Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 153,644 258,439 293,541 104,795 68.21 35,102 13.58
a. Theo loại tiền
Nội tệ 149,391 252,892 288,178 103,501 69.28 35,286 13.95
Ngoại tệ 4,253 5,547 5,363 1,294 30.43 -184 -3.32
b.Theo thời gian
Tiền gửi không kì hạn 34,028 72,161 52,770 38,133 112.06 -19,391 -26.87
Tiền gửi có kì hạn 119,616 186,278 240,771 66,662 55.73 54,493 29.25
-Dưới 12 tháng 87,861 131,049 156,406 43,188 49.15 25,357 19.35
-Trên 12 tháng 31,755 55,234 84,365 23,479 73.94 29,131 52.74
c.Theo đối tượng khách hàng
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 27,122 22,892 40,743 -4,230 -15.60 17,851 77.98
Tiền gửi kho bạc nhà nước 10,374 50,928 25,841 40,554 390.92 -25,087 -49.26
Tiền gửi các tổ chức tín dụng 387 391 28 4 1.03 -363 -92.84
Tiền gửi dân cư 115,761 184,228 226,929 68,467 59.15 42,701 23.18
Nhận xét:
Tổng vốn huy động có chiều hướng tăng qua 3 năm 2007, 2008, 2009. +Năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 104,795 triệu (68.21%).
+Năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 35,102 triệu ( 13.58%).
Có thể thấy mức tăng 2009/2008 thấp hơn 2008/2007, sở dĩ có sự sụt giảm này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế của hầu hết mọi thành phần kinh tế nói chung và người dân nói riêng, lúc này nhu cầu tiêu dùng là quá lớn trong khi nguồn thu nhập không tăng thêm bao nhiêu, người dân không còn dư giả nhiều để gửi tiền vào NH, các doanh nghiệp làm ăn thất bát tìm cách để quay vòng vốn thay vì gửi tiền vào NH như trước kia. Nhưng nhìn chung NH với uy tín đã được xây dựng từ lâu đã chiếm được lòng tin của khách hàng, vì thế dù khủng hoảng nhưng nguồn vốn huy động được vẫn tăng, đây là một tín hiệu đáng mừng.
-Xét về loại tiền, NH chủ yếu huy động từ nội tệ, nguồn nội tệ huy động được ngày một tăng qua các năm.
-Xét về thời gian, NH huy động vốn phần lớn từ tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn cũng có nhưng chiếm tỷ trọng không cao. Điều này là do nguồn huy động chủ yếu của NH là dân cư, mà đối tượng này do nhu cầu tiền biến động không ổn định nên họ thường gửi có kì hạn.
Trong phần tiền gửi có kì hạn thì tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ NH đã phải bỏ ra một khoản tương đối lớn để trả lãi cho khách hàng gửi tiền, điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của NH nếu công tác cho vay không được hoạch định tốt.
Xét về đối tượng khách hàng, dĩ nhiên huy động vốn từ dân cư là chủ yếu vì đây là NHNo, qua 3 năm nguồn vốn huy động được từ dân cư tăng trưởng khá nhanh, một tín hiệu tốt cho thấy mức sống người dân càng ngày
càng được cải thiện. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng ngày một tăng, tăng vượt bậc vào năm 2009(chiếm tỷ lệ 77.98% so với năm 2008), có thể thấy rằng mặc dù các nước khác bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, hàng loạt các NH, các doanh nghiệp trên thế giới bị phá sản nhưng ở Việt Nam đặc biệt là ở Diên Khánh, NH vẫn huy động vốn tương đối cao từ các tổ chức kinh tế, chứng tỏ các biện pháp hạn chế sự tác động của cuộc khủng hoảng đã được các cấp chính quyền tỉnh thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên tiền gửi kho bạc và tổ chức tín dụng lại giảm đi một cách nhanh chóng vào năm 2009(chiếm tỷ trọng lần lượt là 49.26% và 92.84% so với năm 2008) có lẽ đây không phải là đối tượng khách hàng tìm năng của NH nên sự sụt giảm này cũng không ảnh hưởng gì lớn đến nguồn vốn huy động của NH.
Bảng 2.3. Tình hình lợi nhuận và dư nợ trên vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn huy động 153,644 258,439 293,541
Dư nợ cho vay 189,739 195,789 230,857
Lợi nhuận 7,843 4,955 6,950
Lợi nhuận/vốn huy động(%) 5.10 1.92 2.37
Dư nợ/vốn huy động(%) 123.49 75.76 78.65
Như vậy, cứ 100 đồng vốn huy động được NH thu về. +Năm 2007 là 5.10 đồng lợi nhuận.
