Mô hình CAMEL:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 82 - 90)

Vì đây chỉ là một chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa nên NH không có vốn tự có, NH chủ yếu nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của NH.

+Asset Quality (Chất lượng tài sản Có):

-Tỷ lệ cho vay và đầu tư=tỷ lệ đầu tư +tỷ lệ cho vay

-Tỷ lệ các khoản thuộc nguồn vốn huy động phải trả lãi =tiền gửi+phát

hành kì phiếu+các khoản vay TCTD khác

+Năm 2007, tỷ lệ cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng 80.23%>70%, trong khi đó tỷ lệ các khoản thuộc nguồn vốn huy động phải trả lãi chiếm tỷ trọng 83.25%>60% , NH sử dụng tài sản Có hợp lí.

+Năm 2008, tỷ lệ cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng 90.10%>70%, trong khi đó tỷ lệ các khoản thuộc nguồn vốn huy động phải trả lãi chiếm tỷ trọng 89.56%>60% , NH sử dụng tài sản Có hợp lí.

+Năm 2009, tỷ lệ cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng 86.69%>70%, trong khi đó tỷ lệ các khoản thuộc nguồn vốn huy động phải trả lãi chiếm tỷ trọng 75.98%>60% , NH sử dụng tài sản Có hợp lí.

-Tỷ lệ nợ quá hạn= nợ quá hạn/ doanh số cho vay

+Năm 2007: 10,875/261,252= 4.16% +Năm 2008: 15,380/249,515= 6.16% +Năm 2009: 16,366/322,391= 5.07%

Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp càng tốt, lý tưởng là ở mức 3%-5%, điều này chứng tỏ chất lượng tài sản Có của NH trong lĩnh vực cho vay khá thấp.

+Management (Quản lý):

Gánh nặng này đặt lên vai những cán bộ lãnh đạo trong NH, với tư cách là những nhà quản trị họ phải đề ra những chiến lược, kế hoạch để quản lí tốt nguồn tài sản NH cũng như phải có tầm nhìn xa trong tương lai để kịp “chèo lái” NH vượt qua khó khăn thách thức, vì thế những nhà quản lí giỏi, có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, tháo vác trong công việc rất cần cho NH, đặc biệt trong thời điểm mà nền kinh tế đang hội nhập như hiện nay.

Do đó từng quý NH có kế hoạch cử các cán bộ lãnh đạo: phó phòng, trưởng phòng, phó giám đốc và cả giám đốc đi học các lớp nâng cao kỹ năng và trình độ quản lí.

Những cán bộ đã lớn tuổi, NH cảm thấy không đủ năng lực đảm nhận tốt vai trò hiện tại tiến hành điều chuyển sang làm công việc khác nhẹ nhàng hơn chờ đến lúc nghỉ hưu, và bổ nhiệm những cán bộ trẻ, năng động hơn vào các vị trí quan trọng, nhằm tạo bộ mặt và cơ chế làm việc mới cho NH.

+Earnings (Lợi nhuận):

Bảng 3.1 Tình hình lợi nhuận Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận 7,843 4,955 6,950 -2,888 -36.82 1,995 40.26

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh)

Theo phân tích thì tổng tài sản Có sinh lời của NH (các khoản đầu tư và đi vay) > 70% so với tổng tài sản Có nên nhìn chung NH vẫn khả năng sinh lời nhưng mức sinh lời lại không cao.

Năm 2007, lợi nhuận NH thu về là 7,843 triệu, sang 2008 giảm khá mạnh chỉ còn 4,955 triệu và đến 2009 tăng tương đối đạt: 6,950 triệu nhưng vẫn thấp hơn 2007.

Lợi nhuận biến động như trên cũng có sự đóng góp không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, và một phần ở công tác quản lí và hoạch định chiến lược của các nhà lãnh đạo ở NH.

Có thể thấy lợi nhuận sụt giảm vào năm 2008 ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như bộ mặt NH, các nhà đầu tư không cảm thấy hững thú với bảng báo cáo tài chính của NH, gây khó khăn cho việc thu hút thêm vốn vào phát triển NH, các khoản trích lập dự phòng cũng không có là bao vì lợi nhuận không đủ chi cho các khoản khác thì lây đâu mà trích dự phòng.

