Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Diên Khánh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 34)

huyện Diên Khánh trong thời gian qua:

+Những thuận lợi:

Trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh luôn được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ về nhiều mặt của NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa, sự phối hợp của các cấp ủy chính quyền địa phương, hội đoàn thể đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng và phát triển mạng lưới tín dụng.

Tiềm năng phát triển nguồn vốn cũng như nhu cầu vốn còn rất lớn . Hệ thống pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện dễ dàng cho các NH đánh giá, phân tích, quản lí khách hàng .

Hơn nữa trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định nhưng cán bộ chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh luôn cố gắng phấn đấu đạt các chỉ tiêu, kế hoạt đã đề ra, khắc phục khó khăn góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện nhà.

+Những khó khăn:

Trong những năm vừa qua, diễn biến của thời tiết vô cùng phức tạp, không thuận lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Không chỉ bị ảnh hưởng của thời tiết, ngành nông nghiệp còn thường xuyên xảy ra các dịch bệnh nghiêm trọng ở gia súc, gia cầm như: bệnh lỡ mồm long móng, dịch heo tai xan, dịch cúm gia cầm… làm cho ngành chăn nuôi bị thu hẹp do tâm lý lo ngại của người chăn nuôi và các đợt tiêu hủy phòng bệnh của nhà nước. Do đó mà việc đầu tư vào các lĩnh vực này bị hạn chế để giảm thiểu rủi ro cho NH.

Những năm vừa qua thị trường có nhiều biến động, giá các mặt hàng đồng loạt tăng làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, giá đầu ra của sản phẩm cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn và cuộc sống của người dân. Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát buộc nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nâng cao lãi suất cho vay và tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ đó hạn chế việc cấp tín dụng cho sản xuất và tiêu dùng.

Không chỉ có thế, do đồng tiền có xu hướng mất giá, người dân đổ xô đầu tư vào vàng và ngoại tệ, buộc NH phải dùng lãi suất cao để huy động vốn và dùng các biện pháp đảm bảo lợi ích cho khách hàng khi gởi tiền vào NH như: “tiền gởi bù lạm phát ”, “gởi tiền đảm bảo vàng ” đã làm tăng chi phí huy động vốn của NH và việc huy động vốn trung và dài hạn đố với NH thật sự khó khăn.

Thói quen dùng tiền mặt khiến cho công tác thu hút tiền gửi hoạch kỳ của cá nhân gặp nhiều khó khăn.

Thu nhập của người dân chưa cao, nhận thức của họ về hoạt động của NH còn mơ hồ, chưa hiểu rõ được lợi ích của NH trong việc thanh toán, chi trả. Bên cạnh đó hàng loạt các NH ra đời làm sự cạnh tranh trên lĩnh vực này càng diễn ra gay gắt hơn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NH.

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền % Số tiền %

1.Tổng doanh thu 26,372 38,317 46,894 11,945 45.29 8,577 22.38

1.1.Thu lãi cho vay 25,074 29,908 40,250 4,834 19.28 10,342 34.58

1.2.Thu dịch vụ 481 628 862 147 30.56 234 37.26

1.3.Thu phí thừa vốn 478 7,426 5,421 6,948 55.35 -2,005 -27.00

1.4.Thu nợ đã xử lý rủi ro 140 151 157 11 7 6 3.97

1.5.Thu khác HNDP+395-983KB 200 188 204 -12 94 16 8.51

2.Tổng chi (không lương) 21,531 33,003 42,107 11,472 53.28 9,104 27.59

2.1.Chi lãi tiền gửi, tiền vay 16,892 27,512 36,802 10,620 62.87 9,290 33.77 2.2.Chi trích lập dự phòng rủi ro 1,186 2,200 2,520 1,014 85.5 320 14.55