+Năm 2008 là 1.92 đồng lợi nhuận. +Năm 2009 là 2.37 đồng lợi nhuận.
Có thể thấy mức lợi nhuận thu về đã giảm đi qua các năm, đặc biệt năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2009 có sự gia tăng nhưng chỉ đạt khoản gần một nửa so với năm 2007.
Rõ ràng các năm qua NH huy động vốn có tăng thế nhưng đồng lợi nhuận thu về trên nguồn vốn huy động đó lại ngày một giảm đi, chứng tỏ chất lượng huy động vốn chưa tốt hay nói một cách chính xác hơn là chi phí cho hoạt động huy động vốn của NH càng về sâu càng có chiều hướng gia tăng, đây là dấu hiệu không tốt làm giảm lợi nhuận của NH, vì vậy NH cần có những biện pháp nhanh, hiệu quả để giải quyết tình trạng trên.
Chỉ tiêu dư nợ/ vốn huy động phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ này ngày một giảm đi thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH càng về sau càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) TH/KH Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) TH/KH Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) TH/KH Số TH % Số TH %
Doanh số cho vay 260,000 261,252 100.48 321,950 249,515 77.50 351,768 322,391 91.65 -11,737 -4.49 72,876 29.21
a. Theo thời gian
-Ngắn hạn 197,700 191,513 96.87 236,094 203,104 86.03 253,121 235,842 93.17 11,591 6.05 32,738 16.12 -Trung hạn 61,000 69,036 113.17 83,506 46,411 55.58 43,215 58,289 134.88 -22,625 -32.77 40,138 86.48 - Dài hạn 1,300 703 54.08 2,350 0 0.00 55,432 28,260 50.98 -703 -100.00 0 0.00 b. Theo thành phần kinh tế -Ngành nông lâm 45,000 51,633 114.74 73,950 60,615 81.97 101,251 93,892 92.73 8,982 17.40 33,277 54.90 -Ngành thủy sản 0 0 0 0 0 0 0.00
-Ngành công nghiệp, tiểu thủ CN 41,000 35,430 86.41 38,200 23,546 61.64 21,136 25,630 121.26 -11,884 -33.54 2,084 8.85
-Ngành GTVT, xây dựng 18,000 32,984 183.24 41,400 28,283 68.32 45,897 43,276 94.29 -4,701 -14.25 14,993 53.01
-Ngành thương mại, dịch vụ 111,200 107,193 96.40 125,100 116,305 92.97 140,569 130,570 92.89 9,112 8.50 14,265 12.27
-Tiêu dùng, cầm cố 32,000 31,993 99.98 40,700 16,576 40.73 42,903 29,023 67.65 -15,417 -48.19 12,447 75.09
-Khác 12,800 2,019 15.77 2,600 4,190 161.15 12 0 0.00 2,171 107.53 -4,190 -100.00
c.Theo thành phần kinh tế
-Doanh nghiệp nhà nước 0 0 0 0 0 0 0.00 0 0.00 0 0.00
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 138,000 120,462 87.29 156,550 120,434 76.93 155,368 146,237 94.12 -28 -0.02 25,803 21.43
-Hợp tác xã 0 0 0.00 0 0 0.00 2,513 1,295 51.53 0 0.00 1,295 0.00
-Hộ tư nhân, cá thể 122,000 140,790 115.40 165,400 129,081 78.04 193,887 174,859 90.19 -11,709 -8.32 45,778 35.46
Nhận xét:
So với năm 2007 thì năm 2008, 2009 doanh số cho vay của NH không vượt kế hoạch đề ra, điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
Nhìn chung, doanh số cho vay qua ba năm có sự biến động tăng giảm thất thường.
So với năm 2007, năm 2008 doanh số cho vay có sự sụt giảm đến 11,737 triệu đồng (4.49%)
So với năm 2009, năm 2008 doanh số cho vay cũng thấp hơn đáng kể 72,876 triệu đồng (29,21%)
Rõ ràng năm 2009 doanh số cho vay của NH tăng khá cao, trong khi nguồn huy động lại có hạn vì vậy mà NH phải huy động vốn với mức lãi suất khá cao để có vốn cho khách hàng vay, đẩy chi phí huy động vốn lên cao.