Sỡ dĩ có sự hụt hẫng về lợi nhuận như vậy chủ yếu là do NH chưa cân đối giữa việc huy động vốn và cho vay, huy động thời gian quá ngắn mà cho vay thời gian tương đối dài, vì vậy, một phần NH phải trích một lượng khá lớn để trả lãi đi vay, một mặt nguồn cho vay chưa đến hạn thu mà đã đến hạn trả lãi tiền vay, đẩy NH rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phải nhờ vốn điều chuyển từ hội sở chính để giải quyết khó khăn.

Nhận thức được những tồn tại đó, từ đầu năm 2009 đến nay NH ra sức chuyển đổi hoạt động kinh doanh, cân đối lại cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn, giám đốc NH đề ra nhiều chính sách mới, quản lí chặt chẽ tình hình làm việc tại phòng kế toán và phòng tín dụng như: kiểm tra đột xuất máy tín của một nhân viên nào đó, giám sát quá trình làm việc của các cán bộ từ xa, nhằm xử lí nhanh chóng những cán bộ sai phạm, động viên khen thưởng kip thời đối với các cán bộ nhiệt tình với công việc và có những thành quả làm việc xuất sắc…..nhờ vậy lợi nhuận năm 2009 có khuynh hướng tăng lên dù tàn tích của cuộc khủng hoảng vẫn chưa tan biến hết.

Trên tinh thần đó lãnh đạo vào đội ngũ nhân viên NH vẫn tiếp tục ra sức cố gắng nâng cao lợi nhuận cho NH năm 2010 đạt trên 9 tỷ, để làm được điều này rõ ràng toàn thể nhân viên NH phải cố gắng nhiều hơn nữa và lãnh đạo NH phải xuất sắc hơn nữa.

+Liquidity (Thanh khoản):

Vì NH thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn(lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hơn( lãi suất cao hơn) nên về cơ bản NH luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.Khả năng thanh khoản của NH đáp ứng được nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách hàng. Bảng 3.2 Hệ số khả năng chi trả Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tài sản Có có thể thanh toán ngay: 3,025 5,679 7,035

-Tiền mặt 2,277 4,754 5,689

-Tiền gửi tại NHNN 0 0 0

-Tiền gửi tại tổ chức tín dụng trong nước 376 489 625

-Đầu tư vào tín phiếu NHNN 0 0 0

-Tối đa 95% các khoản vay các tổ chức tín dụng trong nước 372 436 721

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay: 1,728 2,218 3,145

-15% tiền gửi không kì hạn của tổ chức, cá nhân 489 563 789 -Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn đến hạn thanh toán 568 756 1,253 -Kỳ phiếu ngắn hạn đến hạn thanh toán 125 312 411 - Các khoản vay các TCTD khác đến hạn thanh toán 546 587 692

Hệ số khả năng chi trả 1.75 2.56 2.24

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NH)

Có thể thấy các năm qua mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn nhưng NH đã luôn cố gắng đảm bảo hệ số khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tức

là tài sản Có của NH luôn lớn hơn tài sản Nợ, hay nói khác đi NH luôn dự trữ một phần tài sản Có để thanh toán cho khách hàng khi cần thiết, đảm bảo khi khách hàng cần rút tiền thì sẽ có ngay, đây là cơ sở quan trong để NH thiết lập niềm tin cũng như uy tín với khách hàng gửi tiền.

Kết luận: Có thể thấy phân tích Camel giúp NH thấy được khả năng tài chính, tình hình kinh doanh cũng như năng lực lãnh đạo của cán bộ trong NH là tốt hay xấu, sai lầm, thiếu xót ở đâu để từ đó có hướng khắc phục, hạn chế. Qua phân tích có thể thấy khả năng chi trả của NH tương đối lớn, nguồn tài sản Có của NH tương đối cao nhưng vì khả năng quản lí nguồn vốn này chưa hiệu quả, dẫn đến thất thoát, đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng, gây nên những rủi ro cho NH. Do đó đế có thể hạn chế được rủi ro cho NH thì NH đã, đang và sẽ tiếp tục quản lí tốt 5 chỉ tiêu trong mô hình Camel, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH

3.2.1.3 Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6 C:

Như đã phân tích một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho NH chính là ở khách hàng( người vay vốn), vì vậy để giảm thiểu rủi ro thì việc nắm bắt thông tin đầy đủ về người vay vốn là rất quan trọng, mô hình chất lượng 6C cho phép chúng ta làm được điều này.