2.3.Chi khác quản lí 3,126 3,095 3,209 -31 -0.99 114 3.68

2.4.Chi khác 164 181 201 17 10.37 20 11.05

Chênh lệch thu chi trừ tiền gửi kho bạc 192-27V

7,843 4,955 6,950 -2,888 -36.82 1,995 40.26

3.Hệ số tiền lương đạt được 0.71 0.66 0.83 -0.05 -7.04 0.17 25.76

4.Lãi suất bình quân năm

Lãi suất bình quân đầu vào thực tế 0.61 1.14 1.15 0.53 86.89 0.01 0.88 Lãi suất bình quân đầu ra thực tế 1.12 1.52 1.58 0.4 35.71 0.06 3.95

Chênh lệch lãi suất 0.51 0.38 0.43 -0.13 -25.49 0.05 13.16

Nhận xét:

Xét về doanh thu:

Ba năm vừa qua, doanh thu của NH tăng liên tục. +Năm 2008 tăng hơn 2007 là 11,945 triệu đồng. +Năm 2009 tăng hơn 2008 là 8,577 triệu đồng.

Sở dĩ có sự chênh lệch này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vừa qua làm nền kinh tế suy kiệt, các doanh nghiệp, công ty đua nhau phá sản, hoạt động huy động vốn và cho vay của NH gặp không ít khó khăn nên doanh thu cũng giảm đi so với các năm khác.

Nguồn thu chủ yếu của NH là từ hoạt động cho vay, sau đó là nguồn thu từ dịch vụ, nhìn chung các nguồn thu này có chiều hướng tăng lên qua các năm, trong khi đó phần thu phí thừa vốn có khuynh hướng giảm xuống, các khoản thu khác cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Xét về chi phí:

Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí cũng tăng lên qua các năm: +Năm 2008 tăng hơn 2007 là 11,472 triệu đồng.

+Năm 2009 tăng hơn 2008 là 9,104 triệu đồng.

Bởi vì mức tăng doanh thu của 2009/2008 thấp hơn so với 2008/2007 như đã giải thích nên chi phí cũng vậy.

Nguồn chi chủ yếu của NH là từ chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, đặc biệt bước sang năm 2009 nguồn chi này khá cao chứng tỏ NH đã bỏ ra một khoản lãi lớn để ra sức huy động tiền gửi trong bối cảnh khủng hoảng, theo đó chi trích lập dự phòng cũng tăng lên nhằm bù đắp cho các khoản nợ tồn động. Nhìn chung các khoản chi phí đều có khuynh hướng lên.

Như vậy, có thể thấy qua các năm doanh thu của NH không tăng cao, thậm chí có một số khoản bị sụt giảm, trong khi đó chi phí lại không ngừng tăng lên và tăng khá mạnh so với mức tăng của doanh thu, đều này sẽ dẫn tới một hệ

quả tất yếu đó là sự sụt giảm về lợi nhuận, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng lâu dài của NH.

Vì vậy, NH cần phải có những giải pháp hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết tình trạng thu không đủ bù đắp chi, đưa tình hình tài chính cảu NH đi vào ổn định và đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa.

2.1.2.3 Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị:

Tổ chức bộ máy kế toán tại NH:

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Là một chi nhánh NH cấp huyện, chi nhánh NH huyện Diên Khánh bố trí mô hình giao dịch một cửa nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng khi tới giao dịch với NH. Với mô hình này, khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viên vẫncó thể giải quyết các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay…Giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán viên,

vừa là thủ quỹ thực hiện thu chi tiền và có hạn mức thu chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ…) phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình.

Sơ đồ 2.4: Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch một cửa. (1) Khách hàng (2) (3) (6) Dịch vụ (1)

Giao dịch viên 1 Giao dịch viên 2 Giao dịch viên 3 Giao dịch viên 4

(4) (5) (7)

Kiểm soát

Giải thích sơ đồ:

(1), (7) : Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày và nộp quỹ cuối ngày (2) : Khách hàng yêu cầu giao dịch

(3) : Giao dịch viên thực hiện thu chi tiền mặt cho khách hàng

(4) : Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền giao dịch

(5) : Kiểm soát kiểm chứng từ sau khi đã kiểm soát cho giao dịch viên (6) : Giao dịch viên trả (thu) tiền cho khách hàng

-Tổ chức lao động kế toán NH: Số lượng kế toán:

Phòng kế toán gồm một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán và năm kế toán viên:

Kế toán tiền gửi: phản ánh các nghiệp vụ gửi tiền của khách hàng, thu chi tiền cho khách, mở các sổ tiết kiệm cho khách hàng.

