Tác hại của tham nhũng, thất thoát lãng phí trong ĐTXD

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 30 - 34)

Ở nƣớc ta, từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gọi tham nhũng là giặc nội xâm. Trong tác phẩm “Chống quan liêu, tham ô, lãng phí”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến; những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân. Nhƣ vậy có thể khái quát những mối nguy hại của tệ tham nhũng nói chung và tham nhũng, thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng ở một số điểm sau đây:

- Thất thoát, lãng phí gây thiệt hại rất lớn về tiền, tài sản của nhà nƣớc, tập thể và công dân. Hậu quả không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể hoặc của công dân bị xâm hại, biến thành tài sản riêng của ngƣời thực hiện hành vi mà nó còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nƣớc và chế độ. Thậm chí còn làm đất nƣớc tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học, công nghệ và làm thất thoát nguồn lực đầu tƣ từ NSNN hoặc vốn vay nƣớc ngoài, tiếp nhận những công nghệ lạc hậu… Chẳng hạn việc nhà nƣớc chủ trƣơng đầu tƣ cho một chƣơng trình kinh tế hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nhƣ đƣờng, cầu cống, sân bay, bến càng, đê điều, các nguồn vốn đó bị tham nhũng thông qua công tác tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình làm cho chi phí đầu tƣ các dự án, công trình tăng lên, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án, công trình, làm giảm chất lƣợng công trình; Hậu quả đã có không ít công trình chƣa làm xong hoặc vừa đƣa vào sử dụng đã bị sự cố, sụp đổ hoặc chất lƣợng kém, xuống cấp nhanh chóng, không sử dụng đƣợc, gây lãng phí lớn cho ngân sách.

- Thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB ảnh hƣởng đến các nguồn lực của đất nƣớc cũng nhƣ đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam:

Tại một đất nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, có nhiều yếu tố khiến khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế không phát huy hết mức. Đó có thể là do nguồn nhân lực chất lƣợng thấp, hạn chế của chính sách, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp… nhƣng có một yếu tố khác làm ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế đó là thất thoát, lãng phí. Tăng trƣởng tạo ra của cải, thất thoát, lãng phí phân phối bất bình đẳng khối của cải đó và đáng lẽ nguồn lợi sẽ đƣợc đem đầu tƣ phát triển thì nó lại rơi vào túi của một số ngƣời có chức, có quyền. Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng đã gây ảnh hƣởng xấu đến tính hấp dẫn đối với đầu tƣ nƣớc ngoài và gây nghi hại cho các nhà

tài trợ quốc tế. Ví dụ nhƣ vụ việc tiêu cực, tham nhũng tại Ban quản lý dự án 18 (PMU 18) - Bộ Giao thông vận tải, vụ hối lộ Dự án Đại lộ Đông - Tây và môi trƣờng nƣớc thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình, có thể thấy một nguồn lực đáng ra sẽ đƣợc đầu tƣ cho phát triển, đã rơi vào túi một số ngƣời, làm giảm sự tin tƣởng của các nhà đầu tƣ vào Việt Nam.

Sai phạm trong quy hoạch đầu tƣ dẫn đến những tổn thất lớn, quy hoạch sai còn tạo điều kiện cho lãng phí và gây tổn thất rất dài hạn. Nhƣ hàng loạt nhà máy đƣờng có quy hoạch sai, khiến nông dân điêu đứng, ảnh hƣởng nặng nề của nó không chỉ ở số tiền bị mất từ dự án đầu tƣ sai đó mà còn ảnh hƣởng lâu dài. Quy hoạch sai có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân do nôn nóng phát triển, có nguyên nhân do năng lực kém nhƣng có một nguyên nhân là do tiêu cực “chia phần dự án”. Thiệt hại do sai phạm này là rất lớn vì nó làm giảm nội lực quốc gia.

Tham nhũng đang kéo tụt tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam: nếu không có tiêu cực, tham nhũng dẫn đến thất thoát, lãng phí một lƣợng lớn tiền, tài sản của cải xã hội sẽ bổ sung tốt cho phát triên.. Nó sẽ giúp những chính sách dân sinh phát huy tối đa tác dụng, tạo cơ hội phát triển cho một doanh nghiệp, một vùng hay cả một ngành. Mà ở các nƣớc sự lớn mạnh của một tập đoàn, một ngành có tác dụng rất lớn, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Vấn đề này đã đƣợc nguyên Thủ tƣớng Phan Văn Khải nói tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch và ngân sách năm 2005 nhƣ sau: “lẽ ra tăng trƣởng kinh tế GDP năm 2004 tăng không chỉ là 7,7% và năm 2005 tăng trƣởng hoàn toàn có thể đạt trên 8,5%, nếu bộ máy hành chính không yếu kém, trì trệ và tiêu cực” và Quốc hội nhận định nếu ƣớc tính tiêu cực, tham nhũng, thất thoát và lãng phí tới 20% - 30% vốn đầu tƣ XDCB thì tốc độ tăng trƣởng GDP ở Việt Nam đã bị giảm tử 4-5%.

- Thất thoát lãng phí trong đầu tƣ XDCB làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc: đội ngũ cán bộ công chức là xƣơng sống của bộ máy nhà nƣớc, là yếu tố quan trọng quyết định trong việc thực hiện thắng lợi mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Thế nhƣng trong những năm qua, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và tiến hành đổi mới, một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã bị đồng tiền và những lợi ích cám dỗ. Nhiều ngƣời đã không còn giữ đƣợc đạo đức lý tƣởng cách mạng, bị cám dỗ bởi những đòi hỏi vật chất tầm thƣờng, nghiêm trọng hơn còn có cả sự cấu kết móc ngoặc, thông đồng với nhau.

- Thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB làm giảm niềm tin của nhân dân với nhà nƣớc: trƣớc tình trạng thất thoát lãng phí khiến ngƣời dân mất lòng tin, có phản ứng đối với chính quyền cở sở. Tình trạng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tình trạng những đoàn ngƣời khiếu tố đông ngƣời kéo lên Trung ƣơng trong những năm qua gần đây chính là sự thể hiện rõ nét nhất sự mất lòng tin của quần chúng vào bộ máy nhà nƣớc và cán bộ, công chức nhà nƣớc.

- Tác hại thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản là một trở lực lớn đối với sự nghiệp đổi mới, là một trở lực không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thất thoát, lãng phí đã biến sự thông thoáng, cởi mở của cơ chế, chính sách thành sự ban ơn, vụ lợi của một số ngƣời. Ngƣợc lại, thất thoát lãng phí làm cho sự tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giám sát và các biện pháp khác để đảm bảo tăng cƣờng pháp chế, kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý nhà nƣớc bị lợi dụng, đòi hối lộ của những kẻ tham nhũng, gây thất thoát lãng phí trong đầu tƣ XDCB. Tình trạng này làm ảnh hƣởng đến môi

mặc dù Việt Nam đƣợc coi là quốc gia ổn định về chính trị và an toàn về xã hội. Với những hậu quả của nạn tham nhũng, thất thoát lãng phí trong đầu tƣ XDCB và việc kiểm soát tốt đƣợc vấn nạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích. Do đó vai trò đặt ra đối với các cơ quan kiểm tra, kiểm soát trong phòng, chống tham nhũng, thất thoát lãng phí là rất quan trọng và cần thiết trong đó có Kiểm toán Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 30 - 34)