Xét theo thời gian:
NH chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn, cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp, điều này cũng dễ hiểu vì NH muốn sớm thu hồi nợ, thu hồi vốn nhanh nhằm hạn chế rủi ro, vả lại chủ yếu NH cho bà con nông dân vay để trồng trọt hoặc chăn nuôi nên thời gian cho vay thường ngắn, thêm nữa vì NH chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) nên nếu NH cho vay thời gian quá dài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho NH khi tiền cho vay chưa thu hồi được mà đã đến hạn trả tiền cho khách hàng gửi tiền.
Xét theo ngành kinh tế:
Nếu trước kia đối tượng chính của NH là dân cư thì bây giờ do nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển hóa mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO các ngành công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại mọc lên như nấm thì lúc này đối tượng cho vay của NH ngày càng nới rộng ra và thiên về những lĩnh vực phát triển mạnh.
Có thể thấy các năm qua NH cho vay chủ yếu là ngành thương mại dịch vụ, doanh số cho vay liên tuc tăng qua các năm, sự chuyển đổi đối tượng khách hàng của NH là tất yếu và hợp quy luật nếu muốn NH tiếp tục phát triển.
Kế đến là cho vay ngành nông lâm, các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ và tương đương nhau ở mức độ vừa phải, đặc biệt là ngành thủy sản NH không có khách hàng tìm năng, đây là một thiệt thòi to lớn vì Diên Khánh vốn gần thành phố Nha Trang – nổi tiếng với một bờ biển dài và đẹp nhưng hiện nay Diên Khánh chưa có một doanh nghiệp hoặc công ty chuyên về thủy sản có quy mô lớn, trong khi ở Nha Trang cách Diên Khánh không bao nhiêu cây số các NH kiếm lợi khá nhiều từ việc cho vay ở lĩnh vực này.
Xét theo thành phần kinh tế:
Trong bối cảnh hội nhập, NH luôn cố gắng thúc đẩy hoạt động cho vay của NH bằng cách lựa chọn khách hàng, đặc biệt là những đối tượng khách hàng làm ăn hiệu quả và hạn chế cho vay với những đối tượng làm ăn kém hiệu quả mà cụ thể là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã nhằm tránh tình trạng nợ ứ động ảnh hưởng đến lợi nhuận NH.
Với những đặc điểm riêng, NH chủ yếu cho hộ tư nhân, cá thể vay, tuy tỷ lệ cho vay có tăng qua các năm nhưng lại không vượt kế hoạch đề ra, ngân hàng cần chú tâm hơn trong công tác thẩm định, đánh giá để đưa ra những kế hoạch chính xác hơn, gần với thực tế hơn, tránh tình trạng sai lệch khá nhiều như vậy.
Đối tượng cho vay tiếp theo là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đó là những doanh nghiệp tự thân họ bỏ vốn và sản xuất kinh doanh nên họ luôn cố gắng để làm sao cho việc kinh doanh đạt hiệu quả nhất, vì vậy việc cho vay cũng phần nào giảm bớt được rủi ro.
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ và lợi nhuận trên vốn cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn cho vay 261,252 249,515 322,391
Dư nợ cho vay 189,739 195,789 230,857
Lợi nhuận 7,843 4,955 6,950
Lợi nhuận/ vốn cho vay 3.00% 1.99% 2.16%
Dư nợ/ vốn cho vay 72.63% 78.47% 71.61%
Có thể nhận thấy cũng như lợi nhuận/ vốn huy động thì lợi nhuận/ vốn cho vay cũng có khuynh hướng giảm rồi tăng nhẹ.
Năm 2007, cứ 100đ vốn cho vay thì thu được 3 đồng lợi nhuận, nhưng sang 2008 chỉ còn 1.99 đồng lợi nhuận và đến năm 2009 thì tăng nhẹ lên 2.16 đồng lợi nhuận. Rõ ràng công tác cho vay cũng đang gặp vấn đề và tìm ẩn rủi ro do công tác thẩm định tín dụng chưa thật hiệu quả.
Điều này có thể được giải thích qua tỷ lệ dư nợ/ vốn cho vay, có thể thấy tỷ lệ này đang ở mức cao và có khuynh hướng tăng qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt cho NH.
Năm 2007, cứ 100 đồng vốn cho vay thì khách hàng còn nợ NH 72.63 đồng, nhưng đến 2008 tăng lên 78.47 đồng và đến năm 2009 là 71.61 đồng.