Kế toán thanh toán, chuyển tiền: thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi,lệnh thanh toán cho khách hàng.

Kế toán thẻ thanh toán: mở tài khoản thẻ thanh toán cho khách, cấp thẻ … Kế toán chi tiêu nội bộ: ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong chi tiêu nội bộ NH.

-Hình thức kế toán áp dụng tại NH: Hình thức chứng từ ghi sổ, dựa vào từng chứng từ kế toán NH hoặc bảng kê chứng từ kế toán NH để hạch toán vào sổ kế toán.

-Tổ chức hệ thống tài khoản: Tổ chức hệ thống tài khoản của NH tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán của luật kế toán và mang đặc thù riêng của hoạt động NH: gồm 9 loại, trong đó loại 9 là tài khoản ngoại bảng.

Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2: Hoạt động tín dụng

Loại 3: Tài sản cố định và các loại tài sản Có khác Loại 4: Các khoản phải trả

Loại 5: Hoạt động thanh toán Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7: Thu nhập

Loại 8: Chi phí

Loại 9: Tài khoản ngoại bảng

2.1.3 Phương hướng hoạt động của NH trong thời gian tới:

NHNo&PTNT huyện Diên Khánh là NH cấp 2 nên hầu như mọi hoạt động đều chịu sự quản lí điều hành của cấp trên và tuân theo định hướng hoạt động mà NH cấp trên đề ra.

Theo định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm tới NHNo&PTNT huyện Diên Khánh cần: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lí,đảm bảo cân đối an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ NH, đủ năng lực cạnh tranh với các NH khác NH khác.

Tiếp tục đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình làm ăn hiệu quả, có uy tín với NH trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện các kháo đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên của chi nhánh.

+Mục tiêu:

Phấn đấu tăng trưởng vốn huy động đạt 25-28% năm, trong đó vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm trên 80% tổng vốn huy động.

Tổng dư nợ tăng từ 20-25% năm, trong đó tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm tối đa 45% tổng dư nợ, đảm bảo cân đối nguồn vốn.

Nợ quá hạn (nợ xấu ) dưới 3%. Lợi nhuận tăng tối thiểu 10% năm.

Phấn đấu nâng cao tỉ trọng doanh thu phí dịch vụ trong tổng doanh thu. Tiếp tục phân tích, xử lí và thu hồi toàn bộ khoản nợ còn động. Tăng cường quản bá tiếp thị và chăm sóc khách hàng, khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường tài chính.

+Giải pháp thực hiện:

-Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh huy động vốn, chủ yếu huy động vốn từ tiền gửi dân cư, chấn chỉnh phong cách giao dịch và chất lượng công việc nhằm thu hút và giữ vững khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh cao, khoán cụ thể chỉ tiêu huy động vốn và phát hành thẻ, tăng cường dư nợ thu nợ

-Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh huy động vốn, chủ yếu huy động vốn từ tiền gửi dân cư, chấn chỉnh phong cách giao dịch và chất lượng công việc nhằm thu hút và giữ vững khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh cao, khoán cụ thể chỉ tiêu huy động vốn và phát hành thẻ, tăng cường dư nợ thu nợ quá hạn, nợ xử lí rủi ro, thu lãi cho vay đến các phòng ban và giao dịch trực thuộc, có khen thưởng và động viên kịp thời.

-Xác định đúng đối tượng đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, quản lí cho vay tiêu dùng theo điịnh hướng của NH Tỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng, chọn lọc các dự án đầu tư hiệu quả, kiên quyết không giải ngân tràn lan kém hiệu quả.

-Tận dụng tối đa nguồn vốn ủy thác, tập trung xử lí nợ quá hạn thu hồi nợ xử lí rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

-Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các loại hình dịch vụ để góp phần tăng doanh thu.