-Trước hết, cần đánh giá tư cách người vay (Character):

+Quan sát cách nói năng, đi đứng, cử chỉ, điệu bộ… của người vay vốn.

+Tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt, quan hệ với mọi người thông qua người thân, hàng xóm, bạn bè của họ….

+Tìm hiểu về lịch sử vay vốn của họ ở NH mình hay các NH hàng khác như thế nào, quá trình trả nợ ra sao, uy tín của họ thế nào…

+ Khách hàng phải đủ 18 tuổi trở lên, xem xét các giấy tờ có liên quan đến bản thân khách hàng như: chứng minh nhân dân, giấy tờ sở hữu nhà đất có hợp lệ và quá hạn không.

+Đối với doanh nghiệp, căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành như thế nào

-Thứ 3, thu nhập của người vay (Cash): đây là điều kiện quan trọng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai và đi đến kí kết hợp đồng tín dụng.

Điều kiện để được vay vốn là khách hàng phải có thu nhập ổn định hàng tháng với một mức cụ thể được ghi trong hợp đồng tín dụng, người có thu nhập ổn định phải có quan hệ huyết thống hoặc vợ, chồng với người vay vốn.

Với doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ các báo cáo tài chính, kinh doanh, tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cán bộ tín dụng phải đi thẩm định thực tế, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp như thế nào?

-Thứ 4, bảo đảm tiền vay (Collateral): NH áp dụng 6 hình thức:

+Thế chấp.

+Cầm cố tài sản tại NH (tiền gửi, vàng bạc, chứng chỉ tiền gửi).

+Bão lãnh.

+Cầm cố giấy tờ có giá.

+Đảm bảo bằng hàng nhập khẩu.

+Chuyển nhượng quyền sở hữu.

-Thứ 5, các điều kiện (Conditions): Tùy vào từng thời kì, thời điểm mà NH đặt ra các điều kiện đối với người vay vốn. Như trong bối cảnh khủng hoảng

hiện nay, để giảm thiểu rủi ro thì yêu cầu mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người làm việc có thu nhập cố định hàng tháng từ 4 triệu trở lên, mức vay tối đa cho mỗi hộ sản xuất không quá 30 triệu đồng….Các doanh nghiệp có tình hình sản xuất ổn định không bị thua lỗ trong một năm trở lại đây mới được vay vốn, hoặc doanh nghiệp buộc phải có tài sản thế chấp khi vay NH….., mức vay tối đa cho một doanh nghiệp không quá 200 triệu.

-Cuối cùng, tiến hành kiểm soát (Control):

Tiến hành kiểm tra xem việc áp dụng các quy chế mới, điều kiện mới của nhà nước và NH đề ra: tăng, giảm lãi suất, siết chặt tín dụng… có ảnh hưởng thế nào đến người vay vốn để có biện pháp giải quyết kịp thời nhằm giữ chân khách hàng với NH.

Trong bối cảnh khủng hoảng, giá cả leo thang người dân cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn về vốn, như vậy với việc gò ép, thu hẹp các khoản cho vay như trên liệu có đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng không? Liệu khách hàng có hiểu cho NH hay sẽ giảm lòng tin ở NH để đến giao dịch ở NH khác tốt hơn, điều kiện dễ dàng hơn.

Vì vậy đưa ra các điều kiện là một lẽ nhưng phản ứng của khách hàng với những điều kiện đó mới là quan trọng, niềm tin của khách hàng có vị trí rất quan trọng cho sự phát triển của NH.

Tóm lại: Việc tự đánh giá mình và khách hàng là một phương pháp được áp dụng rất nhiều và đạt hiệu quả cao có câu: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng ” đây chính là bước ngoặc thành công trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, việc áp dụng các tiêu chí trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là tập trung vào tiêu chí 6C trên cơ sở áp dụng 6 tiêu chí này cần trả lời 3 câu hỏi trước khi giải ngân:

-Hợp đồng tín dụng có đúng đắn và hợp lệ?

-NH có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm hay thu nhập khi người vay vỡ nợ?

Một chính sách tín dụng lành mạnh phải kèm theo chính sách kiểm tra định kì, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã cấp cho đến khi đáo hạn khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề thì cần tìm ra nguyên nhân và hợp tác cùng khách hàng tìm ra giải pháp để NH thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)