Việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng làm cho môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính nước ta ngày càng trở nên gay gắt, rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG vì thế cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan giám sát là làm thế nào để thị trường tài chính hoạt động ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và nhà đầu tư. Để làm được điều đó cần xử lý tốt một số vấn đề sau đây:
-Thứ nhất, xây dựng Luật Giám sát, Luật BHTG đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật; đồng thời để giám sát hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính thì tổ chức BHTG cần có vai trò độc lập với các cơ quan quản lý Nhà nước.
-Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, ngân hàng có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính.
-Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát; xây dựng kho dữ liệu để các cơ quan giám sát khai thác chung nhằm đảm bảo thống nhất và không gây phiền hà cho các cơ quan chịu sự giám sát.
-Thứ tư, tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát về phân công nhiệm vụ giám sát cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành; việc trao đổi, cung cấp thông tin, sử dụng kết quả giám sát của các cơ quan giám sát; công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ... nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát hoạt động tài chính – ngân hàng.
Lời kết
ước sang thế kỷ 21, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành NH nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn. Sau hơn 10 năm đổi mới, hoạt động theo cơ chế thị trường, hệ thống NH đã không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong huy động vốn, phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân...
Tuy nhiên, do mới chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động, còn thiếu hiểu biết và vận hành trong cơ chế thị trường nên các NHTM Việt nam đã không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập cả về xây dựng khuôn khổ pháp lý, kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ, chất lượng hiệu quả trong quản lý cũng như trong kinh doanh... chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Vì vậy, để hệ thống NH Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả thì một trong những mối quan tâm hàng đầu là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của các NHTM.
Thực tế cho thấy các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đang áp dụng tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh hiện nay tuy đã được NH quan tâm, dày công nghiên cứu áp dụng nhưng vẫn chưa thực sự hữu hiệu, cần được nghiên cứu bổ sung thêm nhằm hạn chế rủi ro của NH, bảo vệ hoạt động, thành tựu của NH trong suốt mấy mươi năm qua, bảo vệ niềm tin với khách hàng, và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội địa phương phát triển ổn định, vững chắc, nâng cao vị thế của NH trên thị trường.
Vì vậy, với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường, đặc biệt là trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh, em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên với thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm lại có hạn nên chắc chắn bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Hiển, cảm ơn các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNT huyện Diên Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em hoàn thành bài báo cáo này, xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.
2. Thái Ninh, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Đại học Nha Trang. 3. Đào Minh Phúc, Mai Siêu, Nguyễn Quang Tuấn(2008), Cẩm nang quản lí tín dụng Ngân hàng, NXB thống kê.
4. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng thương mại, NXB thống kê.
5. Lê Văn Tư (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (01/2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB thống kê.
7. Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dưng mô hình quản trị rủi ro, Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2009.
8. Phùng Thị Thủy, Phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng tại NHTMCP, Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 5/2009.
9. Việt Báo, Kinh nghiệm hoạt động hiệu quả của một ngân hàng chính sách tại đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng số 6 tháng 6/2009.
10. Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2007, 2008, 2009, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh.
11. www.thư viện luận văn.com 12. www.sbv.gov.vn