Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 75 - 78)

o Nguyên nhân từ cơ chế của Nhà nước:

Do đối tượng vay vốn thay đổi nên NHNo&PTNT huyện Diên Khánh khó duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.

Tài sản bảo đảm tiền vay thường là tài sản hình thành từ vốn vay và có tính thanh khoản thấp.

Nhiều dự án NH cho vay theo chỉ định và hiệu quả thấp.

o Nguyên nhân từ phía NHNo&PTNT huyện Diên Khánh:

Một số chi nhánh chạy theo thành tích bỏ qua các tiêu chuẩn khi thẩm định. Do NH chậm ban hành sổ tay tín dụng, quy trình nghiệp vụ.

Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ còn hạn chế, một số không đáp ứng được về đạo đức nghề nghiệp.

Qui trình nghiệp vụ tín dụng còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Thủ tục, qui trình lập và thẩm định dự án qua nhiều khâu, thời gian còn kéo dài, có dự án từ khi lập, thẩm định, quyết định đầu tư mất nhiều thời gian. Giải ngân xong mới là kết quả ban đầu của dự án. Do xác định kỳ hạn nợ chưa hợp lý nên doanh nghiệp gặp khó khăn không trả kịp thời phải xin gia hạn nợ.

Công tác kiểm tra, kiểm soát có lúc có nơi còn lơi lỏng chưa chặt chẽ. Tài sản đảm bảo tiền vay chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay nên mọi thay đổi, chuyển dịch và quản lý tài sản chưa tốt của công ty cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro. Theo đánh giá của các luật gia thì đến nay vẫn chưa xác định rõ hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế hay là hợp đồng dân sự. Nếu rủi ro xảy ra thì xét xử để khắc phục hậu quả cũng không phải là dễ dàng.

Chậm triển khai công tác thanh toán cho khách hàng. Chưa được cho vay vốn lưu động đối với khách hàng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin còn hạn chế và NH chưa xây dựng được bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt.

o Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả.

Do đạo đức của người vay kém: cố tình lừa đảo, chây ỳ chiếm dụng vốn, nhất là một số doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

o Nguyên nhân khách quan khác như: thiên tai, biến động của thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô… cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Diên khánh từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 với phương châm “An toàn hiệu quả – Hội nhập quốc tế – Phát triển bền vững”. Trong đó mục tiêu cụ thể đối với hoạt động tín dụng là: -Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2009-2015 cần giải ngân cho tín dụng khoảng 340.000 tỷ đồng.

-Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 5%, nợ xấu xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tóm lại: Trong kinh doanh NH, việc NH đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh NH là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất. Theo thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một NH có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến NH.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM

THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT

HUYỆN DIÊN KHÁNH

Với tư cách là NH cấp hai trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa, quy mô không lớn lắm nên rủi ro chủ yếu mà NH mắc phải là rủi ro do hoạt động cho vay gây ra hay nói cách khác là rủi ro tín dụng. Những năm qua NH cũng đã rất tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh NH.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 75 - 78)