-Định kỳ đánh giá lại hiệu quả của công tác quản lý rủi ro vận hành để có các biện pháp cải tiến kịp thời.
-Mua bảo hiểm cho tài sản, các khoản tiền gửi, tiền vay.
-Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh
khoản trong hoạt động NH.
-Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch
sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn, NH cũng
thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để
ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và
khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm
khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được
xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra, NH cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp
thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phong cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản.
-Phân chia giới hạn rủi ro: không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, nhiều NH cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc NH phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành.
-Phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định tín dụng.
-Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái …
-Vận dụng công nghệ, tự động hóa việc phân loại tín dụng. -NH cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng. -Xác định thời hạn cho vay, mức trả hợp lí:
+Khi quyết định hạn trả nợ, mức trả nợ hàng tháng chi nhánh cần tính sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tình hình tài chính cảu doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp đầu tư đảm bảo thu nợ, lãi vay với thời gian thích hợp nhất.
+Với thời gian cho vay, NH không nên ra thời hạn trả nợ vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, xác định thời hạn trả nợ của doanh nghiệp và mức thời hạn trả nợ từng thời hạn phù hợp với khả năng sản xuất và thu nhập của doanh nghiệp trong thời hạn đó.
Như vậy, thực tế hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh đã cho thấy việc giám sát vốn vay, xử lý nợ xấu là có tác dụng rất tích cực nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình quản trị vốn, tăng lợi nhuận. Để
góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần đổi mới công nghệ có sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao nghiệp vụ quản lý, có sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là từ NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.