Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46)

Thu thp tài liu th cp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thư viện ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế & PTNT Internet

Số liệu về việc thực hiện chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin về số thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, niên giám thống kê và các loại sách, tạp chí.

Cục thuế tinh Bắc Giang. Internet

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Tài liu sơ cp

- Điều tra trực tiếp các cá nhân, đơn vị chịu thuế tài nguyên khoáng sản. - Đối tượng điều tra tập trung vào các DN khai thác khoáng sản và các DN sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tài nguyên khoáng sản.

- Nội dung thu thập gồm các khoản chịu thuế tài nguyên khoáng sản, các đối tượng chịu thuế tài nguyên khoáng sản, các ngành, các lĩnh vực liên quan đến thuế tài nguyên khoáng sản...

- Điều tra 30 DN khai thác khoáng sản trên địa bàn Bắc Giang , chiếm 31% tổng số DN khai thác khoáng sản của cả tỉnh.

Bảng 3.2. Dung lượng mẫu điều tra STT Các huyện trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang Dung lượng mẫu

1 TP. Bắc Giang 3

2 Huyện Yên Dũng 5

3 Huyện Yên Thế 4

4 Huyện Lục Nam 4

5 Huyện Sơn Động 4

6 Huyện Tân Yên 1

7 Huyện Lục Ngạn 3 8 Huyện Lạng Giang 2 9 Huyện Hiệp Hoà 3 10 Huyện Việt Yên 1 Toàn tỉnh 30 (Nguồn: Học viên tổng hợp) 3.2.2 Phương pháp tng hp và x lý d liu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Toàn bộ tài liệu thu thập được tổng hợp thành bảng thống kê, biểu diễn biểu đồ so sánh kết hợp với việc phân tổ tài liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 và lập dãy số song song nhằm phân tích thực trạng tình hình thu thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Xử lý dữ liệu: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi các phần mềm tin học như Word, Excel, SPSS.

3.2.3 Phương pháp phân tích

* Din gii, đối chiếu chính sách

Phương pháp này được sử dụng để rà soát các quy định, chính sách về thuế, phí tài nguyên môi trường, phát hiện các điều hợp lý và bất hợp lý của chính sách trong thực tế, đồng thời phát hiện các khoảng trống của chính sách để hoàn thiện và bổ sung chính sách

* Phương pháp thng kê mô t

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả về mức độ như số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để miêu tả tình hình nộp thuế, phí của các doanh nghiệp cũng như năng lực của cơ quan quản lý thuế.

* Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá xu hướng biến động của mức nộp thuế tài nguyên, phí môi trường của các doanh nghiệp, đóng góp của thuế và phí vào ngân sách của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phương pháp phân t thng kê

- Phân tổ các doanh nghiệp theo quy mô, theo mức tuân thủ pháp luật, v.v....;

- Phân tổ cán bộ quản lý theo trình độ, lứa tuổi, giới tính, v.v... đểđánh giá năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

* Phương pháp đánh giá nhanh có s tham gia (Participatory Rappid Assessment: PRA)

Thuế và phí là nguồn thu ngân sách chủ yếu. Đánh giá công tác thu thuế, phí được khảo sát cả cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế. Trong đề tài sử dụng phương pháp PRA nhằm thu thập tài liệu phản ánh về tình hình thu thuế và phí, thất thu thuế và phí tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 cách khách quan. Đây là cơ sở khoa học cho việc phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng thất thu thuế nói chung và thất thu thuế, phí môi trường nói riêng. Trên cơ sở khảo sát nhanh có sự tham gia của các cơ quan quản lý thuế và các đối tượng nộp thuế để đưa ra giải pháp thích hợp nhằm chống thất thu thuế tài nguyên khoáng sản và phí môi trường cho địa phương.

* Phương pháp cây vn đề

Tổng kết các kết quả nghiên cứu được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định được gọi là phương pháp cây vấn đề. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá một cách có hiệu quả về kết quả nghiên cứu từ nguồn tài liệu thu thập qua khảo sát thực tế, điều tra, phỏng vấn trực tiếp, tập hợp thông tin, và tổng kết lý thuyết.

