Nguyên nhân thất thoát lãng phí trong ĐTXD

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 28 - 30)

- Đầu tƣ xây dựng không phù hợp về địa điểm, thời điểm đầu tƣ: Điều này đƣợc thể hiện rõ trong các dự án do không nghiên cứu, điều tra, khảo sát kỹ các điều kiện về môi trƣờng, tập quán, thị trƣờng, vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, xác định trung tâm văn hoá kinh tế - xã hội... nên công trình dự án sau khi đầu tƣ xong không sử dụng đƣợc, hoặc sử dụng không hết công suất. Hoặc tuy có khai thác sử dụng nhƣng sản phẩm không tiêu thụ đƣợc vì chi phí đầu tƣ XDCB lớn do thời gian thi công kéo dài, thiếu đồng bộ.

- Quy mô đầu tƣ không phù hợp với yêu cầu sử dụng: Quy mô lớn hơn nhu cầu sử dụng nên lãng phí đầu tƣ, thời gian hao mòn vô hình lớn, nhất là trong điều kiện tốc độ khoa học kỹ thuật phát triền nhanh, việc hao mòn vô hình gây lãng phí càng lớn. Hoặc quy mô nhỏ hơn nhu cầu sử dụng nên phải bổ sung, điều chỉnh, phá vỡ sự tổng thể dẫn đến đầu tƣ chắp vá, suất đầu tƣ sau khi điều chỉnh sẽ cao hơn suất đầu tƣ ban đầu.

- Công trình không phù hợp giữa nội dung và hình thức: Hình thức tốt nhƣng nội dung nhƣ công năng sử dụng, chất lƣợng nội thất, công nghệ thiết bị... không phù hợp, gây lãng phí đầu tƣ cho hình thức và ngƣợc lại.

- Công trình không đảm bảo cảnh quan, môi trƣờng: Đầu tƣ xây dựng không đảm bảo cảnh quan đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên cần bảo tồn, phát

triển và các chi phí đầu tƣ cũng lãng phí nhƣ thiết kế phải phù hợp với cảnh quan nên nhiều hạng mục buộc chi tiết phần kiến trúc có thể sẽ phức tạp hơn làm tăng chi phí nhân công, tăng chi phí vật tƣ, thiết bị. Đầu tƣ không chú ý tới môi trƣờng xung quanh, làm ô nhiễm môi trƣờng và đƣơng nhiên phải đầu tƣ bổ sung để xử lý môi trƣờng đã làm tăng chi phí xây dựng gây lãng phí.

- Bố trí vốn dàn trải, không kịp thời tạo nên sự lãng phí do kéo dài thời gian xây dựng, không kịp thời đƣa vào khai thác sử dụng.

- Mua sắm thiết bị công nghệ lạc hậu, giá cả không phù hợp.

- Công trình không đảm bảo chất lƣợng, quy phạm, quy chuẩn do bớt khối lƣợng, hoặc kê khống khối lƣợng để thanh toán; thi công không tuân thủ đúng thiết kế đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt, thi công vƣợt tiến độ và quyết toán không đúng dự toán hoặc giá trúng thầu đƣợc duyệt. Đây là dạng lãng phí, thất thoát phổ biến.

- Thiết kế vƣợt quá yêu cầu so với tiêu chuẩn và quy chuẩn hoặc sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền trong khâu trang trí nội, ngoại thất, hoặc thiết kế dựa trên kết quả khảo sát sơ sài, dẫn đến thiết kế sai, phải bổ sung trong quá trình thực hiện...

- Không tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của nhà nƣớc về đầu thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế sai quy định….

- Việc kiểm tra, giám sát và quyết toán công trình không tuân thủ theo quy định về quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng.

- Thời gian thi công kéo dài do những nguyên nhân chủ quan nhƣ thiếu vốn, đền bù giải phóng mặt bằng chậm, phải thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tƣ,...

Hình 1.1: Nguyên nhân thất thoát lãng phí

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Một phần của tài liệu Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách, phân tích dưới góc độ kiểm toán nhà nước (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)