Mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ tại khách sạn Hải Âu (Trang 28 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2 Mô hình nghiên cứu trong nước

Mô hình của Lê Hữu Trang để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ khách sạn của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang đã sử dụng mô hình của Parasuraman et al.(1990) với 5 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ là phương tiện hữu hình, độ tin cậy, độ phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông. Ngoài ra, trong mô hình này ông còn đưa thêm vào một

yếu tố là sự tín nhiệm mà ông cho là nó có mối tương quan đáng kể với sự hài lòng của khách hàng.

Hà Thị Hớn Tươi (2008) đã thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ” đưa ra 6 nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ như sau: Khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, độ tin cậy, sự đồng cảm, phương tiện hữu hinh, tiếp cận thuận tiện.

Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn (2005) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ lắp đặt hồ nước uống tại thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp” sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ năm thành phần của Parasuraman và cộng sự để đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ lắp đặt hồ nước uống của thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm phần khẳng định các nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó cho rằng các thành phần chất lượng dịch vụ không ổn định, tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, đo lường các biến tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của việc đo lường, các ngành dịch vụ khác nhau có những đặc điểm khác nhau nên việc hiệu chỉnh một số khái niệm trong các khái niệm trong các thang đo cho phù hợp với từng ngành, từng thị trường nghiên cứu là cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ tại khách sạn Hải Âu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)