Đề tài vận dụng phương pháp cây vấn đề để phân tích nguyên nhân thất thu thuế tài nguyên khoáng sản và phí môi trường. Phân tích ảnh hưởng, tác động của thuế tài nguyên khoáng sản, phí môi trường đến mức thu ngân sách của tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp SWOT

Phương pháp SWOT được sử dụng để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quản lý thuế tài nguyên khoáng sản và phí môi trường, đánh giá tính khả thi của các giải pháp chống thất thu thuế, phí tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp xếp hng ưu tiên

Để phát hiện và đưa ra các giải pháp quan trọng, cấp bách chống thất thu thuế tài nguyên, phí môi trường cho Bắc Giang, phương pháp xếp hạng ưu tiên được sử dụng trong đề tài. Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn trên cơ sở xếp hạng ưu tiên theo các tiêu thức lựa chọn nghiên cứu, cho điểm để đánh giá công tác thu thuế, phí của cơ quan quản lý thuế; trách nhiệm đóng góp của các đối tượng nộp thuế; thực trạng thất thu thuế, phí tài nguyên môi trường đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nộp tài nguyên khoáng sản + Số DN nộp thuế/tổng số DN kê khai

+ Số DN nợđọng thuế/ tổng số DN nộp thuế

- Chỉ tiêu phản ánh giá tính thuế tài nguyên khoáng sản - Chỉ tiêu phản ánh các khoản miễn, giảm, nợ thuế TN ;

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình đăng ký, kê khai, nộp thuế, kiểm tra, quyết toán thuế tài nguyên khoáng sản.

+ Công tác chấp hành qui định đăng ký thuế: Tỷ lệđăng ký thuế, số hồ sơ thuếđăng ký

+ Việc kê khai, tính thuế và nộp thuế: Số lượng và tỷ lệ kê khai và nộp thuế, số lượng và tỷ lệ hồ sơ thuếđược kiểm tra

+ Việc chấp hành chếđộ kế toán, hoá đơn chứng từ: Tỷ lệ chấp hành + Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế

- Nhóm các chỉ tiêu về yếu tốảnh hưởng + Hệ thống chính sách pháp luật thuế

+ Ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT: Tỷ lệ hiểu về luật thuế TN và phí BVMT, mức độ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, mức độ hợp tác với cơ quan thuế

+ Sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan: mức độ hợp tác của các cơ quan

+ Mô hình quản lý thuế + Cơ chế quản lý thuế

+ Hệ thống thông tin của ngành thuế về NNT: Số lượng, chất lượng thông tin, tỷ lệđánh giá về mức độđầy đủ về thông tin

+ Trình độ và phẩm chất cán bộ kiểm tra thuế: Số lượng cán bộ, số lượng và tỷ lệở các trình độ khác nhau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN IV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

4.1.1 Phân cp qun lý

4.1.1.1. B máy t chc qun lý thuế

Ở Việt Nam hiện nay ngành thuếđược tổ chức thành ba cấp tại Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ tài Chính. Cấp tỉnh, thành phố có các Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế. Tại các quận, huyện, thị xã có các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế.

Cục Thuế Bắc Giang được thành lập theo quyết định 121 TC/QĐ/TCCB ngày 12/1997 của Bộ Tài chính trên cơ sở tách Cục thuế tỉnh Hà Bắc thành hai Cục Thuế Bắc Ninh và Cục Thuế Bắc Giang. Cục Thuế Bắc Giang là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Sơđồ 4.1 : Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế

(Nguồn: Phòng hành chính quản trị tài vụ) CỤC TRƯỞNG CỤC PHÓ CỤC PHÓ CỤC PHÓ CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC 1. Phòng tổ chức cán bộ 2. Phòng hành chính quản trị tài vụ và ấn chỉ 3. Phòng kiểm tra thuế số I 4. Phòng kiểm tra thuế số II 5. Phòng kê khai kế toán thuế

6. Phòng thanh tra

7. Phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

8. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế

9. Phòng quản lý các khoản thu từđất 10. Phòng kiểm tra nội bộ

11. Phòng tin học

12. Phòng nghiệp vụ dự toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Trên đây là mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế, thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ giúp hạn chế tình hình thất thu thuế tài nguyên.

4.1.1.2. Phân cấp quản lý thuế

Việc phân cấp quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường nói riêng cho từng cấp là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, từ năm 1999, hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương gồm ba cấp là: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế. Trong đó Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hướng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; Ởđiạ phương có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Chi Cục thuế trực thuộc Cục thuế. Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ương hay thuếđịa phương).