Chứng tỏ trong những năm qua NH đã rất nổ lực trong công tác cho vay vốn, mở rộng mạng lưới cho vay sang nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thu hút khách hàng tìm năng về cho NH.
Bản chất của NH là đi vay để cho vay, vì thế để có tiền cho khách hàng vay NH phải ra sức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giải thích vì sao các năm qua tình hình huy động vốn và cho vay vốn của NH lại tăng nhanh và liên tục.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 189,739 195,789 230,857 6,050 3.19 35,068 17.91
a. Theo thời gian
-Ngắn hạn 102,215 109,942 128,987 7,727 7.56 19,045 17.32 -Trung dài hạn 87,524 85,847 101,870 -1,677 -1.92 16,023 18.66 b.Theo ngành kinh tế -Ngành nông lâm 50,910 55,787 72,513 4,877 9.58 16,726 29.98 -Ngành thủy sản 0 0 0 0 0.00 0 0.00 -Ngành CN, xây dựng, GTVT 45,078 45,539 56,704 461 1.02 11,165 24.52 -Ngành thương mại, dịch vụ 65,296 71,055 75,703 5,759 8.82 4,648 6.54 -Ngành tiêu dùng, cầm cố 26,358 22,365 25,937 -3,993 -15.15 3,572 15.97 -Khác 2,097 1,043 0 -1,054 -50.26 -1,043 -100.00 c.Theo thành phần kinh tế
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 69,453 66,470 79,596 -2,983 -4.29 13,126 19.75
-Hợp tác xã 321 326 182 5 1.56 -144 -44.17
-Hộ tư nhân cá thể 119,965 128,993 230,857 9,028 7.53 101,864 78.97
Nhận xét:
Tổng dư nợ qua 3 năm có chiều hướng tăng. +Năm 2008 tăng hơn 2007 là 6,050 triệu (3.19%). +Năm 2009 tăng hơn 2008 là 35,068 triệu (17.91%).
Tỷ lệ tăng 2009/2008 cao hơn 2008/2007chứng tỏ càng về sau công tác cho vay của NH càng được đẩy mạnh về quy mô, số lượng. Đây là dấu hiệu tốt cho NH.
Xét theo thời gian, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn, đơn giản là vì NH chủ yếu cho vay ngắn hạn, còn dư nợ cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm một phần tương đối nhưng nhìn chung cả hai đều có khuynh hướng tăng qua các năm.
Xét theo ngành kinh tế, tuy là một huyện thuần nông, tỷ lệ cho vay dân cư là cao nhất nhưng dư nợ cho vay cao nhất lại là ngành thương mại, dịch vụ, sau đó mới đến ngành nông lâm, rồi ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải. Nhìn tổng thể dư nợ cho vay các ngành đều tăng qua các năm, rõ ràng công tác cho vay của NH đang phát triển rất tốt.
Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay ở hộ tư nhân, cá thể là cao nhất và tăng liên tục qua 3 năm, sau đó là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã.
Tóm lại, có thể thấy dù xét theo khía cạnh nào thì xu hướng chung của dư nợ cho vay vẫn là tăng liên tục qua các năm, đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi lẽ, dư nợ là vốn mà NH đang cho vay, dư nợ càng tăng chứng tỏ số lượng cho vay của NH càng nhiều, số khách hàng vay vốn của NH ngày một tăng thêm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng các khoản vay này phải như thế nào để NH có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Bảng 2.7. Tình hình thu nợ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số thu nợ 237,828 100 258,163 100 298,174 100 20,335 8.55 40,011 15.50
a.Theo thời gian
-Ngắn hạn 169,330 71.20 208,874 80.91 256,453 86.01 39,544 23.35 47,579 22.78 -Trung dài hạn 68,498 28.80 49,289 19.09 41,721 13.99 -19,209 -28.04 -7,568 -15.35 b.Theo ngành kinh tế -Ngành nông lâm 50,910 21.41 55,787 21.61 72,513 24.32 4,877 9.58 16,726 29.98 -Ngành thủy sản 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 -Ngành CN, xây dựng, GTVT 45,078 18.95 45,539 17.64 56,704 19.02 461 1.02 11,165 24.52 -Ngành thương mại,dịch vụ 65,296 27.46 71,055 27.52 75,703 25.39 5,759 8.82 4,648 6.54 -Tiêu dùng, cầm cố 26,358 11.08 22,365 8.66 25,937 8.69 -3,993 -15.15 3,572 15.97