối tượng phải nộp thuế lĩnh vực này luôn tìm cách trốn tránh, đối phó các cơ quan chức năng. Hải Dương có các nguồn tài nguyên, khoáng sản như đất đai, đá vôi, đất sét, cát... Tuy nhiên, việc đưa vào quản lý và khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản này còn nhiều hạn chế. Theo phản ánh của nhân dân, tình trạng khai thác trái phép cát, đất sét trắng, than trên địa bàn tỉnh diễn ra trong nhiều năm, nhưng việc kiểm soát, ngăn chặn còn chưa kịp thời. Hiện nhu cầu cát tại Hải Dương đáp ứng việc thi công đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, san lấp mặt bằng các dự án khác rất cao. Khối lượng cát khai thác trái phép được tập kết tại 146 bến bãi; trong đó, chỉ có 58 bến bãi có giấy phép. Mỗi năm các điểm khai thác cát trái phép cung ứng cho thị trường gần 210.000 m3 cát.

Lợi dụng vào nguồn tài nguyên khai thác trái phép này, nhiều "doanh nghiệp ma" được thành lập. Các doanh nghiệp này sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để hợp pháp hóa "đầu vào" cho các doanh nghiệp từ địa phương khác. Các "doanh nghiệp ma" này được thành lập thông qua một đường dây từ TP Hải Phòng, với thủđoạn lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người dân thiếu hiểu biết của người dân. UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án "Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế trong lĩnh vực thuê đất, thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản". Theo đó, từ tỉnh đến các huyện, ban chỉđạo đề án được thành lập với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành liên quan. Năm 2009, tỉnh xác định được số tiền thuê đất phải thu hơn 90,6 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai đề án, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số dự án chuyển nhượng đất không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ nghĩa vụ tài chính; ẩn dưới hình thức chuyển nhượng vốn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Tỉnh đưa vào quản lý 143 đối tượng khai thác tài nguyên; thu nộp ngân sách hơn 21,6 tỷ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Đến nay, Cục Thuế, Công an, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã kịp thời ngăn chặn, phát hiện 43 "doanh nghiệp ma" được thành lập để buôn bán trái phép hóa đơn GTGT; truy thu và xử phạt gần 10 tỷđồng. Cục Thuếđã chủđộng phối hợp Công an tỉnh và UBND các huyện kiên trì vận động, thuyết phục các "giám đốc" là nông dân được thuê ra khai báo. Qua đấu tranh, các cơ quan chức năng đã lập biên bản và thông báo toàn quốc các số hóa đơn bất hợp pháp với số tiền ghi trên hóa đơn gần 70 tỷ đồng. Phần lớn các "giám đốc" là nông dân đều khai báo thành khẩn để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khi bị phát hiện khai tăng "đầu vào" để chiếm đoạt số tiền lớn từ hoàn thuế GTGT đã phản ứng quyết liệt. Cục Thuế tỉnh kiên trì tuyên truyền, vận động, và truy thu được nguồn thuế đáng kể. Đối với một số doanh nghiệp cố tình chống đối, Cục Thuế tỉnh chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý. Rõ ràng, thông qua việc thực hiện đề án này, sức răn đe đối với các doanh nghiệp có ý định làm ăn bất hợp pháp rất lớn.

Ti tnh Ngh An

Thu thuế trong lĩnh vực thuê đất, tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Theo Sở Tài nguyên & Môi trường (2010), số liệu thống kê toàn tỉnh hiện có trên 330 đơn vị khai thác đất, đá, cát, sỏi, trong đó có 57 doanh nghiệp nhà nước, 261 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế dân doanh, 16 hợp tác xã, 12 đơn vị được Bộ tài nguyên môi trường cấp giấy phép khai thác, 281 đơn vịđược UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực.

Giải pháp đầu tiên được đưa ra là tiến hành khảo sát tình hình khai thác, thu mua tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Từ đó, có văn bản đề nghị các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phải kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định. Các tổ chức, cá nhân khi thu mua tài nguyên khoáng sản để sản xuất, kinh doanh phải có hoá đơn của người bán. Trường hợp không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 có hoá đơn thì người mua phải có trách nhiệm kê khai, nộp thay thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường cho người khai thác đối với lượng tài nguyên mua vào không có hoá đơn. Việc thực hiện các giải pháp trên đã góp phần nâng cao tính tự giác và gắn trách nhiệm có tính bắt buộc trong khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, hộ cá nhân khi khai thác, khi mua bán tài nguyên khoáng sản.

Nhờ đó, thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2010 tăng 18 tỷ đồng, 9 tháng năm 2011 tăng 25 tỷđồng, đến cuối tháng 4/20112 đạt 48 tỷđồng, tăng lên 30 tỷ đồng, dự kiến các năm tiếp theo trung bình sẽ tăng khoảng 35-40 tỷđồng.

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)