Việc phân cấp quản lý trong ngành thuế thường căn cứ vào đối tượng quản lý. Ngoài ra việc phân cấp này cũng phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực cơ quan thuế. Một đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho người nộp thuế vì chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế.

Căn cứ quy định tại Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ) quy định về kê khai và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế;

Căn cứ Quyết định số 1343/QĐ-TCT ngày 19/8/2010 của Tổng cục Thuế về việc triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng Internet.

Sau khi xin ý kiến chỉđạo của UBND tỉnh, Cục Thuế Bắc Giang triển khai một số nội dung về kê khai và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế Tài nguyên, Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

+ Kể từ ngày 01/01/2013 việc quản lý thu thuế Tài nguyên, phí BVMT của các tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Trường hợp tổ chức, cá nhân ở tỉnh ngoài khai thác hoặc thu mua gom Tài nguyên, khoáng sản thì Chi cục Thuế nơi có khoáng sản có trách nhiệm quản lý thu thuế, phí BVMT theo quy định.

+ Các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thực hiện nộp hồ sơ kê khai thuế tài nguyên, phí BVMT và nộp thuế tài nguyên, phí BVMT từ kỳ kê khai tháng 01/2013 với cơ quan thuế trực tiếp quản lý (nộp tại Cục thuế nếu thuộc Cục thuế quản lý, nộp tại chi cục nếu thuộc Chi cục quản lý) cùng với việc khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải kê khai và nộp khác.

Việc phân cấp quản lý như trên giúp cho cơ quan thuế chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi thường xuyên, liên tục đối với hoạt động kinh doanh, sản lượng khai thác tài nguyên góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu từ thuế tài nguyên, phí BVMT và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

4.1.2. Thc trng cp giy phép khai thác khoáng sn

Sở Tài nguyên môi trường (2014), theo báo cáo đến hết tháng 10/2014, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hơn 145 DN khai thác khoáng sản nhưng chỉ với hơn 71 đơn vị khai thác được cấp giấy phép khai thác do hai đơn vị cấp là Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp năm giấy phép gồm khai thác đá, than, đất, nước,quặng sắt... Cho một số như công ty than Hương Vĩ, công ty cổ phần quặng sắt Bố Hạ...

Số doanh nghiệp khai thác được cấp giấy phép thay đổi qua các năm. Với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 2,25%. Năm 2012 có 68 DN khai thác được cấp phép nhưng đến năm 2013 chỉ cón có 65 DN được cấp thép, 05 DN bị thu hồi giấy phép khai thác do vi phạm quy chế khai thác và do không đủđiều kiện để khai thác, có 02 DN (DN Hương Lan và DN Bảo Phú) được cấp giấy phép khai thác đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 san lấp. Đến năm 2014 có thêm 03 DN được cấp phép khai thác nước, đất và quặng, 02 DN được tái cấp phép khai thác.

Bảng 4.1. Số doanh nghiệp được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 - 2014 STT Lĩnh vực khai thác Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1 Than 5 4 6 80,00 150,00 109,54 2 Cát 12 10 10 83,33 100,00 91,29 3 Đất 15 13 16 86,67 123,08 103,28 4 Nước 5 6 5 120,00 83,33 100,00 5 Sỏi 10 11 10 110,00 90,91 100,00 6 Đá 7 5 7 71,43 140,00 100,00 7 Quặng 4 5 6 125,00 120,00 122,47 8 Sắt 5 5 6 100,00 120,00 109,54 9 Thủy sản 2 2 2 100,00 100,00 100,00 10 Khác 2 4 3 133,33 75,00 100,00 Tổng 68 65 71 95,45 109,52 102,25

(Nguồn: Phòng kê khai kế toán thuế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là DN khai thác đất, nước, sỏi điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội, hiện nay trên khắp cả nước đang diễn ra cuộc cách mạng xây dựng với hàng ngàn trung cư cao tầng mọc lên đòi hòi sử dụng nhiều đất, cát, sỏi. Nhu cầu tài nguyên khoáng sản tăng cao trong những năm qua đòi

Một phần của tài liệu tăng cường chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46)