-Thực hành tiết giảm các chi phí, khai thác tối đa các nguồn thu, thực hiện chi phí hợp lí tiết kiệm đảm bảo đạt hệ số tiền lương theo kế hoạch.

-Các phòng kế toán, tín dụng tổ chức và làm tốt công tác kiểm tra đối chiếu trên địa bàn.

Sơ đồ 2.5. Quy trình cho vay: Cán bộ tín dụng xét duyệt Trưởng phòng tín dụng xét duyệt Ban giám đốc xét duyệt Khách hàng vay vốn Cán bộ tín dụng vào sổ tín dụng và cho khách hàng ký khế ước Nhân viên kiểm ngân giải ngân Trưởng, phó phòng tín dụng kiểm soát Cán bộ tín dụng cho vay, lập phiếu chi, vào sổ lưu

2.3.1 Tình hình huy động vốn:

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền % Số tiền %

Tổng vốn huy động 153,644 258,439 293,541 104,795 68.21 35,102 13.58

a. Theo loại tiền

Nội tệ 149,391 252,892 288,178 103,501 69.28 35,286 13.95

Ngoại tệ 4,253 5,547 5,363 1,294 30.43 -184 -3.32

b.Theo thời gian

Tiền gửi không kì hạn 34,028 72,161 52,770 38,133 112.06 -19,391 -26.87

Tiền gửi có kì hạn 119,616 186,278 240,771 66,662 55.73 54,493 29.25

-Dưới 12 tháng 87,861 131,049 156,406 43,188 49.15 25,357 19.35

-Trên 12 tháng 31,755 55,234 84,365 23,479 73.94 29,131 52.74

c.Theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 27,122 22,892 40,743 -4,230 -15.60 17,851 77.98

Tiền gửi kho bạc nhà nước 10,374 50,928 25,841 40,554 390.92 -25,087 -49.26

Tiền gửi các tổ chức tín dụng 387 391 28 4 1.03 -363 -92.84

Tiền gửi dân cư 115,761 184,228 226,929 68,467 59.15 42,701 23.18

Nhận xét:

Tổng vốn huy động có chiều hướng tăng qua 3 năm 2007, 2008, 2009. +Năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 104,795 triệu (68.21%).

+Năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 35,102 triệu ( 13.58%).

Có thể thấy mức tăng 2009/2008 thấp hơn 2008/2007, sở dĩ có sự sụt giảm này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế của hầu hết mọi thành phần kinh tế nói chung và người dân nói riêng, lúc này nhu cầu tiêu dùng là quá lớn trong khi nguồn thu nhập không tăng thêm bao nhiêu, người dân không còn dư giả nhiều để gửi tiền vào NH, các doanh nghiệp làm ăn thất bát tìm cách để quay vòng vốn thay vì gửi tiền vào NH như trước kia. Nhưng nhìn chung NH với uy tín đã được xây dựng từ lâu đã chiếm được lòng tin của khách hàng, vì thế dù khủng hoảng nhưng nguồn vốn huy động được vẫn tăng, đây là một tín hiệu đáng mừng.

-Xét về loại tiền, NH chủ yếu huy động từ nội tệ, nguồn nội tệ huy động được ngày một tăng qua các năm.

-Xét về thời gian, NH huy động vốn phần lớn từ tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn cũng có nhưng chiếm tỷ trọng không cao. Điều này là do nguồn huy động chủ yếu của NH là dân cư, mà đối tượng này do nhu cầu tiền biến động không ổn định nên họ thường gửi có kì hạn.

Trong phần tiền gửi có kì hạn thì tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ NH đã phải bỏ ra một khoản tương đối lớn để trả lãi cho khách hàng gửi tiền, điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của NH nếu công tác cho vay không được hoạch định tốt.

Xét về đối tượng khách hàng, dĩ nhiên huy động vốn từ dân cư là chủ yếu vì đây là NHNo, qua 3 năm nguồn vốn huy động được từ dân cư tăng trưởng khá nhanh, một tín hiệu tốt cho thấy mức sống người dân càng ngày

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 34)