Lịch sử phát triển thuế tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
Ở nước ta trước năm 1990 chưa áp dụng thuế tài nguyên nhưng đã áp dụng một số hình thức thu mang tính chất của thuế tài nguyên như chế độ thu tiền nuôi rừng, chếđộ thu đối với vàng, sa khoáng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Năm 1990 những mục tiêu và yêu cầu quan trọng của công cuộc cải cách thuế bước I đã đòi hỏi hệ thống thuế phải bao quát đầy đủ các nguồn thu trong nước và có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Pháp lệnh thuế tài nguyên đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1991. Qua 06 năm thực hiện, Pháp lệnh thuế tài nguyên đã bộc lộ một số nhược điểm về phạm vi và phương pháp xác định.
Ngày 16/4/1998, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/6/1998. Chính phủ đã có Nghị định số 68/1998/NÐ-CP ngày 03/9/1998 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). Bộ tài chính đã ra thông tư 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NÐ-CP của Chính phủ.
Ngày 25/11/2009 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 . Luật thuế tài nguyên có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 và thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật thuế tài nguyên là Pháp lệnh thuế tài nguyên số 05/1998/PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên số 07/2008/PL-UBTVQH12. Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ra đời đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong hoạt động sử dụng và BVMT. Luật thuế tài nguyên quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế tài nguyên. Đánh vào 09 nhóm đối tượng chịu thuế tài nguyên là Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Luật thuế tài nguyên quy định khá đầy đủ căn cứ tính thuế, thuế suất và biểu thuế tài nguyên và quy trình kê khai, nộp thuế tài nguyên..
Các quan điểm về thuế tài nguyên khoáng sản của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
(i) Quan điểm về bảo vệ môi trường
Theo Vụ Chính sách thuế, chính sách thuế, phí hiện hành quy định về hoạt động khai thác khoáng sản đã phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng; tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước về BVMT; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT trong khai thác khoáng sản; tạo nguồn
thu ngân sách, tăng nguồn đầu tư cho công tác BVMT. Để đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thuế tài
nguyên, khai thác khoáng sản gắn với BVMT, cần xây dựng, kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý thuế tài nguyên khoáng sản một cách đồng bộ, minh bạch, dễ thực hiện; hạn chế khai thác các loại tài nguyên không tái tạo, đặc biệt là tài nguyên quý hiếm; các chính sách đều phải hướng đến mục tiêu BVMT.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách phải được đẩy mạnh nhằm tạo sự thống nhất cao về quan điểm, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. Từ đó tăng cường tính tự giác, nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT trong việc khai thác tài nguyên.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thuế, tài nguyên môi trường, cơ quan chuyên môn về BVMT để quản lý, thu phí, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ phí trong quá trình thực hiện.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu về quản lý thu thuế tài nguyên để nắm bắt các thông tin về khai thác, kinh doanh tài nguyên, tác động đến môi trường do khai thác gây ra, để có những chính sách BVMT, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tếđất nước.
Cần quy định nghĩa vụ khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; đồng thời quy định các chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Tài nguyên khoáng sản đóng góp vai trò rất quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước vì thế tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên
khoáng sản là nhiệm vụ rất cấp bách của đảng và nhà nước ta. Mục tiêu phát triển công nghiệp khai khoáng đối với một số khoáng sản chủ
yếu đã và đang đạt kết quảđáng kể. Bước đầu hình thành và phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước, các Tập đoàn và Tổng công ty hoạt động khoáng sản (như dầu khí, phân bón, than, bôxít, điện, sắt thép, vật liệu xây dựng,…); phát triển một số loại khoáng sản như dầu khí, than. Một số DN tăng quy mô phát triển và đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khoáng sản trong và ngoài nước, tỉ trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ và BVMT tiến bộ hơn
* Những chính sách thuế tài nguyên của Việt Nam hiện nay
Chính sách thuế tài nguyên hiện được thực hiện theo quy định tại Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6. Luật có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2010. Chính sách thuế tài nguyên được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng
chịu thuế sẽ bao quát hết được các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà từ trước tới nay chúng ta chưa đưa vào quản lý thu thuế tài nguyên. Việc mở rộng đối tượng chịu thuế bắt buộc các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng phải tính toán tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên bằng việc điều chỉnh thuế suất hợp lý ở mỗi thời kỳ khác nhau buộc các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng phải tính toán chi phí đầu vào theo hướng tiết kiệm hiệu quả nhất trong các phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Vì thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là yếu tố cấu thành chi phí đầu vào của các sản phẩm sản xuất ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thu hẹp diện miễn giảm thuế thuế tài nguyên tránh được tình trạng các tổ chức, cá nhân khai thác được miễn giảm thuế tài nguyên khai thác, sử dụng bừa bãi tài nguyên, kém hiệu quả. Đối với các đơn vị được miễn, giảm không phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 nộp thuế tài nguyên như các đơn vị kinh doanh bình thường khác, có nghĩa là không phải bỏ tiền ra để mua tài nguyên. Điều này sẽ không có tác động tích cực trong việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.